Tuesday 31 January 2012

Bi quyet tao tam ly thoai mai cho teen trong ki thi cuoi ki

du lich do son | may tinh xach tay | may chieu |

Mùa thi đang cận kề, nhiều teen đang chạy nước rút,... với hi vọng đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, đợt thi học kì này là ngay dịp Noel và Tết tây. Vì thế, nhiều teen bị xao nhãng, gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình ôn tập.

Thanh Thuỷ (lớp 11, THPT Ngô Tất Tố) chia sẻ: "Trường mình chuẩn bị thi học kì. Mục tiêu của mình đặt ra là điểm trung bình cả năm phải trên 8 phẩy. Mình sẽ cố gắng trong kì thi tới. Thế nhưng, dạo này mới mình cứ "lao xao" chuyện liên hoan, vui chơi vào dịp Noel khiến mình cũng bị phân tâm không ít. Thay vì ngồi học bài thì mình lại nghĩ tới những kế hoạch đó". Bí quyết tạo tâm lý thoải mái cho teen trong kì thi cuối kì

Để đạt được kết quả cao trong kì thi cuối kì này, đồng thời xua tan được những "cám dỗ" của Noel, Tết tây sắp tới để tập trung ôn luyện, teen cần phải có một thời gian biểu hợp lý sao cho vừa đảm bảo kế hoạch ôn tập vừa giữ gìn sức khoẻ để bước vào phòng thi với phong độ tốt nhất.

Nhiều teen có tâm lý học nhồi nhét, cố cho xong bằng cách thức đêm học bài hay cắt thời gian nghỉ ngơi, vui chơi để học. Tuy nhiên, bên ngoài có vẻ như cách học này giúp bạn thu nạp được rất nhiều kiến thức nhưng thực chất bạn lại rất khó nhớ và tiếp thu những kiến thức ấy bởi não bị nhồi nhét nhiều quá dẫn tới tình trạng quá tải, khó nhớ, dễ quên.

Bí quyết tạo tâm lý thoải mái cho teen trong kì thi cuối kì

Nghỉ ngơi hợp lý

Do vậy, một kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý giữa học và chơi là vô cùng cần thiết. Bạn cần sắp xếp thời gian học và thời gian thư giãn xen kẽ. Stress mùa thi là hiện tượng phổ biến với rất nhiều teen. Do đó, nghỉ ngơi sẽ giúp bạn giải toả được sự căng thẳng, bức bối. Teen không nhất thiết phải nghỉ cả nửa ngày hay một vài tiếng cố định mà có thể giải lao ngay sau khi học xong một bài, một chương hay một môn nào đó. Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc nghỉ ngơi được thực hiện bằng cách vận động như dành ít phút nghe nhạc, đi dạo, chơi thể thao hay chợp mắt một vài phút sẽ đem lại sự tỉnh táo hơn so với thuần tuý nằm nghỉ.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống trong dịp thi cử này cũng rất quan trọng. Nhiều teen xem nhẹ nó vì cho rằng một vài ngày không theo lịch sinh hoạt thì cũng không sao. Thế nhưng, việc đủ sức để bước vào kì thi với trí tuệ minh mẫn lại phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Mặc dù việc học không tiêu hoá quá nhiều năng lượng. Y học lao động xếp chế độ học tập, làm việc của học sinh, sinh viên thuộc loại hình lao động có mức tiêu hao năng lượng tương tự lao động thể lực vừa, nhưng tại những thời điểm ôn luyện và thi cử do tính chất khẩn trương, căng thẳng thì cần phải đáp ứng được nhu cầu của cơ thể bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và không được bỏ bữa. Người xưa có câu "Có thực mới vực được đạo". Vậy thì tại sao teen lại không ăn uống đầy đủ để có sức chiến đấu với những bài thi cam go phía trước nhỉ.

Bí quyết tạo tâm lý thoải mái cho teen trong kì thi cuối kì

Tránh xa các chất kích thích

Việc học không phải lúc nào cũng diễn ra trong tâm lý hứng khởi. Vừa học vừa uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ khiến hiệu quả thu lại không nhiều. Do đó, nhiều bạn xem cafe như bạn đồng hành trong kì thi với hi vọng sẽ tỉnh táo và có nhiều thời gian học hơn. Tuy nhiên, uống cà phê lại chính là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác bồn chồn, phấn khích và khó thể tập trung hơn trong quá trình suy nghĩ. Chính vì thế, để học ôn thi hiệu quả nên tránh xa cafe. Một cốc nước trái cây không những giúp bạn tỉnh táo hơn mà còn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể.

Ngủ đủ là vô cùng quan trọng

Một giấc ngủ đủ sẽ giúp teen tỉnh táo hơn rất nhiều, tránh được cảm giác buồn ngủ khi động vào sách vở. Nhiều teen thức đêm để học rất có hại cho sức khoẻ vì đồng hồ sinh học bị thay đổi, cơ thể sẽ bị rối loạn, gây cảm giác uể oải, mệt mỏi. Ngủ đủ cũng là một biện pháp hiệu quả giải quyết stress mùa thi.

