Thursday 31 May 2012

Nang cao hieu qua giang day va quan ly cho hoc sinh du bi dai hoc

(VOH) - Trường Dự bị Đại học TpHCM vừa tổ chức hội thảo chuyên đề "Tiếp tục Nâng cao hiệu quả giảng dạy & quản lý cho học sinh dự bị đại học" năm 2012. (SGGP). – Tại Hội nghị tổng kết và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học lĩnh vực giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) vừa được tổ chức, PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, chỉ rõ, hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GD-ĐT chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng yêu cầu của ngành đặt ra trong tình hình mới. (PL&XH) - Việc tạm dừng Đề án này cho thấy sự khó khăn chung của nền kinh tế đang có tác động đến nhiều lĩnh vực trong nước, trong đó có cả giáo dục. Nhưng tạm không bàn đến vấn đề ngân sách và kinh tế.

Tại hội thảo, 6 đề tài nghiên cứu liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy của trường đã được đông đảo giảng viên và học sinh của các khối chú ý. Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Trường dự bị Đại học Thành phố hiện đang đào tạo cho trên 1.000 học sinh cử tuyển và người dân tộc chuẩn bị vào Đại học của các tỉnh, thành miền Nam, kể cả 52 học sinh dân tộc Lào và Campuchia.


Trong 5 năm 2006 – 2010, chỉ có 23 đề tài được xét duyệt và giám định, một con số khiêm tốn so với số lượng đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Xu hướng sụt giảm càng nghiêm trọng khi năm 2010 chỉ có duy nhất 1 đề tài được xét duyệt, hoàn toàn trái ngược với thực tế đầy biến động của lĩnh vực GD-ĐT thời gian gần đây. Điều này dẫn đến hệ quả đáng lo ngại là đơn đặt hàng "đầu ra" rất ít, chỉ chiếm 40% so với số lượng đề tài nghiên cứu.

TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT, thừa nhận và chỉ ra nguyên nhân thực trạng này là do áp lực công việc chuyên môn của đội ngũ nhà giáo - cán bộ của ngành GD quá nặng, thông tin và nhận thức về hoạt động nghiên cứu đào tạo chưa đầy đủ, giáo viên chưa quen với công tác nghiên cứu đào tạo chuyên nghiệp…

T.HÀ

"Đã từ lâu đi du học là ước mơ chung của chúng cháu nhưng điều kiện kinh tế gia đình không cho phép, nên chúng cháu cố gắng hết sức học tập tốt với mong muốn có thể tìm được học bổng du học. Khi biết thông tin của Đề án 322, chúng cháu cảm thấy hết sức vui mừng vì đã tìm được một học bổng phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân. Và đặc biệt khi biết mình là một trong số những ứng viên trúng tuyển học bổng, chúng cháu và cả gia đình vô cùng tự hào, sung sướng và biết ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tạo điều kiện cho chúng cháu biến ước mơ thành hiện thực. Hơn một năm qua, chúng cháu đã nỗ lực không ngừng để chuẩn bị cho việc học ở nước ngoài. Nhiều bạn đã dừng việc học ở trường, lặn lội hơn nghìn cây số ra Hà Nội tham gia khóa học đào tạo ngoại ngữ do Bộ tổ chức" - Đây chỉ là một đoạn trong những dòng thư tâm huyết gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân của 47 sinh viên xuất sắc đã giành được học bổng theo Đề án 322 năm học 2012 nhưng phải tạm dừng do kinh phí giai đoạn đầu của Đề án đang gặp khó khăn.

Việc tạm dừng Đề án này cho thấy sự khó khăn chung của nền kinh tế đang có tác động đến nhiều lĩnh vực trong nước, trong đó có cả giáo dục. Nhưng tạm không bàn đến vấn đề ngân sách và kinh tế. Chỉ nhìn vào những nguyện vọng tha thiết được đi học nước ngoài của các ứng viên. Tự dưng tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về ước mơ "lớn nhất" của đời tôi hơn 8 năm trước đây: Ước mơ vào cánh cổng đại học.

Ở thời điểm đó, ước mơ lớn nhất của tất cả học sinh lớp 12 khi tốt nghiệp là: Đỗ đại học. Sau ngần ấy năm đến giờ khi một mùa phượng nữa lại về, cháy nỗi nhớ học trò, cháy ước vọng của học sinh cuối cấp, ước mơ lớn nhất vẫn là: Đỗ đại học.

Vì sao ước mơ của tất cả học sinh trên cả nước bao năm nay vẫn là vào được một trường đại học nào đó, nhưng đến khi ra trường không ít người thở dài thất vọng? Không ít người thấy rằng, kỹ năng được đào tạo trong trường đại học - vốn là ước mơ cháy bỏng của tuổi học sinh phổ thông không giúp được nhiều trong con đường công việc tương lai và không ít người thấy rằng, học đại học trong nước, chúng ta kém hẳn năng lực cạnh tranh với những người được đào tạo từ nước ngoài. Chỉ nghe từ "du học" thôi là bản thân họ đã "có giá" hơn người được đào tạo trong nước dù không biết đó là du học theo hình thức nào?

Tôi cũng có lúc tự hỏi: Không biết ở các quốc gia khác, họ có khao khát được đi du học mãnh liệt như chúng ta không? Vì thực thà mà nói, đến tận bây giờ tôi vẫn mong mình có được cơ hội đi du học ở một nước phát triển nào đó. Bởi suy cho cùng, khao khát tiếp cận nền giáo dục tiên tiến là ước mơ có tính cầu tiến hết sức biểu dương. Chỉ có điều, tại sao mình cứ phải khao khát "du học" khi hệ thống giáo dục đại học trong nước đã có đến hơn 400 trường đại học, cao đẳng?

Sinh viên các nước Mỹ, Anh, Pháp… chắc không mấy người nghĩ đến du học. Hoặc có đi du học cũng là một hình thức trải nghiệm văn hóa, phong thái của một quốc gia khác họ. Còn với hệ thống những trường danh tiếng hàng đầu thế giới, họ chắc không bao giờ phải băn khoăn về năng lực cạnh tranh khi nhận bằng tốt nghiệp đại học quốc gia của mình.

Khi chúng ta còn đang trên đà tìm hướng phát triển, những Harvard, Oxford hay những trường đại học của các quốc gia gần khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore vẫn là sự ngưỡng vọng. Vì sao ước mơ lớn nhất suốt 12 năm cắp sách đến trường là đỗ đại học bỗng chốc trở nên "mất giá" vô cùng trước chuyện "du học"?

Câu trả lời phải chờ vào sự định hướng phát triển toàn diện, có chất lượng, có uy tín của hệ thống giáo dục đại học trong nước. Để một ngày nào đó, chúng ta tự hào rằng với bằng đào tạo đại học trong nước, chúng ta hoàn toàn có đủ năng lực cạnh tranh về sức lao động, sáng tạo với nguồn nhân lực nước ngoài.

Phan Thủy

Khat vong giao duc

Nếu một người nước ngoài xem video clip quay cảnh đêm 11 rạng sáng 12-5 ở Trường Tiểu học Thực nghiệm (Hà Nội) thì chắc chẳng hiểu gì cả. Họ không thể hiểu tại sao có hàng trăm người thức trắng đêm, sau đó đạp đổ cổng trường rồi cùng chạy vào tán loạn như cảnh… cướp đồ cúng cô hồn! (GDVN) - Để tiếp tục sự nghiệp học hành, không ít sinh viên nghèo đã phải âm thầm sống trong những khu trọ tồi tàn giữa lòng Thủ đô. Trời mưa phải hứng giột, trời nắng thì nóng như "lò bánh mì". (Tamnhin.net) - Sau khi ghi nhận về những khó khăn riêng tại các địa phương sắp tiếp nhận trí thức trẻ về làm PCT UBND xã (ở tỉnh Thanh Hóa), chúng tôi đã gặp những gương mặt trẻ, những đội viên đang sắp bước sang một bước ngoặt mới trong cuộc đời mỗi họ.

Một phụ huynh lớn tuổi có mặt trong thời điểm ấy cũng phải thừa nhận rằng cách đây 50-60 năm, đi thi đại học cũng không hồi hộp bằng việc kiếm một lá đơn cho cháu ông ứng thí vào lớp 1 trường này.

Tình cảnh trên xót xa đến nỗi trên mạng truyền nhau video clip nhại bài hát Ngày đầu tiên đi học của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện thành bài Ngày nộp đơn xin học với lời ca: "Ngày nộp đơn xin học, mẹ thức đêm đứng chờ, mắt mờ mong trời sáng, mẹ lách vào mua đơn... Rồi trời kia cũng sáng, mẹ đá tung cổng vào, chen nhau chạy nước rút, trông hỗn loạn biết bao...".

Nhìn tổng quát sự kiện này, chỉ có thể đưa ra lời ta thán: Chuyện này chỉ có ở Việt Nam! Điều đó cũng phản ánh một thực tế rằng nhu cầu được học tập trong một môi trường tốt thực sự là chuyện bức xúc của người dân.

Thực tế Trường Tiểu học Thực nghiệm có điều gì hấp dẫn phụ huynh đến vậy? Đơn giản đây là trường thực nghiệm, trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, giảng dạy những chương trình có tính thực nghiệm chỉ ở cấp 1 để phục vụ việc nghiên cứu khoa học giáo dục. Cũng từ trường này, nhiều phương pháp giáo dục ở cấp 1 được đem ra áp dụng đại trà trên cả nước.
Vì vậy, trường dạy theo chương trình thực nghiệm (thuở nhỏ GS Ngô Bảo Châu từng theo học trường này). Phương pháp giáo dục căn bản ở đây là dạy cho học sinh cách tư duy. Học sinh và cả nhà trường không bị áp lực chạy theo thành tích - cái mà ngành giáo dục đã làm nên phong trào trong nhiều năm qua, đặc biệt học sinh không phải học thêm. Các em vừa học vừa chơi với những buổi ngoại khóa hấp dẫn, được trang bị những kỹ năng sống, được sáng tạo, được học nhiều môn năng khiếu… Bên cạnh đó, trường có cơ sở vật chất tốt, sân chơi rộng, học phí hợp lý…
Chỉ vậy thôi, ngôi trường này đã là mơ ước của hàng ngàn phụ huynh ở thủ đô, dù có thể họ biết con em mình phải tham gia những cuộc thí nghiệm giáo dục. Đó là khát vọng chính đáng của các bậc phụ huynh.
Có điều ngành giáo dục của chúng ta qua nhiều thập kỷ cải cách liên tục vẫn chưa có biến chuyển tích cực, thậm chí các chuyên gia giáo dục đánh giá cả nền giáo dục đang tụt hậu nhanh chóng. Hiện thực đó xuất hiện một khái niệm mới: "tị nạn giáo dục", khi mà có hàng chục ngàn học sinh cấp 2, 3 đã được gia đình có điều kiện đưa đi du học từ nhỏ, biến Việt Nam trở thành "bạn hàng" lớn của các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Cải cách giáo dục của chúng ta thiếu đồng bộ, từ chương trình chuẩn đến cơ sở vật chất, khi mà cả nước hiện còn rất ít trường đạt chuẩn quốc gia, thiếu cả giáo viên giỏi, trong khi các trường ĐH sư phạm đa số chuyển thành trường ĐH đa ngành. Sự khập khiễng đó làm sao có thể áp dụng những chương trình giáo dục tiên tiến.
Nói thẳng ra, ngành giáo dục tụt hậu vì chưa thể đáp ứng nhu cầu học của xã hội. Đó là thực tế xót xa mà cảnh phụ huynh chen lấn, tranh nhau nộp đơn vào Trường Tiểu học Thực nghiệm là hình ảnh điển hình, nói lên tất cả.