Bí quyết tạo tâm lý thoải mái cho teen trong kì thi cuối kì

Tạo niềm vui trong học tập

Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu về điểm số, thành tích, sợ bố mẹ và thầy cô trách mắng nếu bị điểm kém,… Đặc biệt là, dịp cuối năm này teen dễ bị xao nhãng vào các kế hoạch vui chơi Noel, Tết tây,… Thay vì bị ảnh hưởng xấu từ nó thì teen nên biến nó thành động lực học và thi thật tốt. Vì khi thi tốt, teen sẽ có được tâm lý thoải mái vui chơi.

Những yếu tố trên, teen nên lưu ý và khắc phục nếu cần để hạn chế stress mùa thi, tạo được tâm lý thoải mái trong kì thi cuối kì dịp Noel và cận Tết.

Theo tintuc.xalo.vn

Can quan tam cach xung ho cua tre

auslogic disk defrag | cheat engine 6.1 | download net cut |

Một lần theo con vào tận lớp học để tiện trao đổi chuyện học hành với giáo viên chủ nhiệm, trong lúc đợi chờ, tôi nghe trẻ xưng hô với nhau thật loạn xạ, chợt giật mình về ngôn ngữ của trẻ bây giờ.
Các đại từ nhân xưng thường gặp như ông, bà, cha, mẹ, con cái… được trẻ vận dụng một cách vô tư, như thể chuyện đó quá đỗi bình thường. Chẳng hạn như "trả đồ chơi lại cho con đi ba","thôi đi bố/mẹ", "các ông, các bà nghe con nói đây"…
Từ lúc có mặt ở lớp học đến lúc ra về, tôi hình như không nghe tiếng xưng tôi-bạn như cách gọi truyền thống, một cách tôn trọng và lịch sự. Thậm chí, tôi muốn được nghe từ mày-tao để tự an ủi mình rằng, đó là cách gọi thân thiết giữa bạn bè cùng giới, nhưng tôi hoàn toàn không có cơ hội. Nghe các bé vô tư xưng hô với nhau mà… lạnh cả xương sống! Con gái tôi ở nhà rất lễ phép, ngoan ngoãn, bé xưng hô với các bạn lối xóm rất đúng mực. Với các anh chị lớn, bé xưng em, gọi anh/chị, đồng trang lứa thì gọi bạn xưng tôi, với các em nhỏ thì gọi bằng em.
Từ chỗ hoàn toàn yên tâm về con, hôm nay tôi thật sự thất vọng khi chính tai nghe con gái mình quay xuống bàn dưới nói với một bạn trai "cho tôi mượn cục gôm đi ông nội!". Nói xong, con bé giật mình khi nhớ đến sự có mặt của mẹ. Có vẻ như muốn thanh minh rằng không xưng hô kiểu như thế là không hòa đồng, không sành điệu! Tôi ra về mà lòng ngập tràn lo âu về lối xưng gọi của trẻ.
Xưng hô cũng là cách thể hiện văn hóa giao tiếp. Vì thế, ngay từ nhỏ, trẻ phải được thầy cô, bố mẹ giúp xác định đúng mối quan hệ để trẻ có cách xưng hô phù hợp. Ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú, thầy cô cần giúp trẻ xác định rõ nghĩa của câu, từ; chúng được sử dụng trong những trường hợp nào là hợp lý và lịch sự, vừa có thể phát huy ý nghĩa của câu, từ một cách tối ưu nhất. Rõ ràng, trong trường hợp trên, các bé đã dùng lối xưng hô không phù hợp, dù chỉ là cách xưng hô cho… vui. Bạn bè là bạn bè, làm sao có thể chuyển đổi mối quan hệ, chuyển đổi tình cảm từ bạn sang ông/bà nội, sang cha/mẹ được, điều đó còn gây một sự hiểu lầm tai hại.
Thói quen xấu trong cách xưng hô của trẻ cần được uốn nắn kịp thời. Đừng nghĩ rằng lối xưng hô vô thức ấy sẽ được loại bỏ khi trẻ lớn dần. Đối với những trẻ quá "lậm", phụ huynh và thầy cô cần có sự kiên trì để giúp trẻ hiểu xưng hô như thế là không nên. Còn với những trẻ mới bắt đầu tập tành sử dụng như con gái tôi, cũng thật nguy hiểm nếu như không được chặn đứng thói quen ấy. Khi các bé đối thoại với nhau bằng lối xưng hô bừa bãi quen miệng ở lớp, về nhà bé có thể áp dụng với bạn bè, người thân là điều khó tránh khỏi.
Buổi chiều đón con đi học về, tôi hỏi tại sao con lại có thể sử dụng cách xưng hô như thế với chúng bạn, con gái tôi thẹn thùng đáp "bạn bè ai cũng nói như thế cả, con thấy vui nên chỉ nói với các bạn ở trường thôi". Bé nghĩ rằng, chỉ nói ở lớp, nói cho vui, chắc là không sao. Bé hoàn toàn chưa hiểu việc "gieo thói quen, gặt nhân cách". Dạng ngôn ngữ "rác" ấy, sử dụng như một thói quen, sẽ gặm nhấm dần nhân cách trẻ.
Theo PNO
Theo giaoduc.edu.vn

Monday 30 January 2012

Vui oi la vui buoi hoc dau nam

cách làm kim chi cải thảo | may tinh xach tay | may chieu |

Thầy cô thì thoải mái, học trò háo hức mừng tuổi nhau, tám rôm rả chuyện Tết - bảo sao tiết học đầu năm không vui vẻ.
Những chuyện 'tám đổ bàn ghế' đầu năm học

Hôm nay (30/1), buổi học đầu tiên của năm mới Nhâm Thìn bắt đầu. Ngày học đầu tiên của năm mới bao giờ cũng tuyệt vời nhất, vui vẻ nhất, được mong đợi nhất với teen chúng mình. Chẳng thế mà dù phải chui ra khỏi chiếc chăn ấm áp sớm hơn, nhưng bạn nào cũng rạng rỡ nụ cười trên môi. Gặp lại bạn bè, thầy cô, ai cũng "tay bắt mặt mừng", ôm chầm lấy nhau, lì xì, hỏi thăm đủ thứ chuyện. Nghỉ lễ có 9 ngày mà có bạn cảm giác cứ như đã xa nhau cả năm dài đằng đẵng ấy.

Mới xa nhau 9 ngày nhưng gặp lại bạn trong ngày học đầu tiên của năm mới, ai cũng tay bắt mặt mừng, vui đáo để.

Ngày học đầu tiên bắt đầu bằng tiết chào cờ, sinh hoạt lớp. Các bạn ở THCS Hoàn Kiếm , Hà Nội đã được nhận lời hỏi thăm, chúc Tết từ cô Hiệu trưởng. Sau đó là thời gian để cô chủ nhiệm cùng các học trò mừng năm mới nhau.

Tại THPT Chuyên Ngoại Ngữ , Hà Nội không khí Tết vẫn ngập tràn khi những câu đối, bánh trưng, thiệp đỏ... được các bạn trang trí khắp trường từ trong Tết giờ vẫn rực rỡ. Một số lớp bắt đầu buổi học năm mới theo kiểu "ấm cúng" như lì xì và hỏi thăm nhau. Thay bằng việc "phát vốn" như thông thường, các bạn ấy đã nghĩ ra các trò như đố vui tặng quà năm mới.

"Chúng tớ bắt đầu ngày học đầu tiên bằng buổi sinh hoạt lớp cực kỳ vui vẻ. Chúng tớ dán những bao lì xì lên trên bảng rồi tổ chức chơi trò chơi, ai thắng sẽ được nhận quà lì xì. Không chỉ thế, cô chủ nhiệm hôm nay cũng đi "phát vốn" cho cả lớp nữa. Được chơi Tết đã vui nhưng đi học lại như thế này còn vui hơn nữa", Hồng Anh, lớp 11, THPT Chuyên Ngữ hớn hở nói.

Lì xì và hỏi thăm, kể cho nhau nghe những chuyện thú vị trong dịp Tết là những điều không thể thiếu trong ngày học đầu tiên này.

"Thay bằng tiền, chúng tớ đã tặng nhau những tấm thiệp xinh xắn cùng lời chúc năm mới an lành. Tuy vẫn muốn chơi nhưng đi học trong không khí Tết ngập tràn thế này cũng thật thú vị", Thục Anh, lớp 11E chia sẻ.

Teens trường Hà Nội Amsterdam cũng vui không kém trong buổi học đầu tiên này. "Tớ đã rất háo hức cho ngày học đầu tiên này vì nghỉ lâu cũng nhớ trường, nhớ bạn lắm. Lúc đến lớp thì... vui khỏi nói. Đứa này, đứa kia ai cũng mừng tuổi, "tám" với nhau hết cả tiết đầu. Thầy cô giáo thì xởi lởi. Mình mong 5 tiết học hôm nay sẽ thay 5 thầy cô khác nhau để được nhận lì xì", Tuấn Anh, lớp 12 Lý hóm hỉnh.

"Ngoài chuyện mừng tuổi, hỏi thăm nhau xem Tết có gì thú vị, thu hoạch được bao nhiêu lì xì thì đám con trai còn túm năm, tụm bảy háo hức kể về trận bóng hôm qua, nhóm con gái thì buôn chuyện bếp núc, thử sức với món này, món nọ... Cảm giác rất thân thương, gần gũi và ấm áp", Vi, lớp 12 Pháp nói.

Chúng tớ đã khởi đầu năm học mới bằng ngày học thật thú vị.

Mừng vì được "buôn", được lì xì nhau, buổi học đầu tiên còn khiến teens khoái bởi thấy cô rất "thoáng" trong chuyện bài vở. Năm mới nên các thầy cô cũng bao dung, không lỡ xuống tay cho học trò điểm thấp nếu gặp "ca" không học thuộc/ làm bài ở nhà.

"Tớ ấn tượng nhất với ngày đầu năm học là sự dịu dàng của các thầy cô đấy. Lớp có ồn một chút thì các thầy cũng chỉ nhắc nhở nhẹ thôi. Còn bạn nào không học bài thì các thầy cô cũng... cho nợ", Hoài Linh, lớp 7, THCS Hoàn Kiếm (Hà Nội) thích thú.

Sau thời gian vui chơi thả ga, đoàn tụ ấm áp bên gia đình, teens trở về trường trong ngày học đầu tiên đầy ắp hứng khởi. Chúc các bạn lúc nào cũng vui và nhận được nhiều quà như ngày đi học đầu năm mới này nhé.