Điểm chung của các khu trọ tồi tàn này là tất cả đều lợp bằng tấm phi-proximăng, mùa hè thì nóng, còn mùa mưa thì giột

Khu vệ sinh bẩn và không an toàn

Nếu ai đã qua thời sinh viên hẳn không còn lạ lẫm với những hình ảnh này

Ở những khu nhà như thế này, sinh viên sống chung với dân lao động

Ẩm mốc và mất vệ sinh là một điểm chung ở tất cả những khu trọ này

Những căn phòng sập xệ và hoang tàn vẫn đang có nhiều sinh viên thuê, vì hoàn cảnh kinh tế gia đình không cho họ có những lựa chọn tốt hơn

Đời sinh viên thật nhiều niềm vui, các bạn vẫn nói vui rằng "Cái gì cũng có, chỉ thiếu một thứ, đó là... tiền".

Bạn Trương Văn Dần, người được phân công về huyện vùng biên xa xôi nhất của Thanh Hóa
Bài 2. Sức trẻ sẽ là sức mạnh để chúng em vượt qua

Mới 23 tuổi (người trẻ nhất trong 61 đội viên của tỉnh Thanh Hóa) nhưng Nguyễn Thị Hương, bạn trẻ đến từ xã vùng cao Ngọc Phụng của huyện Thường Xuân tỏ ra xông xáo và tự tin với lựa chọn của mình. Tốt nghiệp ngành Xã hội học với tổng điểm trên 8 điểm, chia sẻ về cảm xúc của mình Hương nói: "Em mới ra trường và được lựa chọn vào 61 trí thức trẻ về làm PCT xã.

Biết tin trúng tuyển em vui lắm, tuy chưa thực tế làm việc nhưng với kiến thức đã được học và hướng dẫn của Bộ, ngành em tin mình sẽ làm tốt công việc. Em là người dân tộc Kinh, em biết lên xã vùng cao công tác sẽ rất khó khăn nếu không đồng ngôn ngữ nên em xác định ngoài công việc hàng ngày em sẽ chuyên tâm vào học tiếng của các dân tộc trên địa bàn xã mình công tác".


Bạn trẻ Nguyễn Thị Hương, một trong những người trẻ nhất của 61 trí thức trẻ tại Thanh Hóa.

Còn bạn trẻ Bùi Văn Nhân, 25 tuổi, người duy nhất được cử về huyện phía Tây xa nhất của Thanh Hóa, huyện Mường Lát. Sắp tới Nhân phải rời xa gia đình hơn 100km để công tác. Là người dân tộc Mường và tốt nghiệp ngành Sư phạm địa lý, sau khi ra trường Nhân đã từng làm bí thư chi đoàn tại thôn nhà. Nhân nói, tuy xa gia đình và lên huyện vùng biên của Thanh Hóa nhưng em không ngại khó khăn. Em nghĩ được phực vụ nhân dân là em hạnh phúc rồi, em chưa lập gia đình riêng nhưng em cũng chưa nghĩ tới việc đó, khi nào công việc ổn định em mới tính. Em hứa sẽ cố hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ.

Trương Văn Dần, 27 tuổi, người dân tộc Mường. Tốt nghiệp ra trường, Dần là cử nhân Sử, khi được hỏi về tâm lý của mình trước khi về nhận công tác, Dân chia sẻ: "Biết trước những khó khăn sẽ gặp phải khi ở cương vị lãnh đạo của một xã nhưng em tin rằng học vấn và bản lĩnh chính trị, em sẽ làm tốt công việc. Sau khi học xong em về địa phương có tham gia làm Bí thư chi đoàn ở thôn, giờ được tuyển vào làm PCT xã em rất vui. Em chỉ nghĩ mình được đào tạo và giờ mình phục vụ cho quê hương mình là ước nguyện lớn nhất của em, em tin sức trẻ sẽ là sức mạnh để chúng em vượt qua".

Thực tế rằng, các đội viên trẻ thuộc dự án đã được tuyển chọn tại Thanh Hóa sẽ được bố chí ở những xã mới có một PCT hoặc là chủ tịch quản lý văn hóa hoặc là kinh tế. Theo hướng dẫn thực hiện thì các tỉnh thành lựa chọn những ngành nghề phù hợp với chuyên môn, thế nhưng một thực tế đang khiến nhiều người băn khoăn là có bạn trẻ tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm Thể dục, sư phạm Tiếng anh…. Nhìn về mặt chủ quan thì đặt một người vừa tốt nghiệp với ngành Thể dục làm cương vị PCT xã vẫn còn nhiều điều băn khoăn, lo ngại.

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa và Bộ Nội vụ đang triển khai lớp bồi dưỡng cho 61 trí thức trẻ của Thanh Hóa. Sau hơn 1 tháng nữa họ sẽ chính thức nhận công tác.

Theo con số thống kê của Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã, đến nay, dự án đã hoàn thành công tác tuyển chọn, bồi dưỡng gần 560 trí thức trẻ tại 20 tỉnh, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.


61 trí thức trẻ đang được tập huấn.

Như vậy, theo kế hoạch tuyển 600 trí thức trẻ của dự án thì còn thiếu hơn 40 người, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Nghệ An và con số này đang được các tỉnh tuyển bổ sung cho đủ. Các đội viên dự án đều tốt nghiệp đại học, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu của địa phương; trong đó có 74,23% là nam giới, 38,4% đã lập gia đình.

Trong số gần 560 đội viên, có gần 380 đội viên có chuyên ngành đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, quản lý đất đai, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế, tài chính và kế toán (chiếm 67,79%); 115 đội viên có chuyên ngành đào tạo về sư phạm, kỹ thuật, công nghệ thông tin (chiếm 20,57%); và 65 đội viên có chuyên ngành đào tạo về văn hóa, luật, công tác xã hội, hành chính học (chiếm 11,62%).

Đội viên dự án chủ yếu là người địa phương, trong đó người trong tỉnh chiếm tới 84,61%. Đặc biệt, trong số 20 tỉnh thuộc phạm vi thực hiện dự án, Lai Châu là tỉnh có số đội viên có hộ khẩu thường trú ở ngoài tỉnh nhiều nhất với 31/38 đội viên (chiếm 81,5%). Các đội viên dự án gồm nhiều dân tộc khác nhau như Kinh chiếm 38,82%, Tày là 15,92%, Thái với 12,7%, Mường có 7,16%, Mông là 6,26%.

Phúc Ngư

Wednesday 30 May 2012

MB huong ung Thang hanh dong vi tre em

Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Ngân hàng Quân đội (MB) đã tổ chức hàng loạt chương trình giao lưu, tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật trên khắp nước. Ngày 25-5, nhà trẻ Học viện Biên phòng phòng (HVBP) tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 và tổng kết năm học 2011–2012. "Bí kíp" luyện thi các môn năng khiếu

Đồng hành cùng Quỹ bảo trợ trẻ em (Quỹ BTTEVN),

Một trong các hoạt động của MB hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em
Sáng 25/5/2012, tại TP. Hồ Chí Minh, hơn 40 đoàn viên thanh niên MB đã tham gia trực tiếp vào việc nấu bữa trưa từ thiện cho hơn 80 trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng và bảo trợ trẻ em TP. Hồ Chí Minh. Chương trình còn trao tặng hơn 90 đầu mục trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em tại trung tâm có cơ hội luyện tập và điều trị tốt hơn.

Tiếp tục chuỗi hoạt động nhân dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, từ ngày 28/5 đến 1/6, MB sẽ tổ chức chương trình giao lưu, gặp mặt và tặng quà cho 50 học sinh nghèo vượt khó, có thành tích xuất sắc trong học tập đến từ hơn 11 tỉnh, thành trên cả nước tại Hà Nội.

Ngoài ra, tại Thanh Hóa, MB cùng đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Quỹ Bảo vệ trẻ em Việt Nam sẽ trao 25 suất quà tặng cho 25 học sinh tiêu biểu tại Lễ phát động Tháng Hành động Vì trẻ em với chủ để "Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em" tại TP. Thanh Hóa, và tổ chức chương trình giao lưu, tặng quà cho 30 trẻ mồ côi tại Trung tâm Hy Vọng - Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

Chỉ tính riêng trong tháng 6/2012, MB đã dành khoảng 200 triệu đồng để tặng quà cho các cháu thiếu nhi.


Trong những năm qua, công tác nuôi dạy trẻ ở nhà trẻ HVBP luôn nhận được sự quan tâm của Ban phụ nữ Quân đội, Ban Phụ nữ BĐBP, Ban giám đốc Học viện Biên phòng và sự quan tâm hướng dẫn về nghiệp vụ của Phòng Giáo dục thị xã Sơn Tây mà trực tiếp là tổ chức công đoàn – Phụ nữ Học viện.

Nhà trẻ từ khi chỉ có 8 cháu đến nay tổng số cháu đến nay là 80 cháu chia làm 4 lớp (từ lớp 2 tuổi đến lớp 5 tuổi). Trong đó, có 80% là con em cán bộ trong trường, 20% là con em nhân dân trên địa bàn phường tín nhiệm theo học.

Đại diện Công đoàn Học viên trao giấy chứng nhận cho các cháu nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6

Nhà trẻ hiện nay có 4 cô giáo và 1 nhân viên phục vụ, các cô đều có trình độ chuyên môn Cao đẳng Sư phạm Mầm non và Văn hóa tuyên truyền, bên cạnh đó các cô cũng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do Phòng Giáo dục Thị xã mở. Các cháu đến lớp đều được ăn bán trú và học tập, vui chơi theo chương trình qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo về giáo dục Mầm Non qua những chủ đề như "Bé với an toàn giao thông", "Bé với cảnh quan môi trường" với các hoạt động thiết thực.

Những năm qua, Đảng ủy Ban giám đốc luôn tạo điều kiện nâng cấp sân chơi, đồ dùng học tập, đồ chơi, bếp nấu, khu chế biến thực phẩm, tủ Inox để bát…100% các cháu đến lớp đều ngoan, khỏe mạnh tăng cân và chiều cao, trí tuệ theo lứa tuổi; không có trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì. Trung tâm Y tế thị xã thường xuyên kiểm tra về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, xét nghiệm nguồn nước và đánh giá là nhà trẻ đạt tiêu chuẩn về vệ sinh. Vừa qua 19 cháu đã dược Ban giám đốc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu của chuẩn vào lớp 1 trong năm học tới. 100% các cháu tới lớp được các cháu được các cô yêu thương, chăm sóc chu đáo như người mẹ góp phần động viên cha mẹ các cháu phấn khởi, yên tâm công tác.

Phùng Đức Thành

Email Print Góp ý

Dù có năng khiếu thiên bẩm, bạn vẫn phải theo các quy tắc, chuẩn mực nhất định mới dễ dàng được điểm cao trong kì thi đại học.

Đa số chúng ta thường quan tâm đến những khối thi chính như A, B, C, D1… mà quên mất sự có mặt của các khối năng khiếu còn lại. Thực tế, những bạn ôn thi khối năng khiếu thường thiệt thòi hơn những bạn khối khác vì họ không có kĩ năng ôn luyện cụ thể với các môn thiên về sở trường của mình. Bài viết này dành cho những bạn sẽ thi các khối đặc biệt có được kĩ năng luyện thi môn năng khiếu của mình.