Ảnh: Ngày học đầu năm của teen THPT Chuyên Ngữ, Hà Nội

Trang Chóe

Tweet
lì xì năm mới , thầy và trò , Buổi học đầu năm

Theo www.baomoi.com

Nganh truyen thong, bao chi giam manh tuyen dung

download speedbit video accelerator | gia lap desmume | mon ngon de lam |

VietnamWorks (nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam) cho biết nhu cầu nhân lực trực tuyến trong tháng 11 giảm mạnh (13,7%).

Mức giảm nhiều nhất ở các ngành: chứng khoán (giảm 47%), kho vận (giảm 43%), truyền hình - truyền thông - báo chí (giảm 42%). VietnamWorks đánh giá đây là tháng thứ ba liên tiếp nhu cầu tuyển dụng trực tuyến ngành truyền hình - truyền thông - báo chí bị giảm mạnh và tháng 11 là tháng thấp nhất từ đầu năm đến nay.

P.ĐIỀN (PL)

Theo giaoduc.edu.vn

Sunday 29 January 2012

Keo dai thoi gian hoc tieng Viet doi voi luu hoc sinh

muaban24 lua dao | cong ty seo | tải office 2003 |

(GDVN) - Đó là kiến nghị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận  trong Hội nghị đánh giá chương trình  Hợp tác GD với Lào được tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Theo đánh gía chung về chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa hai nước kể từ năm 1992, Việt Nam luôn dành khoảng gần 50% tổng số vốn  viện trợ  không hoàn lại cho Lào để phục vụ cho công tác đào tạo.

Hội nghị Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Lào sáng nay tại Hà Nội. Ảnh Xuân Trung

Từ năm 2005, hai Chính phủ đã thống nhất chủ trương mở rộng hợp tác với nội dung: "Hợp tác đào tạo bằng nhiều kênh, nhiều hình thức, coi trọng hợp tác đào tạo giữa các địa phương, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm xây dựng nền tảng mới cho sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu hợp tác và phát triển kinh tế mỗi nước".

Tính tới cuối tháng 11/2011, số lưu học sinh Lào (LHS) hiện đang học tập ở Việt Nam là hơn 5.000 người, trong đó có hơn 2.000 thuộc diện được học bổng của hai Chính phủ, còn lại là diện tự túc, học bổng trao đổi giữa các địa phương, học bổng các dự án…

Bộ GD&DDT cũng đánh giá, hiện có 23 giáo viên đang giảng dạy tiếng Việt và các môn khoa học tự nhiên tại 10 trường  của Lào (6 trường do Việt Nam giúp đỡ xây dựng và 4 trường Việt kiều).

Công tác đào tạo LHS Việt Nam tại Lào, theo báo cáo hiện có 495 người, trong đó diện Hiệp định là 182, diện kết nghĩa giữa các địa phương và các Bộ ngành 187 người, còn lại là tự túc và các doanh nghiệp hỗ trợ theo Đề án 165.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao kỷ niệm chương cho Đai sứ quán Lào tại Việt Nam. Ảnh Xuân Trung

Theo Bộ GD&ĐT, nhằm nâng cao chất lượng của Đề án hợp tác trong giáo dục của hai nước Việt Nam – Lào, từ năm học 2015-2016 sẽ thực hiện thí điểm giảng dạy song ngữ 4 môn cơ bản Toán, Lý, Hóa, Tin học (hoặc Sinh học) tại 3 cơ sở ở Viêng Chăn. Cũng để nâng cao trình độ tiếng Việt của LHS Lào sang theo học tại Việt Nam, từ năm học 2012-2013 tất cả LHS (diện Hiệp định và ngoài Hiệp định) đều  phải có chứng chỉ tiếng Việt trình độ cơ bản được kiểm định do Khoa tiếng Việt (Trường ĐH QG Lào cung câp) sau khi đào tạo từ 4-12 tháng.

Ý kiến chỉ đạo Hội nghị trong sáng  nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, trong những năm qua chương trình hợp tác giáo dục giữa hai nước đã tăng về  quy mô, cơ cấu ngành được mở rộng, nguồn tuyển phong phú. Tuy nhiên, LHS của Việt Nam sang học tại Lào chưa nhiều nhưng con số cũng tăng đáng kể so với những năm trước đó.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá cao một số trường đại học ở Việt Nam đã phối hợp với nước bạn Lào mở các lớp đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ: "Chỉ tiêu số lượng đã  rõ nhưng chất lượng đào tạo chưa được tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Chất lượng đào tạo có nhiều vấn đề, có thể có nhiều nguyên nhân như: Chất lượng đầu vào giảm, vướng mắc từ hai phía về ngôn ngữ và văn hóa" Bộ trưởng Luận cho biết.

Rút kinh nghiệm và bài học từ những  năm trước, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đề nghị, cần nghiên cứu lại cơ chế chính sách, nếu cần có thể kéo dài thời gian học tiếng Việt, không nhất thiết chỉ đào tạo 1 năm như hiện nay.

Đối với LHS Lào sang du học tại Việt Nam phải thuần thục tiếng Việt để học. "Đối với các trường đại học có nhiều LHS Lào theo học, cần nghiên cứu thành lập các khoa dự bị, khoa này không chỉ cho LHS Lào mà còn phục vụ cho học sinh dân tộc ở Việt Nam. Trong đào tạo, các trường nên quan tâm tới chất lượng, vấn đề này phải có cán bộ chuyên trách mới chuyển biến được." Bộ trưởng nhấn mạnh.
Xuân Trung
Theo giaoduc.net.vn

Ky thi chon HSG quoc gia THPT nam 2012 De thi theo chuong trinh giao duc THPT hien hanh

pham ly huong | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết |

Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm 2012 được thực hiện theo quy chế thi chọn HSG cấp quốc gia, do đó Bộ GD-ĐT lưu ý các đơn vị dự thi phải đảm bảo kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế. Nội dung thitheo chương trình giáo dục THPT hiện hành và chương trình chuyên sâu các môn chuyên bậc THPT.
Thực hiện Quy chế 56, từ năm 2012, cùng với việc thực hiện hình thức thi viết và thi lập trình trên máy vi tính, Bộ GD-ĐT sẽ từng bước triển khai thực hiện hình thức thi nói đối với các môn ngoại ngữ và hình thức thi thực hành đối với các môn lý, hóa, sinh. Bước đầu, trong kỳ thi HSG năm 2012, các môn ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh; đối với các môn lý, hóa, sinh sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi. Theo lịch của bộ: ngày 11-1-2012 tổ chức thi viết các môn toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung và thi lập trình trên máy vi tính cho môn tin học; ngày 12-1-2012 tổ chức thi viết các môn toán, lý, hóa, sinh và thi nói  tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung.
T.B
Theo giaoduc.edu.vn

Saturday 28 January 2012

Tet o gia dinh nhieu giao su, tien si nhat Viet Nam

man hinh lcd | loa | may nghe nhac |

(VTC News)- Một năm bận rộn với vô số công việc, dịp Tết có lẽ là thời điểm gia đình GS Nguyễn Lân Dũng sum họp đầy đủ. Hãy nghe GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ câu chuyện về ngày Tết ở gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam.



» GS Nguyễn Lân Dũng và câu chuyện cái roi
» GS Nguyễn Lân Dũng: Coi thường pháp luật là nguy hiểm

Nhiều năm gia đình tôi làm xong các nghĩa vụ với hai bên nội ngoại thì sau đó cả nhà xuất ngoại thăm một nước lân cận, vì chỉ vào dịp ấy các cháu mới được nghỉ việc. Năm nay thì chúng tôi chỉ ở nhà.

Trước Tết chúng tôi đi tảo mộ bố mẹ, ông bà hai bên nội ngoại. Tối 30, chúng tôi rủ nhau xuống thắp hương cho ông bà nội các cháu. Thường thì gia đình con trai tôi sau khi đi giao thừa thì về xông nhà cho chúng tôi.

Tết ở gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam
GS Nguyễn Lân Dũng

Sáng mồng 1, chúng tôi vui xuân bên nhà ngoại với nghi thức từng người "báo công" trước bàn thờ bố mẹ, ông bà, sau đó "lì xì" cho nhau và đi thăm họ hàng bên ngoại. Trưa mồng 2 tập trung bên nội (đến gần 50 con cháu, chắt của cụ Lân) và ăn chung với nhau một bữa đầu Xuân rồi kéo nhau sang sân trường học gần đấy để chụp ảnh chung. Năm nào cũng như vậy để tránh đi đến từng nhà nhau mà có khi không gặp được ai cả.

Về việc chuẩn bị, Tết đến, tôi không bao giờ phải mua hoa vì năm nào cũng được bà con ở Nhật Tân mang đến tặng. Tôi chỉ hỗ trợ bà con về kiến thức và bây giờ họ đã ghép được đào, mai lên những cây khác loài (đào rừng, mai rừng) để tạo nên những dáng cây rất đẹp và có giá trị kinh tế cao.

Tết ở gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam
Gia đình GS Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh kỷ niệm với cố GS Nguyễn Lân

Trong ngày Tết cổ truyền, bên ngoại (gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên) có truyền thống từng người tự báo cáo trước bàn thờ tự bạch công việc trong năm qua và lì xì cho các thành viên khác dựa trên thành quả thu nhập khác nhau của mỗi người.

Bên nội (gia đình GS Nguyễn Lân) thì vì quá đông con cháu nên chỉ ăn uống vui vẻ và nói toàn chuyện đáng để cười mà thôi. Mấy anh em chúng tôi trong năm vẫn thường có nhiều dịp gặp nhau, có khi chỉ là rủ đến một nơi để cùng ăn sáng với nhau mà thôi.

Tôi cho rằng, Tết Nguyên Đán vẫn thiêng liêng lắm với người dân Việt. Chúng ta cần tôn trọng mọi nghi thức tốt đẹp và chỉ lược bỏ đi các nghi thức tốn kém hoặc có hại cho sức khoẻ, cho môi trường mà thôi.

Hiện nay, con người có xu thế sống theo lối thực dụng, chạy theo đồng tiền và cuộc sống vật chất, từ đó dẫn đến nhiều  người xem nhẹ thuần phong mỹ tục của xã hội.

Bố tôi bao giờ vào đầu năm mới cũng kể cho đông đủ con cháu nghe về câu chuyện ông bà, chú bác và về cuộc đời thời thơ ấu gian khổ của cụ. Chúng tôi gần như thuộc lòng các chuyện ấy nhưng năm nào nghe cụ kể cũng thấy rất xúc động. Mẹ tôi thì hiền lành, ít nói, chỉ động viên các con cháu mà thôi.