Ngoại ngữ (không phải tiếng Anh) — khối D2, D3, D4, D5, D6

Các khối này khác nhau ở môn ngoại ngữ. 5 khối thi tương ứng với 5 thứ tiếng: Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Về cơ bản, kĩ năng học ngoại ngữ là như nhau, chỉ cần bạn có phương pháp học tập sao cho nắm vững về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Với ngoại ngữ không phải tiếng Anh, bạn mất thời gian nhiều hơn để học vì đây là những môn ngoại ngữ hiếm. Hơn nữa, đã làm quen với tiếng Anh ở 6 năm phổ thông nên bạn có thể dễ dàng mua sách về tự học, còn các thứ tiếng khác, việc này không hề dễ dàng. Vì vậy, ngoài những kĩ năng học giống tiếng Anh, bạn cần áp dụng những phương pháp sau:

- Học chung với một bạn người bản xứ hoặc một bạn cùng học ngoại ngữ ấy giống bạn: việc này giúp bạn có sự quyết tâm cao độ hơn và cả hai cùng có động lực để trau dồi kiến thức. Người bạn này như một "gia sư" cho bạn và ngược lại.

- Các đề thi trên mạng chẳng bao giờ thiếu. Hãy in ra để làm dần. Bạn không có nhiều sự lựa chọn vì tư liệu cho ngoại ngữ của bạn không nhiều. Muốn ôn đúng trọng tâm, hãy tìm chi tiết trên mạng. Những quyển sách ngoại ngữ chỉ giúp bạn nắm vững lí thuyết, không thể giúp bạn luyện thi.

- Nên đi học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, nếu có những lớp luyện thi riêng cho ngoại ngữ ấy thì càng tốt. Bạn không thể tự học một mình. Chính thầy cô sẽ giúp bạn "khoanh vùng" những dạng thường ra thi.

Ảnh minh họa

Năng khiếu mỹ thuật — khối V và H

Ở hai khối này, vẽ là môn quan trọng. Bên cạnh năng khiếu sẵn có, bạn cần luyện vẽ tượng và vẽ màu theo những nguyên tắc nhất định. Một kĩ năng thú vị được nhiều bạn thi Kiến Trúc và Mỹ Thuật truyền tai nhau, đó là: "Nên biết vẽ điêu luyện một họa tiết nhất định. Sau đó từ họa tiết "tủ" mà mình đã luyện, bạn có thể liên hệ với họa tiết trong đề thi và biến tấu lại. Sự sáng tạo này có thể mang lại cho bạn điểm cao đến không ngờ". Phương Thảo (sinh viên năm 2 Đại học Kiến Trúc) cho biết: "Năm mình thi, đề bắt vẽ con cá, nhưng suốt một năm, mình luyện vẽ bướm cách điệu. Khi đó mình khá lo lắng vì trong 3 tiếng đồng hồ mình không thể nghĩ ra họa tiết con cá để vẽ kịp được. Do vậy, mình "biến tấu" dựa trên các nét vẽ từ bướm mà mình luyện trước đó. Lần thi năm ấy cứ ngỡ là rớt, ai dè mình được 8 điểm".

Với bài vẽ tượng bằng chì, bạn càng luyện nhiều, bạn càng lên tay. Nên đầu tư cho những dụng cụ vẽ chuyên dụng. Bạn cần học tính kiên nhẫn. Có thể một ngày bạn chỉ luyện vẽ được 2 bài nhưng 2 bài này chất lượng, còn hơn bạn vẽ được 4 bài nhưng bức vẽ lem nhem, độ đậm nhạt, sáng tối không rõ nét.

Năng khiếu thể dục thể thao — khối T

Nên dậy sớm để rèn luyện sức khỏe mỗi ngày, đồng thời tạo thói quen để bạn có sức đề kháng tốt và sức chịu đựng cao. Bên cạnh việc tập luyện những môn thể thao bắt buộc như: chạy cư li ngắn, bật tại chỗ, gập thân, bạn cần tập thêm nhiều kiểu khác như xà đơn, hít đất, lắc vòng… để các cơ tay, cơ vùng bụng, cơ bả vai…đủ sự dẻo dai để có sức khỏe tốt khi thi. Ngoài ra, nên chọn cho mình một môn thể thao ưa thích và tập luyện mỗi ngày (cầu lông, bóng rổ, bơi lội, bóng đá…). Những lúc rảnh rỗi, nên tập yoga để cân bằng tinh thần.

Năng khiếu nhạc — khối N

Với phần thẩm âm và tiết tấu, điều này dựa trên lí thuyết và buộc phải nắm vững. Riêng với phần thanh nhạc, ngoài việc hát đúng, sự đậu — trượt còn tùy thuộc vào một chút may mắn và cảm nhận riêng từ giám khảo. Vì vậy, bạn nên giữ giọng, không nên ăn những thức ăn quá lạnh, quá cay, quá nóng — tránh bị viêm họng trước ngày thi. Ngoài ra, nên luyện giọng thường xuyên. Bất cứ khi nào rảnh, hãy hát để tạo thói quen và rèn luyện sự tự tin, tránh bị "lạc giọng" khi thi. Nên chọn những bài hát ở âm vực trung bình. Nếu luyện quá thấp bạn sẽ không lên nổi nốt cao, nhưng hát liên tục những bài có âm vực quá cao sẽ hại đến chất giọng.

Năng khiếu điện ảnh - khối S

Điều này thuộc về khả năng thiên bẩm của bạn. Bạn cũng không thể đoán trước được đề thi, nhưng hãy tập luyện bằng cách đứng trước gương và diễn biểu cảm cơ mặt. Ngoài ra, thêm tham gia các buổi diễn xuất tại nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, giao lưu với các hội nhóm yêu thích diễn xuất, làm quen với những bạn yêu thích nghễ diễn… Đó là những bước đệm để bạn gia tăng cơ hội trở thành sinh viên ngành điện ảnh.

Năng khiếu mầm non — khối M và năng khiếu báo chí — khối R

Với năng khiếu mầm non, ngoài việc biết hát, kể chuyện, đọc diễn cảm, bạn cần có năng khiếu tiếp xúc với trẻ con. Hãy thử trình diễn trước em, cháu, những đứa trẻ từ 5 đến 8 tuổi và lắng nghe ý kiến của chúng.

Với năng khiếu báo chí, nên đọc báo mỗi ngày để quen với văn phong ở mỗi thể loại tin bài. Ngoài ra, nên rèn viết mỗi ngày theo chủ đề tự chọn, có thể là một mẩu tin ngắn hay một bài phóng sự dài tùy vào sở thích của bạn, sau đó nhờ một sinh viên báo chí nào đó sửa lỗi giúp bạn.

Theo Mực Tím


Tang qua tre em co hoan canh kho khan

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, ngày 27-5, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật và tặng quà các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Ý nghĩa hơn, hội thi được TCty và CĐ ĐSVN tổ chức vào "Tháng công nhân", cũng là hoạt động trong chương trình cam kết phối hợp giữa Tổng giám đốc – Ban Thường vụ CĐ ĐSVN năm 2012. Ngày 26.5, tỉnh Quảng Ninh đã thông báo về công tác tổ chức lễ míttinh quốc gia về các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Năm quốc tế về năng lượng bền vững - 2012.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tặng 150 phần quà, mỗi suất trị giá hơn một triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó của 14 huyện ngoại thành Hà Nội; mười phần quà tặng các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn là con em cán bộ đang công tác tại đơn vị. Ngoài ra, chương trình tặng hàng chục phần quà cho các em nhỏ mắc các bệnh hiểm nghèo, đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.




Giải vàng sẽ đi học tập ở nước ngoài

Trong số 44 trưởng ga có mặt tại hội thi cấp TCty lần này có tới 3 trưởng ga thuộc thế hệ 8X. Đó là Lê Huy Thành (1981) Trưởng ga Thanh Luyện, Nguyễn Trọng Hậu (1980) trưởng ga Văn Trai và Nguyễn Đình Hiệp (1981) Trưởng ga Suối Kiết. Cùng đua tài với những trưởng ga trẻ như Thành, Hiệp, Hậu, còn có những trưởng ga nhiều cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Thí sinh được trao giải thưởng thí sinh cao tuổi nhất là Trưởng ga Lăng Cô Lê Minh Điểu.

Một trong 5 giải vàng của hội thi là Trưởng ga Diêm Phổ (Quảng Nam) Huỳnh Văn Chín - người giữ chức danh trưởng ga mới được... gần 2 năm. Điểm cao nhất của Huỳnh Văn Chín trong hội thi là điểm tự luận về những khó khăn đối với ga có trạm chi nhánh hàng hóa – một ga không hề giống với thực tế ga Diêm Phổ.

Lý giải với chúng tôi về điều này, Huỳnh Văn Chín cho biết, đã làm trưởng ga thì phải nắm hết đặc điểm của các loại ga thông qua tìm hiểu văn bản của ngành và thực tế qua những đợt trao đổi kinh nghiệm. Do đặc điểm là đường tránh, lại nằm trên đường cong, có độ dốc trong ga, nên an toàn trong tác nghiệp luôn được mỗi CB CNVC ga Diêm Phổ coi trọng.

Thông tin từ CĐ ĐSVN cho biết, 5 cá nhân đoạt giải vàng sẽ được đi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài.

Nên duy trì thường xuyên

Để lựa chọn được 44 thí sinh thi cấp ngành, cuộc thi "Trưởng ga giỏi" được tổ chức tại Cty và cấp cơ sở trong 2 tháng. Một số cơ sở kết hợp kỳ thi sát hạch chuyên môn đầu năm với tổ chức hội thi Trưởng ga giỏi để lựa chọn đội tuyển tham gia hội thi cấp Cty.

Qua cuộc thi cấp cơ sở có 284/284 trưởng, phó ga được ôn luyện tại cơ sở, 77 trưởng, phó ga được dự thi cấp Cty. Theo đánh giá, lãnh đạo các đơn vị đã có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ôn luyện kiến thức, tổ chức thi định kỳ đối với các chức danh công tác, nhất là với đội ngũ trưởng ga.

Chính vì tính thiết thực, nên cuộc thi cấp cơ sở và Cty thu hút đông đảo trưởng, phó ga tham gia ôn luyện, học tập, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng xử lý tình huống, hiểu biết pháp luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD của ngành, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu "Đổi mới, an toàn và phát triển bền vững". Các trưởng, phó ga đều cho rằng hội thi là dịp học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ và đây cũng là dịp để lãnh đạo các cấp đánh giá đúng trình độ nhân viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lâu dài nguồn nhân lực.

Ông Nguyễn Văn Biên – Phó Chủ tịch CĐ ĐSVN - đề nghị ngành ĐS VN nên duy trì thường xuyên (2 đến 3 năm /lần) việc tổ chức các hội thi tay nghề, kịp thời cung cấp những thông tin mới về chuyên môn, pháp luật, chính sách mới cho CB CNVCLĐ học tập. Đây cũng là nguyện vọng chung của CB, đoàn viên CĐ vì bất cứ lúc nào, đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn giao thông cũng là mục tiêu hàng đầu của ngành.

Ban tổ chức Hội thi Trưởng ga giỏi ĐSVN lần thứ IV-năm 2012 trao 5 giải vàng, 1 giải A, 21 giải B, 14 giải C, 1 giải khuyến khích, giải cho thí sinh cao tuổi nhất và trẻ tuổi nhất, với tổng số tiền 41 triệu đồng.

Hoạt động này sẽ diễn ra từ ngày 3 và 4.6, tại TP.Hạ Long - do Bộ TNMT, Tổng LĐLĐVN và tỉnh Quảng Ninh tổ chức. Tham dự lễ míttinh có hơn 500 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, tập đoàn, TCty cùng đại diện các sứ quán, tổ chức Liên Hợp Quốc tại VN và trên 2.000 CNVCLĐ, học sinh, lực lượng vũ trang... Buổi lễ là dịp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm chấp hành luật pháp về bảo vệ môi trường (BVMT) trong cộng đồng cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng; tạo điều kiện hợp pháp để người dân cùng tham gia các hoạt động BVMT, hướng tới xây dựng nền "Kinh tế xanh" với mục đích BVMT sống và phát triển bền vững. T.N.D

Ra quân chiến dịch tình nguyện hè 2012 . Ngày 27.5, tại Hà Tĩnh, T.Ư Đoàn đã tổ chức lễ ra quân hè tình nguyện năm 2012 với chủ đề "Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới". Với phương châm hành động "Mỗi thanh niên một việc làm tình nguyện, mỗi cơ sở đoàn một công trình, phần việc thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới", chiến dịch tình nguyện hè năm nay sẽ tập trung vào nhiệm vụ giúp đỡ các địa phương thực hiện những tiêu chí nông thôn mới tại các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc... P.L

Cần Thơ: Số Đảng viên bị kỷ luật tăng 41 trường hợp. Tin từ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy ngày 27.5 cho biết, từ đầu năm đến nay, cấp ủy và UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật 118 đảng viên, tăng 41 trường so với cùng kỳ. Trong đó, có 36 đảng viên bị cảnh cáo; 50 đảng viên bị khiển trách; 7 đảng viên bị cách chức và 25 đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng. Các đảng viên bị thi hành kỷ luật chủ yếu do vi phạm phẩm chất lối sống; tham nhũng, lãng phí; quản lý đất đai... TRẦN LƯU

TPHCM: 66.316 TS dự thi tốt nghiệp THPT . Đó là tổng số học sinh của cả hai hệ đào tạo phổ thông và giáo dục thường xuyên, sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức trong ba ngày 2-4.6. Trong đó, gồm 56.092 thí sinh hệ THPT và 10.224 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên. Sở GDĐT đã huy động hơn 300 thanh tra để cắm chốt tại các hội đồng thi. T.U

Kiên Giang: Bệnh tay - chân - miệng và sốt xuất huyết tăng. Tin từ Sở Y tế ngày 27.5, 5 tháng đầu năm nay toàn tỉnh có 1.060 ca sốt xuất huyết, 588 ca bệnh tay - chân - miệng; so với cùng kỳ năm trước tăng 1,96 lần (sốt xuất huyết) và 7,5 lần (tay - chân - miệng). Nguyên nhân có khả năng do mầm bệnh lưu hành quanh năm; đáng lo ngại là mầm bệnh lưu hành trên cơ thể người, có thể lây nhiễm sang người khác. L.N.G

Tuesday 29 May 2012

Ai cham ngoan

KTĐT - Hôm nay (27/5), lễ phát động phong trào "Ai chăm ngoan" do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Dân Trí, Công ty CP Đầu tư Quảng cáo Sao Việt, Công ty CP In và Truyền thông Gia Long tổ chức đã diễn ra tại Cung thiếu nhi Hà Nội. (Dân trí) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có buổi làm việc với Sở GD&ĐT, UBND thành phố Vinh và các Sở, ngành liên quan để nghe và bàn các giải quản lý HS-SV trong dịp hè; đôn đốc, kiểm tra khắc phục tình trạng quá tải ở các trường mầm non trên địa bàn. Trước đây, cụm từ "tỉ lệ chọi" thường xuất hiện khi các sĩ tử bước vào kì thi đại học. Giờ đây "tỉ lệ chọi" còn trở nên "nóng" hơn, áp lực hơn với các em chuẩn bị bước vào lớp 1 và cả cha mẹ của các em trong cuộc đua "chạy trường, tìm lớp".

"Ai chăm ngoan"

Đây là hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2012, chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Ngày Gia đình Việt nam 28/6/2012, tiếp tục ủng hộ mục tiêu "Xây dựng, phát triển trường học thân thiện – học sinh tích cực".


Bà Nguyễn Thanh Hải và GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học VN trao quà cho các trường và học sinh có thành tích xuất sắc.

Theo Ban tổ chức, phong trào "Ai chăm ngoan" sẽ được triển khai rộng rãi từ ngày 20/5 đến hết ngày 20/10 tại trên 300 trường mầm non Hà Nội (cả công lập và dân lập). Đây là một hoạt động rất tích cực mang tính chất là khích lệ tinh thần chăm ngoan của các bé ở trường lớp cũng như ở nhà. Ban tổ chức sẽ dành 15.000 phần quà tặng rất ý nghĩa cho các bé chăm ngoan của các trường mầm non cho mỗi tháng (5 tháng). Bé chăm ngoan là danh hiệu do ban giám hiệu nhà trường và các cô phụ trách lớp học đánh giá và bình chọn thông qua các hoạt động như: Bé đi học đúng giờ, bé chăm học và vâng lời cô, giữ gìn vệ sinh cá nhân, năng khiếu của bé qua các lớp học (múa, họa, võ...), chăm ngoan ở nhà (nghe lời ông, bà, bố, mẹ)…

Phong trào sẽ được tổ chức 2 năm một lần.


UBND tỉnh Nghệ An họp bàn giải pháp giảm tải các trường mầm non.
Vấn đề quản lý học sinh, sinh viên (HS, SV) trong dịp hè, Sở đã chỉ đạo các trường thành lập ban chỉ đạo hoạt động hè, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hè cho HS; tổ chức bàn giao, cấp phiếu theo dõi HS hoạt động hè tại địa phương; phối hợp với công an quản lý các HS cá biệt trên địa bàn; phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, tổ chức để tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu niên, nhi đồng đảm bảo các em có kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo thành phố Vinh đã trình bày thực trạng về giáo dục mầm non (GD MN), trong đó nhấn mạnh vấn đề quá tải ở các trường MN trong những năm gần đây. Theo kế hoạch, năm học 2012-2013, toàn thành phố có 44 trường MN (tăng 2 trường so với năm học trước); tổng số nhóm lớp cần huy động là 409 nhóm lớp (tăng 22 nhóm lớp so với năm học trước).

Tuy nhiên, để đảm bảo phổ cập GD MN đúng độ tuổi còn gặp một số khó khăn: điều kiện cơ sở vật chất một số trường MN còn hạn chế; qui mô trường lớp có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu trong độ tuổi, một số phường xã chưa có trường MN công lập (Lê Lợi, Hưng Phúc); một số địa phương trẻ vẫn phải học trong nhà văn hóa (Cửa Nam, Nghi Đức); Tỷ lệ huy động thấp trong khi nhu cầu thực tế rất lớn; một số trường áp lực trong công tác tuyển sinh, dẫn đến quá tải...

Để khắc phục tình trạng trên, năm học 2012-2013, thành phố Vinh đã có chủ trương đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường MN công lập ở những phường xã chưa có trường MN công lập; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các trường MN dân lập, tư thục ở các địa bàn có áp lực tuyển sinh lớn như Hà Huy Tập; Hưng Bình, Nghi Phú, Đông Vĩnh; mở rộng qui mô các trường MN hiện có và huy động nguồn lực xã hội hóa.

Thành phố có kiến nghị UBND tỉnh, Sở GD-ĐT chấp thuận cho việc sĩ số vượt qui định của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo khi chưa có đủ phòng học đáp ứng nhu cầu HS; có cơ chế đặc thù để thành phố huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường MN.

Ông Nguyễn Xuân Đường - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ: các cơ quan chức năng liên quan phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội làm tốt công tác quản lý HS, SV trong dịp hè, tạo các sân chơi lành mạnh cho trẻ ở địa phương không để xảy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc.

Riêng về vấn đề quá tải các trường MN trên địa bàn thành phố Vinh, giao cho UBND thành phố và ngành GD rà soát lại số lượng trẻ trên địa bàn, ưu tiên trẻ trong độ tuổi; rà soát lại hệ thống qui mô trường lớp để có phương án mở rộng điểm trường; công khai chỉ tiêu và tiêu chí đầu vào các trường MN; tăng cường huy động xã hội hóa giáo dục đầu tư cho ngành học MN; trình UBND tỉnh các phương án mở rộng trường lớp để UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất.

Lany Nguyễn


Gánh nặng trên vai trẻ thơ

Nếu như thi vào đại học thí sinh chỉ phải thi tất cả 3 môn cơ bản theo khối thi, và mỗi thí sinh có thể lựa chọn thi một trường hoặc hai trường (nếu như thí sinh nào theo học 2 khối). Thì chúng ta hãy nhìn lại xem các trẻ thi "vượt rào" vào lớp một phải trải qua cuộc thi sát hạch "gay go" như thế nào.

Tại trường Nguyễn Siêu ngoài việc phải vượt qua các bài kiểm tra liên quan đến nhận biết về ngôn ngữ (tiếng Việt), tư duy toán học, tiếng Anh, kiểm tra năng lực quan sát, ghi nhớ, diễn đạt, trẻ phải qua phần kiểm tra sức khỏe (cân nặng), không bị dị tật, không nói ngọng, nói lắp. Thời gian ở lại tại trường trong một ngày, khi trẻ ăn, ngủ, chơi, giao tiếp với bạn bè, cũng là lúc hội đồng tuyển sinh tiếp tục quan sát để "chấm điểm".

Với những nội dung kiểm tra ở trên, dễ nhận thấy rằng nó giống như một sự tổng hợp bao gồm thi vào các trường đại học nói chung (tiếng Việt, toán học, tiếng Anh), hoặc các trường mang tính đặc thù nói riêng như: trường An ninh (kiểm tra sức khỏe) + kiến thức văn hóa; Thi vào ngành hàng không (năng lực quan sát, ghi nhớ, sức khỏe, không bị dị tật, nói lắp, nói ngọng… ) + kiến thức văn hóa… Hơn là một cuộc kiểm tra để "tuyển" các bé vào lớp một.

Với thí sinh thi đại học việc ôn 3 môn theo khối thi đã là một khó khăn, một áp lực lớn mà không ít thí sinh phải lao đao, phải cật lực mới có thể vượt qua. Cũng chính vì áp lực đó mà người người đi lò luyện thi, nhà nhà cho con đi học thêm, học kèm. Và với cái kiểu "kiểm tra" vượt rào vào lớp một như các trường tiểu học hiện nay, thì có khi lại không ít nơi mọc lên các lò luyện thi vào lớp một tăng cường, lò luyện thi vào lớp một cấp tốc…

Không biết với một đứa trẻ phải "gánh" trên vai những đợt kiểm tra như trên thì các em phải chịu áp lực đến mức nào, phải "cày" như thế nào mới có thể vượt qua được đợt "tuyển sinh" này. Và liệu các bậc phụ huynh có thông cảm với con hay không khi mà chúng sẽ "thi trượt" một vài lần, hay sẽ "động viên" con tiếp tục công cuộc "dùi mài" trong "trận chiến" tiếp theo để được vào lớp một đúng ý.

"Cán cân" tâm lí không cân bằng với lứa tuổi

Chuẩn bị bước vào lớp một, đó là thời gian mà trẻ còn đang rất hồn nhiên, ham chạy nhảy, và thiên về phát triển tự nhiên. Đáng ra các em chưa phải "bận tâm" nhiều về việc học hành căng thẳng, việc chạy đua trường lớp, cạnh tranh bạn bè… để được vào các trường "top trên". Việc "mong" cho bé vào trường "xịn" ở Hà Nội là ý của phụ huynh. Và dường như chính các bậc phụ huynh đang thay đổi, nếu không muốn nói quá rằng phá vỡ đi sự phát triển tự nhiên đó của con em mình.

Chạy đua chỉ mang lại căng thẳng, áp lực rất lớn và không cân bằng với tâm lí và tư duy của trẻ. Khoa học đã chứng minh bé sẽ làm quen tốt hơn với việc thực hiện phép tính khi bước vào lớp một. Nhưng nếu xác định cho con thi vào trường điểm thì bé buộc phải biết làm tính khi chưa đến tuổi vào lớp một, hoặc phải học tiếng Anh khi chưa biết tiếng Việt… để có thể vượt qua kì thi vào trường mà phụ huynh mong muốn.