Tết ở gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam
Những người con trai trong gia đình chụp ảnh với cố GS Nguyễn Lân

Tết này gia đình tôi rất vui. Đó là sự trưởng thành của hai đứa con và tôi hoàn toàn yên tâm vì chúng đã thực sự giỏi hơn chúng tôi. Con trai tôi là TS Nguyễn Lân Hiếu hiện là cán bộ giảng dạy trường ĐH Y và là Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, theo nghiệp mẹ -PGS. TS .TTND. Nguyễn Kim Nữ Hiếu, nguyên Phó giám đốc Viện Quân y 108. Con gái tôi là Nguyễn Kim Nữ Thảo năm nay sẽ tốt nghiệp Tiến sĩ về Công nghệ sinh học tại Đại học Utah (Hoa Kỳ) và cháu sẽ về làm việc tại Viện của chúng tôi. Con rể và con dâu đều thông minh và được cả nhà yêu quý.

Tết ở gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam
Đại gia đình GS Nguyễn Lân Dũng

Tôi có hai đứa cháu nội cũng rất đặc biệt. Một cháu trai rất thông minh, mới học lớp 2 mà đã có những năng lực khó lý giải nổi. Cháu học trường Yersin (trường của Pháp mở tại Hà Nội) nhưng rất ham mê đọc sách Lịch sử và nghiên cứu các loại bản đồ. Cháu nội thứ hai thì mới được 3 tuổi. Khác với anh, vì là cháu gái nên lại rất thích hát, múa và thích nghe chuyện cổ tích. Nghe xong là nhớ ngay từng chuyện. Các cháu đều rất ngoan và đã biết giúp đỡ bố mẹ những việc thích hợp.

Tết năm nay, tôi còn có niềm vui thứ hai, đó là trước khi về hưu tôi đã kịp góp phần xây dựng được Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (một Viện nghiên cứu cấp Nhà nước trực thuộc ĐHQG Hà Nội). Tôi thấy rất vui và tự hào, vì thấy các bạn trẻ thực sự trưởng thành và đúng là đã giỏi giang hơn thế hệ chúng tôi.

Phạm Thịnh lược ghi theo lời kể của GS Nguyễn Lân Dũng.

Theo tintuc.xalo.vn

Nhung dieu it biet ve du hoc Ha Lan

qua tang tinh yeu | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo |

Nào nào, hãy cùng chúng tớ lắng nghe một du học sinh Hà Lan chia sẻ về thiên đường du học này nhé!

Họ và tên: Nguyễn Khưu Quốc Nhã
Hiện đang học: Internation Business and Management tại Rotterdam University of Applied Sciences (trường đại học Kinh tế Rotterdam).
Đang sống tại: Hà Lan


Hà Lan – đất nước nổi tiếng với hoa Tuy-líp và cối xay gió – là một đất nước vô cùng xinh đẹp, rực rỡ đầy hoa với những con người thân thiện. Hà Lan còn là một trong những trung tâm thương mại, tài chính lớn nhất của châu Âu, với hàng chục nghìn tập đoàn lớn trên thế giới đều có trụ sở tại đây. Thật sự, Hà Lan chính là một trong những điểm đến du học hoàn hảo. Chúng mình hãy cùng tìm hiểu sự thú vị của đất nước Hà Lan cùng anh chàng dễ thương - Nguyễn Khưu Quốc Nhã nhé.


Anh Nguyễn Khưu Quốc Nhã lần này sẽ dắt chúng ta "dạo" một vòng Hà Lan, để thấy rõ một cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại đây nhé.

Anh Nhã hiện đang sống tại thành phố Rotterdam ở phía Tây Nam, Hà Lan - cảng lớn thứ hai thế giới với nhiều tòa nhà nguy nga, lộng lẫy. Người Hà Lan cực thân thiện, theo lời anh Nhã thì mình đi đường, dù không quen biết nhưng người ta cũng chào mình như quen thân vậy. Đặc biệt là từ lúc đến Hà Lan tới giờ, anh Nhã chưa gặp một vụ cãi nhau nào nói chi là "đánh lộn". Ngoài ra, ý thức của người Hà Lan cực cao, không bao giờ có chuyện vứt rác bừa bãi hoặc trộm cắp, đường phố vô cùng sạch đẹp. "Cuộc sống thanh bình, mỗi tội hơi buồn một tẹo" - anh Nhã tâm sự.

Sinh viên Việt Nam mình ở Rotterdam tương đối nhiều, chỉ sau Trung Quốc nhưng không phân bố đều ở các trường, mà trường nhiều trường ít, ví dụ như trường của anh Nhã chỉ có khoảng 10 bạn sinh viên Việt Nam, mà còn khác ngành học nên hầu như mọi người rất ít khi gặp nhau. Nhưng bù lại, trường luôn tổ chức những chương trình như Day of international student để cho các bạn học sinh nước ngoài có dịp gặp gỡ, giao lưu qua các hoạt động tập thể. Có một điều rất thú vị là trong chương trình như Day of international student gần đây nhất, hội sinh viên Việt Nam còn lọt vào chung kết cuộc thi thời trang dân tộc các nước nữa đấy. Sinh viên Việt Nam rất chuộng các ngành học như Tài chính, Kinh tế, Kỹ thuật…

Anh Nhã tham gia ngày hội do trường tổ chức.