Sự phát triển tâm lí không tự nhiên như muốn con phải trở thành "thiên tài" dù cho tố chất của nó chỉ cáng đáng được ở mức bình thường, "bắt" trẻ phải chịu áp lực khi còn quá nhỏ, và yêu cầu một đứa trẻ thi còn hơn cả thi đại học là điều quá sức và không khoa học với chúng.

Bắt trẻ phải chịu một áp lực mà đáng lẽ phải tới khi bước vào kì thi đại học chúng mới phải chuẩn bị tâm lí là một điều hết sức vô lí. Trẻ cần được học tập, được vui chơi một cách tự nhiên đúng với lứa tuổi chứ không phải bị đè nặng trong áp lực thi cử do chính bố mẹ và một số trường vô tình đặt ra.

Giờ đây, cuộc chạy đua vào lớp một dường như còn căng thẳng hơn cả tuyển sinh đại học, bởi để vào được lớp một ở các trường điểm, trường gần nhà, trường trái tuyến… có khi đó là "cuộc chiến" cho cả trẻ và phụ huynh.

Huyền Minh

(Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Ban giai phap giam qua tai trong cac truong mam non

(Dân trí) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có buổi làm việc với Sở GD&ĐT, UBND thành phố Vinh và các Sở, ngành liên quan để nghe và bàn các giải quản lý HS-SV trong dịp hè; đôn đốc, kiểm tra khắc phục tình trạng quá tải ở các trường mầm non trên địa bàn. Trước đây, cụm từ "tỉ lệ chọi" thường xuất hiện khi các sĩ tử bước vào kì thi đại học. Giờ đây "tỉ lệ chọi" còn trở nên "nóng" hơn, áp lực hơn với các em chuẩn bị bước vào lớp 1 và cả cha mẹ của các em trong cuộc đua "chạy trường, tìm lớp". TAND Q.Phú Nhuận đã thụ lý đơn của 5 giáo viên nước ngoài khởi kiện Công ty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam (viết tắt là Raffles VN, trụ sở ở 117 Nguyễn Văn Trỗi, P.12, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) vì cho rằng đơn vị này đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

UBND tỉnh Nghệ An họp bàn giải pháp giảm tải các trường mầm non.
Vấn đề quản lý học sinh, sinh viên (HS, SV) trong dịp hè, Sở đã chỉ đạo các trường thành lập ban chỉ đạo hoạt động hè, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hè cho HS; tổ chức bàn giao, cấp phiếu theo dõi HS hoạt động hè tại địa phương; phối hợp với công an quản lý các HS cá biệt trên địa bàn; phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, tổ chức để tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu niên, nhi đồng đảm bảo các em có kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo thành phố Vinh đã trình bày thực trạng về giáo dục mầm non (GD MN), trong đó nhấn mạnh vấn đề quá tải ở các trường MN trong những năm gần đây. Theo kế hoạch, năm học 2012-2013, toàn thành phố có 44 trường MN (tăng 2 trường so với năm học trước); tổng số nhóm lớp cần huy động là 409 nhóm lớp (tăng 22 nhóm lớp so với năm học trước).

Tuy nhiên, để đảm bảo phổ cập GD MN đúng độ tuổi còn gặp một số khó khăn: điều kiện cơ sở vật chất một số trường MN còn hạn chế; qui mô trường lớp có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu trong độ tuổi, một số phường xã chưa có trường MN công lập (Lê Lợi, Hưng Phúc); một số địa phương trẻ vẫn phải học trong nhà văn hóa (Cửa Nam, Nghi Đức); Tỷ lệ huy động thấp trong khi nhu cầu thực tế rất lớn; một số trường áp lực trong công tác tuyển sinh, dẫn đến quá tải...

Để khắc phục tình trạng trên, năm học 2012-2013, thành phố Vinh đã có chủ trương đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường MN công lập ở những phường xã chưa có trường MN công lập; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các trường MN dân lập, tư thục ở các địa bàn có áp lực tuyển sinh lớn như Hà Huy Tập; Hưng Bình, Nghi Phú, Đông Vĩnh; mở rộng qui mô các trường MN hiện có và huy động nguồn lực xã hội hóa.

Thành phố có kiến nghị UBND tỉnh, Sở GD-ĐT chấp thuận cho việc sĩ số vượt qui định của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo khi chưa có đủ phòng học đáp ứng nhu cầu HS; có cơ chế đặc thù để thành phố huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường MN.

Ông Nguyễn Xuân Đường - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ: các cơ quan chức năng liên quan phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội làm tốt công tác quản lý HS, SV trong dịp hè, tạo các sân chơi lành mạnh cho trẻ ở địa phương không để xảy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc.

Riêng về vấn đề quá tải các trường MN trên địa bàn thành phố Vinh, giao cho UBND thành phố và ngành GD rà soát lại số lượng trẻ trên địa bàn, ưu tiên trẻ trong độ tuổi; rà soát lại hệ thống qui mô trường lớp để có phương án mở rộng điểm trường; công khai chỉ tiêu và tiêu chí đầu vào các trường MN; tăng cường huy động xã hội hóa giáo dục đầu tư cho ngành học MN; trình UBND tỉnh các phương án mở rộng trường lớp để UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất.

Lany Nguyễn


Gánh nặng trên vai trẻ thơ

Nếu như thi vào đại học thí sinh chỉ phải thi tất cả 3 môn cơ bản theo khối thi, và mỗi thí sinh có thể lựa chọn thi một trường hoặc hai trường (nếu như thí sinh nào theo học 2 khối). Thì chúng ta hãy nhìn lại xem các trẻ thi "vượt rào" vào lớp một phải trải qua cuộc thi sát hạch "gay go" như thế nào.

Tại trường Nguyễn Siêu ngoài việc phải vượt qua các bài kiểm tra liên quan đến nhận biết về ngôn ngữ (tiếng Việt), tư duy toán học, tiếng Anh, kiểm tra năng lực quan sát, ghi nhớ, diễn đạt, trẻ phải qua phần kiểm tra sức khỏe (cân nặng), không bị dị tật, không nói ngọng, nói lắp. Thời gian ở lại tại trường trong một ngày, khi trẻ ăn, ngủ, chơi, giao tiếp với bạn bè, cũng là lúc hội đồng tuyển sinh tiếp tục quan sát để "chấm điểm".

Với những nội dung kiểm tra ở trên, dễ nhận thấy rằng nó giống như một sự tổng hợp bao gồm thi vào các trường đại học nói chung (tiếng Việt, toán học, tiếng Anh), hoặc các trường mang tính đặc thù nói riêng như: trường An ninh (kiểm tra sức khỏe) + kiến thức văn hóa; Thi vào ngành hàng không (năng lực quan sát, ghi nhớ, sức khỏe, không bị dị tật, nói lắp, nói ngọng… ) + kiến thức văn hóa… Hơn là một cuộc kiểm tra để "tuyển" các bé vào lớp một.

Với thí sinh thi đại học việc ôn 3 môn theo khối thi đã là một khó khăn, một áp lực lớn mà không ít thí sinh phải lao đao, phải cật lực mới có thể vượt qua. Cũng chính vì áp lực đó mà người người đi lò luyện thi, nhà nhà cho con đi học thêm, học kèm. Và với cái kiểu "kiểm tra" vượt rào vào lớp một như các trường tiểu học hiện nay, thì có khi lại không ít nơi mọc lên các lò luyện thi vào lớp một tăng cường, lò luyện thi vào lớp một cấp tốc…

Không biết với một đứa trẻ phải "gánh" trên vai những đợt kiểm tra như trên thì các em phải chịu áp lực đến mức nào, phải "cày" như thế nào mới có thể vượt qua được đợt "tuyển sinh" này. Và liệu các bậc phụ huynh có thông cảm với con hay không khi mà chúng sẽ "thi trượt" một vài lần, hay sẽ "động viên" con tiếp tục công cuộc "dùi mài" trong "trận chiến" tiếp theo để được vào lớp một đúng ý.

"Cán cân" tâm lí không cân bằng với lứa tuổi

Chuẩn bị bước vào lớp một, đó là thời gian mà trẻ còn đang rất hồn nhiên, ham chạy nhảy, và thiên về phát triển tự nhiên. Đáng ra các em chưa phải "bận tâm" nhiều về việc học hành căng thẳng, việc chạy đua trường lớp, cạnh tranh bạn bè… để được vào các trường "top trên". Việc "mong" cho bé vào trường "xịn" ở Hà Nội là ý của phụ huynh. Và dường như chính các bậc phụ huynh đang thay đổi, nếu không muốn nói quá rằng phá vỡ đi sự phát triển tự nhiên đó của con em mình.

Chạy đua chỉ mang lại căng thẳng, áp lực rất lớn và không cân bằng với tâm lí và tư duy của trẻ. Khoa học đã chứng minh bé sẽ làm quen tốt hơn với việc thực hiện phép tính khi bước vào lớp một. Nhưng nếu xác định cho con thi vào trường điểm thì bé buộc phải biết làm tính khi chưa đến tuổi vào lớp một, hoặc phải học tiếng Anh khi chưa biết tiếng Việt… để có thể vượt qua kì thi vào trường mà phụ huynh mong muốn.

Sự phát triển tâm lí không tự nhiên như muốn con phải trở thành "thiên tài" dù cho tố chất của nó chỉ cáng đáng được ở mức bình thường, "bắt" trẻ phải chịu áp lực khi còn quá nhỏ, và yêu cầu một đứa trẻ thi còn hơn cả thi đại học là điều quá sức và không khoa học với chúng.

Bắt trẻ phải chịu một áp lực mà đáng lẽ phải tới khi bước vào kì thi đại học chúng mới phải chuẩn bị tâm lí là một điều hết sức vô lí. Trẻ cần được học tập, được vui chơi một cách tự nhiên đúng với lứa tuổi chứ không phải bị đè nặng trong áp lực thi cử do chính bố mẹ và một số trường vô tình đặt ra.

Giờ đây, cuộc chạy đua vào lớp một dường như còn căng thẳng hơn cả tuyển sinh đại học, bởi để vào được lớp một ở các trường điểm, trường gần nhà, trường trái tuyến… có khi đó là "cuộc chiến" cho cả trẻ và phụ huynh.

Huyền Minh

(Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Các giáo viên này gồm Seidel Franziska, Nicole Mandy Baudisch (quốc tịch Đức), Alfredo De La Casa Ayuso (quốc tịch Anh), Joseph Lane Flaten (quốc tịch Mỹ) và Philippe Daniel Neyroud (quốc tịch Thụy Sĩ).

Theo đơn kiện, từ ngày 5.3 - 9.4.2012, Raffles VN ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn đối với họ, với lý do Raffles VN bị Thanh tra Bộ GD-ĐT xử phạt vi phạm hành chính, buộc phải chấm dứt hành vi quảng cáo, tuyển sinh, đào tạo trái quy định của pháp luật Việt Nam; do vậy Raffles VN cho rằng mình có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động căn cứ vào quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 bộ luật Lao động. Tuy nhiên, các giáo viên này lại cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói trên chỉ buộc Raffles VN phải dừng các hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép các cấp độ đào tạo đã ký kết với đối tác nước ngoài trên lãnh thổ VN, các hoạt động đúng phép vẫn được thực hiện, và Raffles VN không bị rút giấy phép hoạt động hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh. 5 giáo viên này yêu cầu Raffles VN tiếp tục thực hiện hợp đồng, thanh toán tiền lương cho những ngày không được làm việc, bồi thường… tổng cộng khoảng từ 180 đến hơn 200 triệu đồng/người.

>> Thu hồi giấy phép Raffles Việt Nam
>> Phụ huynh đề nghị cấm xuất cảnh Tổng giám đốc Raffles VN
>> Raffles chỉ trích quyết định xử phạt của VN
>> Raffles không được đào tạo khi đang bị xử phạt
>> Đào tạo "vượt cấp": Nhiều trường bị xử phạt, không được công nhận bằng cấp
>> Tiếp tục tuyển sinh chương trình không phép
>> Nhiều vi phạm trong tuyển sinh và liên kết đào tạo

Lê Nga


Monday 28 May 2012

Gui con o Truong Maple Bear... tien mat tat mang

(GDVN) - Trường quốc tế gì mà dịch bệnh nào học sinh cũng bị dính? Hết dịch TCM lại đến thủy đậu… Trường quốc tế gì mà dùng những thực phẩm quá đát, ẩm mốc, ôi thiu chế biến thức ăn cho trẻ??? Từ đầu tháng 5 năm 2012, Chương trình Cao học Việt Bỉ (liên kết giữa Trường Quản Trị và Kinh tế Solvay Brussels (trực thuộc Đại học Tự Do Brussels) và Đại học Mở TP.HCM bắt đầu tuyển sinh khóa IV chương trình Thạc sĩ Quản trị Chất lượng và Hiệu quả Kinh doanh, để nhập học vào tháng 10.2012. Đối tượng của Chương trình là các nhân sự trong lĩnh vực quản trị và kiểm soát chất lượng thuộc ngành công nghiệp và dịch vụ (sản xuất, khách sạn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn). Cuộc thi do Trung tâm Anh ngữ ILA phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy tổ chức, diễn ra từ ngày 14/5/2012 đến ngày 24/05/2012, dành cho học sinh khối 3-4 trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Sau khi đăng tải những bài viết phản ánh việc Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội cho học sinh ăn "cơm bẩn", toàn soạn Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả. Hầu hết độc giả bày tỏ sự bức xúc, phẫn nộ khi một trường học núp bóng trường quốc tế có phí dịch vụ đắt đỏ nhất nhì ở Hà Nội có những hành vi coi thường sức khỏe, tính mạng, "dối chá", trục lợi, kinh doanh trên từng suất ăn của trẻ…

Cơ sở chế biến Cơm Việt cung cấp thức ăn cho trẻ học ở Maple Bear. Sau khi bị báo chí phanh phui, cơ sở này đã "biến mất"


Dưới đây là bức thư của độc giả Lê Thanh Bình gửi từ email thanhbinhle@gmail.com đến toasoan@giaoduc.net.vn

Báo Giáo dục Việt Nam trích đăng nguyên văn nội dung lá thư của độc giả Lê Thanh Bình.

"Tôi là một độc giả thường xuyên của Báo Giáo dục Việt Nam. Gần đây, tôi có theo dõi những thông tin về việc Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội cho trẻ ăn "cơm bẩn" khiến nhiều phụ huynh phẫn nộ, bật khóc nức nở và dư luận bức xúc.

Là một người mẹ, tôi hiểu được cái tâm trạng lo lắng, bức xúc, phẫn nộ ấy của các bậc phụ huynh. Chính bản thân tôi cũng thấy vô cùng bức xúc, vô cùng khó chịu trước những hành động không nhân đạo mà Trường Maple Bear đã làm trong thời gian qua. Trước tiên, tôi xin được chia sẻ những tâm trạng lo lắng, bức xúc cùng các phụ huynh đã và đang có con theo học ở Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội.

Tôi được biết, Maple Bear là trường mầm non quốc tế, nằm trong hệ thống trường quốc tế của Canada. Nó mới xuất hiện tại Hà Nội khoảng hơn 2 năm nay. Tôi cũng được biết, ngôi trường này đã từng thu hút được khá đông phụ huynh và học phí tại đây rất cao (9-12 triệu đồng/tháng). Sở dĩ, trường tạo được sức hút bởi trường thường thuê những tòa nhà cao cấp cùng khẩu hiệu: "Dạy và học theo phong cách, phương pháp Canada...".

Nhiều bà mẹ có mức thu nhập thấp hoặc tầm trung trung như tôi đã từng "thèm khát", chỉ dám đứng ngoài mà ngưỡng mộ và ước ao "giá như nhóc nhà mình cũng được vào Maple Bear học thì tốt biết mấy…".

Tuy nhiên, những sự việc lùm xùm, bê bối liên tiếp được phụ huynh và báo chí vào cuộc phanh phui trong thời gian qua khiến tôi đã có cái nhìn rất khác, hoàn toàn khác về ngôi trường quốc tế này. Có người đã bảo rằng, tất cả chỉ là lừa phỉnh, dối chá, bịp bợm, kinh doanh, trục lợi dưới danh nghĩa giáo dục... tôi thì nghĩ mọi chuyện không đến mức như vậy, nhưng quả thực những gì đã xảy ra khiến nhiều phụ huynh đang có ý định lựa chọn nơi này vô cùng lo lắng.

Tôi biết, tại sao nhiều phụ huynh lại "chịu chi" như thế. Họ sẵn sàng bỏ ra 9-12 triệu đồng/tháng để trả học phí học mẫu giáo cho con bởi họ mong muốn, con cái của mình sẽ được thụ hưởng một nền giáo dục văn minh, hiện đại ngay từ những năm tháng đầu đời. Và hầu hết những đứa trẻ học ở Maple Bear đều mang quốc tịch nước ngoài sẽ cùng bố mẹ xuất ngoại trong nay mai. Họ muốn con sớm được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế từ khi bắt đầu có nhận thức về cuộc sống.

Cũng thật dễ hiểu. Khi các trường quốc tế mọc lên như nấm, để không phải phân vân, đắn đo, cân nhắc quá nhiều, nhiều phụ huynh chọn ngôi trường có phí dịch vụ đắt nhất và chắc chắn với một niềm tin: Học phí đắt thì chất lượng phải cao…

Phụ huynh bị lừa phỉnh, bị dối trá bởi khẩu hiệu chào mời đầy hấp dẫn "Dạy và học theo phong cách, phương pháp Canada". Thế nhưng, "ở trong chăn mới biết chăn có giận". Vào rồi mới biết, nó không hào nhoáng, không lung linh, không tốt đẹp như những gì bên ngoài thể hiện ra…

Các phụ huynh vô cùng bức xúc với cách điều hành của Trường Maple Bear


Bản thân tôi lấy làm lạ và khó hiểu. Rằng, đã là trường quốc tế thì chất lượng dịch vụ phải có sự khác biệt, phải phân tầng rõ ràng, phải khẳng định được "đẳng cấp quốc tế" mới đúng. Đằng này, chất lượng dịch vụ thấp kém ngay từ xuất ăn của các bé, mà ở tuổi này thì chế độ dinh dưỡng lại vô cùng quan trọng, một xuất cơm bụi được sản xuất ở cái nơi mất vệ sinh như cơ sở cơm việt thì thử hỏi bà mẹ nào yên tâm cho nổi. Rồi còn cả chuyện thay đổi giáo viên liên tục, khiến ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ. Ấy vậy nên, chính phụ huynh có con gửi ở trường này đã chia sẻ rằng, con chị được hưởng dịch vụ 9 triệu đồng/tháng vẫn sợ hãi việc đến trường mỗi ngày.

Trường quốc tế gì mà dịch bệnh nào học sinh cũng bị dính? Hết dịch TCM lại đến thủy đậu… Rồi số trẻ phải nghỉ ốm ở nhà không đến được lớp cứ như chuyện cơm bữa vậy. Điều đáng báo động hơn, có những đứa trẻ trong thời gian học ở Maple Bear không hề lên cân. Trường quốc tế gì mà giáo viên chểnh mảng việc trông nom, chăm sóc trẻ khiến các cháu bị ngã chảy máu để lại sẹo sâu ở mí mắt trong giờ học? Trường quốc tế gì mà mua đồ ăn cho trẻ cũng không biết người ta làm ăn thế nào, may mà cuối cùng người ta đã phát hiện ra cái cơ sở cơm việt kia đã dùng những thực phẩm quá đát, ẩm mốc, ôi thiu chế biến thức ăn cho trẻ, hộp bơ có cả chân gián, mọi thứ đều nhem nhếch và bẩn thỉu... Và những phát hiện động trời này đã một lần nữa cảnh báo cho các bà mẹ, không nên tin tưởng thái quá vào cái mác "trường quốc tế".

Nghĩ đến những điều này tôi thấy "bất bình thay" cho những bà mẹ gửi con ở Maple Bear: Tiền mất, tật mang. Chỉ tiếc rằng, phụ huynh phát hiện ra con cái mình đang bị "đầu độc" bởi những bữa ăn như thế cũng đã quá muộn.

Buồn hơn là lãnh đạo Trường Maple Bear lần đầu tiên có lời xin lỗi phụ huynh và học sinh nhưng cuối cùng cần quy kết trách nhiệm đến những người liên quan lại đùn đẩy, chối bỏ mọi trách nhiệm.

Cách làm việc của lãnh đạo Trường Maple Baer cũng không thể chấp nhận được từ thái độ, tác phong đến cách thức quản lí... Phụ huynh đã bức xúc nói trên báo rằng, nhà trường không có thiện chí hợp tác trong các cuộc họp, rằng những quyết định đưa ra hôm trước thì hôm sau lại lật mặt, chối bỏ, rằng lãnh đạo trường không có bất cứ sự xin lỗi và cam kết, hứa hẹn bảo vệ quyền lợi cho trẻ bằng văn bản đến phụ huynh… Cách làm việc quá nghiệp dư, quá chợ búa, hoàn toàn không xứng tầm là một ngôi trường quốc tế.

Tôi cũng được biết, trước khi cho con vào học ở Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội, phụ huynh phải đóng 300 USD phí nhập học, 300 USD phí xây dựng trường. Sau những sự việc ầm ĩ vừa qua, tôi chợt nghĩ: Phải chăng Maple Bear đang cố tình "đá" những học sinh đã có ra khỏi trường để chiêu sinh các đối tượng mới để tiếp tục thu về 600 USD/học sinh?

Thiết nghĩa, câu chuyện mang tên Maple Bear sẽ là một bài học, một sự cân nhắc cho tất cả các bậc phụ huynh đã và đang có ý định gửi con vào trường quốc tế…


ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Chương trình học được thiết kế nhằm đào tạo những nhà quản lý hiện tại cũng như các ứng viên của vị trí quản lý trong ngành công nghiệp và dịch vụ, nắm vững các quy trình của tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng những quy luật về chất lượng, kiểm soát và đánh giá, đồng thời áp dụng những công cụ quản trị để đảm bảo thành công lâu dài cho doanh nghiệp và mỗi cá nhân làm việc trong lĩnh vực này.

Buổi tìm hiểu về chương trình và thảo luận với các Giáo sư chuyên ngành Quản trị Chất lượng sẽ được tổ chức vào lúc 14h ngày 2.6 tại phòng 118, Đại học Mở, 97 Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM.


Hơn 3.900 học sinh khối 3-4 thuộc 14 trường Tiểu học quận Cầu Giấy háo hức bước vào cuộc thi đánh vần - "Spelling Competition" do Trung tâm Anh ngữ ILA phối hợp tổ chức cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy. Với hình thức thi mới lạ và độc đáo, đơn giản nhưng hiệu quả, cuộc thi đã chọn ra được 84 học sinh xuất sắc của 14 trường tiếp tục bước vào vòng chung kết, tổ chức tại trường tiểu học Mai Dịch vào sáng ngày 24/5/2012.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, chuyên viên phụ trách tiếng Anh - phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy cho biết: " Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy đã nhiều lần tổ chức thi Olympic tiếng Anh cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở trên toàn quận. Tuy nhiên, cuộc thi "Đánh vần tiếng Anh" phối hợp với Trung tâm Anh ngữ ILA lần đầu tiên tổ chức, thực sự là một sân chơi tiếng Anh mới lạ cho học sinh lớp 3 và 4. Cuộc thi sàng lọc từ đơn vị lớp, lên cấp trường và quận sẽ tạo cơ hội đồng đều cho tất cả học sinh thể hiện khả năng tiếng Anh của mình ".