Những ngày hội là dịp để mọi người được gặp nhau và chia sẻ mọi thứ nên thu hút rất nhiều người.

Phần thi trang phục truyền thống của các du học sinh Việt Nam.




Những tiếng cười của mọi người và những kỉ niệm đáng nhớ.

Sinh viên Việt Nam ở Hà Lan ít đi làm thêm hơn so với sinh viên du học ở các nước khác, vì thực tế thì việc xin đi làm thêm ở Hà Lan cực khó. Sinh viên Việt Nam mình đa số đều học tiếng Anh, không biết tiếng Hà Lan nên cũng là một điều hạn chế, hầu như các bạn đều vào làm trong các quán ăn Việt Nam như rửa chén, bồi bàn hoặc làm nail, cực khổ lại không được bao nhiêu. Tuy thế, vẫn có một vài trường hợp cá biệt, sinh viên Việt Nam mình vì ham mê làm thêm, đam mê kiếm tiền mà xao nhãng việc học, thâm chí là bỏ học luôn vì chi phí ở đây đắt đỏ, nếu lo đi làm thêm thì lại không có thời gian đầu tư cho việc học.

Học tập, thi cử ở Hà Lan cũng không hề dễ nhằn đâu nhé, chương trình học khác với ở Việt Nam, vì vấn đề rào cản ngôn ngữ nên khởi đầu khá khó khăn. "Lúc mới qua, mình nói tiếng Anh không được, phát âm chưa chuẩn, từ từ mới có thể quen. Ở đây, có những môn chỉ cần học trên lớp và làm bài tập, nhưng có những môn cần phải thi, mà gian lận với xin điểm là chuyện không bao giờ được phép xảy ra" - Nhã cho biết. Vậy mới nói, ở những nước như Hà Lan, muốn vào đại học thì không khó, nhưng để tốt nghiệp ra trường được thì lại cực khó đấy nhé. Anh Nhã chia sẻ: "Ai muốn tốt nghiệp ra trường được thì phải học tập thật sự chăm chỉ, coi như là hi sinh tuổi trẻ luôn ấy chứ, vì nếu mình nghỉ học hay rớt nhiều môn quá, trường sẽ cho mình nghỉ học luôn."


Một góc tại trường của anh Nhã.


Can-tin trường đây này!!

Nói thế nhưng không phải sinh viên mình qua đó là chỉ biết có học, học và... học túi bụi đâu nhé! Những lúc được nghỉ, mình có thể tham quan đất nước Hà Lan hoặc đi du lịch qua các nước khác, rất tiện lợi và dễ dàng bằng hệ thống tàu điện ngầm, đi xa hơn thì có xe lửa, có điều giá hơi cao. Sinh viên mình người mua xe đạp cũ để di chuyển trong thành phố, vì xe đạp mới rất mắc, có giá ngang ngửa với một chiếc xe ga bên mình. Ngoài ra, các hoạt động giải trí còn rất phong phú như bar, party, cinema, bowling, bida,… nhưng tất cả đều khá là tốn kém, không có tham gia thường xuyên được.


Thành phố cực đẹp và sạch với nhiều phương tiện đi lại.


Bạn còn được dịp tham quan rất nhiều nơi nữa đó.

Về chuyện ăn uống sinh hoạt, anh Nhã kể: "Ăn ở ngoài thì rất mắc, nhưng mua về nấu thì tương đối "Ok". Ở bên này toàn ăn bánh mì thôi, anh thường mua thực phẩm ở các cửa tiệm bán đồ Việt Nam để tự nấu. Lâu dần cũng thấy mình lên tay lắm đó (cười). Hiện tại thì anh đang "thất nghiệp", không xin được việc làm thêm, nên gia đình anh lâu lâu vẫn phải gửi tiền sinh hoạt phí qua một lần. Giá thuê nhà ở đây hơi mắc, trung bình tầm 300-400 euro (8 triệu - 11 triệu đồng), có phòng ngủ riêng, nhưng nhà bếp thì phải dùng chung. Tiền xe 60 euro (hơn 1 triệu rưỡi đồng), tiền ăn khoảng 200 euro (~5 triệu rưỡi đồng) cùng nhiều khoản lặt vặt khác."

"Đồ ăn ở ngoài người ta làm rất nhạt, giá cũng hơi mắc nữa. Ví dụ như KFC bên mình giá có hơi cao so với bình thường thì bên này KFC bán đồ ăn rẻ nhất, không đâu rẻ bằng, nhưng quy ra tiền Việt thì vẫn là cao. Nên hầu như sinh viên mình chẳng mấy ai ăn đồ Tây nhiều cả."

Ngoài ra, anh Nhã còn nhiệt tình cung cấp thêm một số thông tin như tiền sách vở ở đây rất mắc, 1 cuốn sách có giá từ 50-100 euro (~1 triệu rưỡi -~3 triệu đồng), tiền học thì tùy trường, nhưng cũng phải từ 5500 euro/năm (~151 triệu đồng) trở lên. Được cái là sinh viên Việt Nam mình ai qua đó cũng năng động hẳn, tham gia rất nhiều các hoạt động và chủ động trong việc tự lo cho cuộc sống của bản thân.