Ông Nguyễn Ngọc Phúc- Chuyên viên Tiếng Anh Quận Cầu Giấy trao giải thưởng cho cháu đạt Giải Đặc biệt

Thầy Sam và Peter trao thưởng cho các cháu

Thầy giáo Trần Việt Phương giáo viên trường tiểu học Nam Trung Yên chia sẻ: " Hiện nay việc dạy học tiếng Anh đã được phổ cập từ bậc tiểu học, tuy nhiên khối lượng kiến thức học sinh có chưa nhiều, hơn nữa kỹ năng nói tiếng Anh chuẩn còn hạn chế, nên cuộc thi "Đánh vần tiếng Anh" rất phù hợp với lứa tuổi, thực sự bổ ích và hấp dẫn các em. Đặc biệt, thực hành nghe - nói với người bản ngữ khi học ngoại ngữ là một cơ hội lớn để các em phát âm chuẩn, và hiểu được ngôn ngữ chính xác khi giao tiếp thực tế ".

Qua cuộc thi, nhiều học sinh đã bộc lộ rõ khả năng nghe nói và sử dụng từ ngữ Tiếng Anh rất phong phú và đa dạng.

Em Nguyễn Lê My học sinh lớp 3A2 trường Nguyễn Siêu đoạt giải Đặc biệt của cuộc thi chia sẻ: " Cuộc thi rất vui, các Thầy Cô giáo của Trung tâm Anh ngữ ILA đã khuyến khích và giúp đỡ để chúng em cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh. Em rất hào hứng khi sắp tới được đi học tại ILA để nâng cao thêm trình độ tiếng Anh của mình". Đồng quan điểm, bạn Nguyễn Phú An học sinh lớp 4E trường Dịch Vọng B , người đạt giải Nhất khối 4 phát biểu: " Em thấy cuộc thi này hay vì cách thi mới lạ so với ở trường. Em còn biết thêm cách sử dụng các từ tiếng Anh thật chính xác. Em hi vọng cuộc thi sẽ tiếp tục và mở rộng cho cả học sinh lớp 5 để em vẫn được tham gia ạ. "

Rất nhiều học bổng trị giá từ 15% đến 100% cùng các quà tặng hấp dẫn khác như Kim từ điển, phiếu mua hàng tại FAHASA của Trung tâm Anh ngữ ILA đã được các bạn học sinh yêu thích tiếng Anh chinh phục.

Cuộc thi ngoài việc tìm kiếm được các học sinh có khả năng tiếng Anh tốt để động viên, còn đem đến cho các em niềm yêu thích với môn ngoại ngữ phổ thông này.


Ung vien thac sy de an 322 Chung toi khong the cho duoc nua

(GDVN) - Tôi tha thiết được đi học trong năm nay bởi gần 2 năm qua tôi hi vọng, nỗ lực cũng như bỏ qua nhiều cơ hội để được hoàn thiện bản thân. Nếu mất thêm 1, 2 năm nữa để đợi đề án mới thì quả thực là chúng tôi phải chịu quá nhiều thiệt thòi. KTĐT - Sở GD&ĐT Hà Nội đã hoàn thành việc tổng hợp thông tin về chỉ tiêu, số lượng HS đăng ký vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT công lập năm học 2012 - 2013. (GDVN) - Trường quốc tế gì mà dịch bệnh nào học sinh cũng bị dính? Hết dịch TCM lại đến thủy đậu… Trường quốc tế gì mà dùng những thực phẩm quá đát, ẩm mốc, ôi thiu chế biến thức ăn cho trẻ???
Ngày 11/5/2012, Bộ GD & ĐT ra thông báo số 375/TB-BGDĐT việc dừng đề án 322 (Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước) tức là ứng viên thạc sỹ, sinh viên không được cấp kinh phí để du học nước ngoài như chương trình ban đầu đã khiến nhiều ứng viên hoang mang, thất vọng. Trong đó, đối tượng thạc sỹ - hiện đang là cán bộ, công chức biên chế cơ quan nhà nước hoặc giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi dừng học bổng 322. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi lại những tâm sự của một số ứng viên thạc sỹ nhận được học bổng 322.

Chúng tôi đã đặt được một chân đến Pháp

Trong cuộc gặp mặt với Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài ngày 21/05, Th.S Ngô Thị Hồng Nhung (ứng viên đi Pháp) thẳng thắn nói: "Cuộc gặp này hơi muộn hơn so với sự mong muốn của chúng tôi. Tôi nghĩ Bộ nên trao đổi với các ứng viên để nắm được tình hình trước khi đưa ra thông báo, hướng giải quyết như vậy. Tôi thật sự thất vọng, công văn 375 giải quyết không thỏa đáng, không hợp lý".

Th.S Ngô Thị Hồng Nhung thẳng thắn, tha thiết đề nghị với Bộ cho ứng viên đi du học trong năm nay tại cuộc gặp mặt với Cục đào tạo với nước ngoài ngày 21/05.

Chị Nhung cho hay, gần 2 năm qua, chúng tôi nỗ lực đáp ứng điều kiện học tập, mục tiêu của Bộ đưa ra trong chương trình; sắp xếp những công việc cá nhân, bỏ lỡ nhiều cơ hội làm việc, học tập khác để tập trung học tiếng theo đề án 322…Có nhiều người tạm rời xa gia đình từ Nam ra Bắc để học, dừng công việc ở cơ quan nhà nước để theo học lấy chứng chỉ ngoại ngữ…

Còn anh P.T.Tiến (công tác tại ĐH NN) chưa hết bàng hoàng tâm sự: "Khi có quyết định dừng đề án 322, tôi rất hoang mang và thất vọng. Tôi cũng như mọi người bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc trong một năm qua để hoàn thành các điều kiện do Bộ và của các trường nước bạn đặt ra như ngoại ngữ, chứng chỉ tiếng Pháp, phỏng vấn bên CampusFrance, và hoàn thiện hồ sơ. Khi chúng tôi hoàn thành phỏng vấn tại CampusFrance và hồ sơ, tôi nghĩ mình đã bước được một chân đến Pháp rồi nên khi nhận được quyết định dừng học bổng tôi rất buồn và thất vọng, tôi mất nửa tháng hụt hẫng".

Anh kể lại, anh nhận được thông báo chính thức hôm 11/5/2012, trước đó anh đã nghe có thông tin dừng học bổng, nhưng cũng không tin lắm, bởi anh và nhiều người nghĩ rằng đây là một đề án lớn, anh có quyết định đi học của Bộ, giấy trắng mực đen chứ có phải mớ giấy lộn. Nhưng giờ thành sự thật, mặc dù Bộ đã đưa ra hai phương án nhưng đều không khả thi với các ứng viên.

"Những người trong gia đình tôi buồn và ngỡ ngàng không hiểu vì sao một đề án lớn của Chính phủ mà có thể dừng đột ngột. Tôi đã dành ra rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng giờ thì không có kết quả như mình mong muốn", anh chia sẻ.

Vừa đi làm tại trường, học 5 buổi/tuần tiếng Pháp khiến anh phải sắp xếp công việc hợp lý. Một năm học tiếng Pháp là một năm đầy cố gắng và nỗ lực của anh cũng như các ứng viên khác. Nhiều người trong lớp anh từ miền Nam, miền Trung phải gác lại việc cơ quan, gia đình để tập trung ra Hà Nội học với bao lo toan về vấn đề kinh tế. Sau khi hoàn thành xong khóa học rất nhiều học viên đã phải vay nợ một món tiền kha khá.

"Trước đây tôi học tiếng anh, nhưng khi nhận được quyết định đi học tại Pháp tôi đầu tư học ngày học đêm với mong muốn khi đến Pháp có thể tiếp thu và làm quen ngay với môi trường giáo dục của học. Việc vừa đi học tiếng, vừa phải hoàn thành công việc giảng dạy tại trường, nhiều khi tôi thấy thật là mệt mỏi, nhưng vì mục tiêu đi học nước ngoài giúp cho tôi có động lực vượt qua tất cả", anh Tiến bộc bạch.

Chúng tôi không thể chờ được nữa

Cách trả lời, hướng giải quyết của Bộ đưa ra nhiều ứng viên thạc sỹ cho rằng không thỏa đáng, không hợp lý. Bởi, họ không thể mất thêm 2- 3 năm nữa để học tiếng, rồi chuẩn bị du học trong khi đó gần hơn 1 năm nay, họ tạm gác công việc, chạy vạy tiền khắp nơi để học tiếng cũng như tuổi thanh xuân của họ đã chẳng còn nhiều.

"Những hướng giải quyết của Bộ đưa ra không thỏa đáng. Chúng tôi rất mệt mỏi nếu tiếp tục phải chờ đợi thêm 1, 2 năm nữa để được đi học đúng theo nguyện vọng. Chúng tôi không thể chờ được nữa…", chị Nhung thẳng thắn nói.

Còn anh Tiến thất vọng nói: "Tôi đã quyết tâm bỏ công sức rất nhiều trong việc giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học và trau rồi kiến thức, nguyện vọng lớn nhất của tôi là được đi học ở các nước tiên tiến để mang những kiến thức mình đóng góp một chút gì đó cho phát triển nước nhà. Tôi đã lập kế học học tập Thạc sỹ và sau đó có điều kiện có thể làm luôn Tiến sỹ, nhưng giờ kế hoạch đó có thể chậm lại và chưa biết khi nào sẽ thực hiện được!?".

Hiện nay, nhiều các cơ sở đào tạo bên Pháp đã trả lời các ứng cử viên và theo kế hoạch tháng 9 năm nay ứng viên thạc sỹ sẽ nhập học.

Anh Tiến thẳng thắn chia sẻ: "Trường Bordeau1 bên Pháp đã thông báo nhận tôi. Việc dừng đề án ảnh hưởng đến chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi đều có kế hoạch của mình về học tập, gia đình, kinh tế. Chúng tôi không còn ở tuổi 19, 20 nữa, nếu không được đi học sớm thì khả năng nhận thức hay động lực trong học tập cũng vơi cạn dần".

Nhiều ứng cử viên cho rằng, theo cách lý giải của Cục trưởng là không hợp lý. Cục là nơi quản lý lưu học sinh, cấp chỉ tiêu tuyển sinh mà lại không biết được việc tuyển sinh vượt chỉ tiêu đề ra. Để giờ các ứng viên phải chịu hậu quả mà Cục và Bộ làm sai.

"Tôi mong Bộ và Cục đào tạo làm sai ở đâu thì sửa ở đó chứ không thể bắt ứng viên chịu được. Tôi hy vọng Bộ và Chính phủ sẽ giải quyết sớm để các ứng viên được đi học đúng chuyên ngành, đúng nước và đúng thời gian theo giấy báo nhập học của nước bạn", ứng viên Tiến tha thiết đề nghị.

Và Th.S Hồng Nhung đề nghị: "Chúng tôi mong Bộ tiếp tục trình đề án cho chúng tôi được đi học theo đúng nguyện vọng. Hiện các cơ sở đào tạo nước ngoài đã nhận chúng tôi, vài người đã liên hệ chỗ ăn ở bên đó. Vì vậy, chúng tôi tha thiết yêu cầu được đi học trong năm nay".