Hiện tại anh Nhã đang thất nghiệp đó... Nhưng anh ấy vẫn cố gắng tranh thủ thời gian tìm công việc làm thêm để đỡ phần tiền cho gia đình.

Có một điều đáng tiếc là sinh viên ở Hà Lan ngoài được chính phủ giúp một phần học phí và có thể xin giảm tiền nhà ở ra thì chuyện được học bổng là chuyện hi hữu, chỉ có học Master là học bổng nhiều thôi. Bảo hiểm thì bắt buộc phải đóng mỗi năm nên chi phí cho khoản này cũng tốn của các bạn sinh viên kha khá.

"Mùa thu và mùa xuân ở đây cực đẹp, thời tiết cực dễ chịu, mùa đông thì cực kì cực kì lạnh luôn, hầu như mọi người đều hạn chế đi lại, đồ ăn để ở ngoài không sợ hư vì thời tiết bên ngoài lạnh hơn trong… tủ đá. Ngược lại, mùa hè thì lại rất nóng, nóng như mùa hè ở Việt Nam vậy, nhưng bù lại, mùa hè thì hoa nở đẹp lắm. Hà Lan có vườn hoa nổi tiếng nhất thế giới và chỉ mở vào mùa hè thôi mà." - anh Nhã hào hứng.


Ôi mùa đông ở đây thì... lạnh "cắt da".

Sinh viên mình khi học xong thường là có mong muốn được ở lại đất nước này, nhưng chính phủ chỉ cho phép ở lại một năm cùng lý do hợp lý, còn không là phải về nước nếu như không xin được việc làm ngay.

"Tết với Noel ở đây cũng khác Việt Nam, mọi người không ra đường mà chỉ quây quần trong nhà thôi, vì ở ngoài lạnh quá mà. Bù lại, Đại sứ quán Hà Lan năm nào cũng tổ chức Tết cho sinh viên nên cũng có không khi Tết lắm đó". (cười)

Theo www.baomoi.com

Friday 27 January 2012

Nghe An du gan 2.500 giao vien, nhan vien

thong tin du hoc | hoi dap yahoo | vu quang hung |

Trong số 29.519 biên chế được UBND tỉnh giao thì cấp Trung học cơ sở có 1.409 người dôi dư, trong đó dôi dư chủ yếu ở vùng trung tâm và vùng lân cận thị trấn các huyện. Có tình trạng thừa giáo viên các môn Toán, Lý, Văn, Sử; thiếu giáo viên các bộ môn Hóa học, Âm nhạc, Mỹ thuật… hoặc thừa giáo viên nhưng thiếu nhân viên thư viện, thiết bị. Ở cấp Tiểu học, dôi dư 1.089 người.

Tuy vậy, nếu bố trí đủ giáo viên dạy 2 buổi/ngày và nhân viên (theo Thông tư liên bộ số 35/2008/TTLB-BNV-BGD&ĐT-BTC) thì sẽ có thêm 1.353 biên chế, khi đó bậc tiểu học không dôi dư giáo viên, nhân viên mà ngược lại, còn thiếu 264 người.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Nguyên nhân của tình trạng giáo viên, nhân viên dôi dư nhiều ở Nghệ An là do quy mô học sinh tiểu học, trung học cơ sở giảm mạnh, dẫn tới nhu cầu giáo viên giảm.
Mặt khác, thời gian qua tỉnh Nghệ An thực hiện chính sách tăng cường giáo viên cho các huyện vùng cao, giáo viên hoàn thành nghĩa vụ được luân chuyển về xuôi. Bên cạnh đó, sinh viên sư phạm được đào tạo vượt quá nhu cầu. Công tác dự báo kế hoạch phát triển trường, lớp và kế hoạch biên chế của các huyện còn hạn chế.
Thực tế thời gian qua, tỉnh giao tương đối đủ chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo; ban hành nhiều văn bản về việc tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên, nhân viên; phân loại giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị tiếp nhận những người đủ tiêu chuẩn vào biên chế, ưu tiên sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy loại khá, giỏi; tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh việc tuyển dụng, tiếp nhận, hợp đồng giáo viên, nhân viên.
Thời gian tới, để tiếp tục giải quyết tình trạng giáo viên, nhân viên dôi dư, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị, các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thực hiện việc tuyển dụng và quản lý viên chức theo quy định; giao quyền tự chủ cho các đơn vị trường học trong việc tiếp nhận, tuyển dụng và sử dụng ngân sách. UBND các huyện, thành, thị chủ động trong việc quản lý và sử dụng biên chế; xác định đúng số lượng, cơ cấu nhu cầu giáo viên của từng trường để điều động, bố trí hợp lý trong đơn vị, khắc phục tình trạng mất cân đối, thừa thiếu cục bộ.
Tỉnh tăng cường công tác kiểm tra của UBND các huyện, thành, thị và Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài chính trong việc tuyển dụng, hợp đồng, quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức, tài chính ngành giáo dục và đào tạo; kiến nghị UBND tỉnh xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm.

Theo Bích Huệ
(tintuc)
Theo giaoduc.edu.vn

Related posts