>>> Hà Nội: Chi tiết số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10
Theo đó, HS muốn thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào trường THPT công lập nộp đơn tại các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trong 2 ngày 28 và 29/5. HS chỉ được đổi nguyện vọng dự tuyển giữa các trường trong khu vực tuyển sinh đã đăng ký. HS không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào các lớp chuyên.

Sau khi đăng tải những bài viết phản ánh việc Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội cho học sinh ăn "cơm bẩn", toàn soạn Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả. Hầu hết độc giả bày tỏ sự bức xúc, phẫn nộ khi một trường học núp bóng trường quốc tế có phí dịch vụ đắt đỏ nhất nhì ở Hà Nội có những hành vi coi thường sức khỏe, tính mạng, "dối chá", trục lợi, kinh doanh trên từng suất ăn của trẻ…

Cơ sở chế biến Cơm Việt cung cấp thức ăn cho trẻ học ở Maple Bear. Sau khi bị báo chí phanh phui, cơ sở này đã "biến mất"


Dưới đây là bức thư của độc giả Lê Thanh Bình gửi từ email thanhbinhle@gmail.com đến toasoan@giaoduc.net.vn

Báo Giáo dục Việt Nam trích đăng nguyên văn nội dung lá thư của độc giả Lê Thanh Bình.

"Tôi là một độc giả thường xuyên của Báo Giáo dục Việt Nam. Gần đây, tôi có theo dõi những thông tin về việc Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội cho trẻ ăn "cơm bẩn" khiến nhiều phụ huynh phẫn nộ, bật khóc nức nở và dư luận bức xúc.

Là một người mẹ, tôi hiểu được cái tâm trạng lo lắng, bức xúc, phẫn nộ ấy của các bậc phụ huynh. Chính bản thân tôi cũng thấy vô cùng bức xúc, vô cùng khó chịu trước những hành động không nhân đạo mà Trường Maple Bear đã làm trong thời gian qua. Trước tiên, tôi xin được chia sẻ những tâm trạng lo lắng, bức xúc cùng các phụ huynh đã và đang có con theo học ở Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội.

Tôi được biết, Maple Bear là trường mầm non quốc tế, nằm trong hệ thống trường quốc tế của Canada. Nó mới xuất hiện tại Hà Nội khoảng hơn 2 năm nay. Tôi cũng được biết, ngôi trường này đã từng thu hút được khá đông phụ huynh và học phí tại đây rất cao (9-12 triệu đồng/tháng). Sở dĩ, trường tạo được sức hút bởi trường thường thuê những tòa nhà cao cấp cùng khẩu hiệu: "Dạy và học theo phong cách, phương pháp Canada...".

Nhiều bà mẹ có mức thu nhập thấp hoặc tầm trung trung như tôi đã từng "thèm khát", chỉ dám đứng ngoài mà ngưỡng mộ và ước ao "giá như nhóc nhà mình cũng được vào Maple Bear học thì tốt biết mấy…".

Tuy nhiên, những sự việc lùm xùm, bê bối liên tiếp được phụ huynh và báo chí vào cuộc phanh phui trong thời gian qua khiến tôi đã có cái nhìn rất khác, hoàn toàn khác về ngôi trường quốc tế này. Có người đã bảo rằng, tất cả chỉ là lừa phỉnh, dối chá, bịp bợm, kinh doanh, trục lợi dưới danh nghĩa giáo dục... tôi thì nghĩ mọi chuyện không đến mức như vậy, nhưng quả thực những gì đã xảy ra khiến nhiều phụ huynh đang có ý định lựa chọn nơi này vô cùng lo lắng.

Tôi biết, tại sao nhiều phụ huynh lại "chịu chi" như thế. Họ sẵn sàng bỏ ra 9-12 triệu đồng/tháng để trả học phí học mẫu giáo cho con bởi họ mong muốn, con cái của mình sẽ được thụ hưởng một nền giáo dục văn minh, hiện đại ngay từ những năm tháng đầu đời. Và hầu hết những đứa trẻ học ở Maple Bear đều mang quốc tịch nước ngoài sẽ cùng bố mẹ xuất ngoại trong nay mai. Họ muốn con sớm được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế từ khi bắt đầu có nhận thức về cuộc sống.

Cũng thật dễ hiểu. Khi các trường quốc tế mọc lên như nấm, để không phải phân vân, đắn đo, cân nhắc quá nhiều, nhiều phụ huynh chọn ngôi trường có phí dịch vụ đắt nhất và chắc chắn với một niềm tin: Học phí đắt thì chất lượng phải cao…

Phụ huynh bị lừa phỉnh, bị dối trá bởi khẩu hiệu chào mời đầy hấp dẫn "Dạy và học theo phong cách, phương pháp Canada". Thế nhưng, "ở trong chăn mới biết chăn có giận". Vào rồi mới biết, nó không hào nhoáng, không lung linh, không tốt đẹp như những gì bên ngoài thể hiện ra…

Các phụ huynh vô cùng bức xúc với cách điều hành của Trường Maple Bear


Bản thân tôi lấy làm lạ và khó hiểu. Rằng, đã là trường quốc tế thì chất lượng dịch vụ phải có sự khác biệt, phải phân tầng rõ ràng, phải khẳng định được "đẳng cấp quốc tế" mới đúng. Đằng này, chất lượng dịch vụ thấp kém ngay từ xuất ăn của các bé, mà ở tuổi này thì chế độ dinh dưỡng lại vô cùng quan trọng, một xuất cơm bụi được sản xuất ở cái nơi mất vệ sinh như cơ sở cơm việt thì thử hỏi bà mẹ nào yên tâm cho nổi. Rồi còn cả chuyện thay đổi giáo viên liên tục, khiến ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ. Ấy vậy nên, chính phụ huynh có con gửi ở trường này đã chia sẻ rằng, con chị được hưởng dịch vụ 9 triệu đồng/tháng vẫn sợ hãi việc đến trường mỗi ngày.

Trường quốc tế gì mà dịch bệnh nào học sinh cũng bị dính? Hết dịch TCM lại đến thủy đậu… Rồi số trẻ phải nghỉ ốm ở nhà không đến được lớp cứ như chuyện cơm bữa vậy. Điều đáng báo động hơn, có những đứa trẻ trong thời gian học ở Maple Bear không hề lên cân. Trường quốc tế gì mà giáo viên chểnh mảng việc trông nom, chăm sóc trẻ khiến các cháu bị ngã chảy máu để lại sẹo sâu ở mí mắt trong giờ học? Trường quốc tế gì mà mua đồ ăn cho trẻ cũng không biết người ta làm ăn thế nào, may mà cuối cùng người ta đã phát hiện ra cái cơ sở cơm việt kia đã dùng những thực phẩm quá đát, ẩm mốc, ôi thiu chế biến thức ăn cho trẻ, hộp bơ có cả chân gián, mọi thứ đều nhem nhếch và bẩn thỉu... Và những phát hiện động trời này đã một lần nữa cảnh báo cho các bà mẹ, không nên tin tưởng thái quá vào cái mác "trường quốc tế".

Nghĩ đến những điều này tôi thấy "bất bình thay" cho những bà mẹ gửi con ở Maple Bear: Tiền mất, tật mang. Chỉ tiếc rằng, phụ huynh phát hiện ra con cái mình đang bị "đầu độc" bởi những bữa ăn như thế cũng đã quá muộn.

Buồn hơn là lãnh đạo Trường Maple Bear lần đầu tiên có lời xin lỗi phụ huynh và học sinh nhưng cuối cùng cần quy kết trách nhiệm đến những người liên quan lại đùn đẩy, chối bỏ mọi trách nhiệm.

Cách làm việc của lãnh đạo Trường Maple Baer cũng không thể chấp nhận được từ thái độ, tác phong đến cách thức quản lí... Phụ huynh đã bức xúc nói trên báo rằng, nhà trường không có thiện chí hợp tác trong các cuộc họp, rằng những quyết định đưa ra hôm trước thì hôm sau lại lật mặt, chối bỏ, rằng lãnh đạo trường không có bất cứ sự xin lỗi và cam kết, hứa hẹn bảo vệ quyền lợi cho trẻ bằng văn bản đến phụ huynh… Cách làm việc quá nghiệp dư, quá chợ búa, hoàn toàn không xứng tầm là một ngôi trường quốc tế.

Tôi cũng được biết, trước khi cho con vào học ở Trường mầm non Quốc tế Maple Bear Hà Nội, phụ huynh phải đóng 300 USD phí nhập học, 300 USD phí xây dựng trường. Sau những sự việc ầm ĩ vừa qua, tôi chợt nghĩ: Phải chăng Maple Bear đang cố tình "đá" những học sinh đã có ra khỏi trường để chiêu sinh các đối tượng mới để tiếp tục thu về 600 USD/học sinh?

Thiết nghĩa, câu chuyện mang tên Maple Bear sẽ là một bài học, một sự cân nhắc cho tất cả các bậc phụ huynh đã và đang có ý định gửi con vào trường quốc tế…


ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Sunday 27 May 2012

Tuan le tu van nganh Quan ly Khach san va du lich tai Thuy Sy va Singapore 2012

Các bậc phụ huynh và các em học sinh muốn theo học ngành quản lí khách sạn hay các chứng chỉ chuyên sâu về ẩm thực, pha chế,… có thể dễ dàng tìm thấy khóa học phù hợp tại các cơ sở đào tạo uy tín tại Singapore và Thụy Sỹ. (Dân trí) - Đăng kí ngành kinh tế xây dựng ĐH Xây dựng HN nếu đỗ vào trường có được chuyển sang khoa khác được không? Thi nhờ nhận giấy báo dự thi ở đâu? Bao giờ có giấy báo dự thi? Hồ sơ ĐKDT viết thiếu tên chuyên ngành có bị làm sao? (Đời sống) - "Không có chuyện đề thi học kỳ môn Ngữ văn lọt ra ngoài như tố cáo, bởi lẽ trong khâu tuyển chọn và giám sát thông tin của tất cả các đề thi được chúng tôi quản lý rất nghiêm túc".

Tuần lễ tư vấn ngành quản lí khách sạn và du lịch từ 21/5 đến 26/5, tại VP Sunrise Việt Nam, số 3 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội.

Đăng kí gặp đại diện BHMS vào lúc 3h chiều tại email info@sunrisevietnam.com hoặc ĐT 04 3722 4878, hoặc hotline 0936 772 474

"Đi Anh học Tài chính, đi Mỹ học MBA, đi Pháp học Thời trang,…". Dường như mỗi cường quốc du học đều nổi tiếng với 1 đến 2 ngành đỉnh nhất. Riêng ngành Quản lý khách sạn cũng đã "chọn" cho mình 2 điểm đến phù hợp: Thụy Sỹ và Singapore. Hai quốc gia này cũng có những đặc điểm khá tương đồng dễ mang lại sự thành công của ngành thiên về giải trí và chăm sóc nhu cầu nghỉ ngơi của khách hàng.
Đất nước xinh đẹp với ngành du lịch phát triển
Thụy Sĩ là một quốc gia nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như dãy núi Anpơ lớn nhất châu Âu hay những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Do vị trí địa lý ở trung tâm Châu Âu, từ Thụy Sỹ, không cần Visa, chỉ mất 1 giờ bay bạn có thể đặt chân đến các thành phố láng giềng sầm uất như: Paris, Beclin hay Roma. Khai thác lợi thế tuyệt với này, Thụy Sỹ đã phát triển du lịch thành một ngành công nghiệp hùng mạnh, góp phần đưa nền kinh tế Thụy sỹ vào danh sách những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới.

Trong khi đó, Singapore là một quốc đảo năng động với những trung tâm thương mại trù phú, ở trong thành phố đan xen giữa những khu vườn thanh bình là những tòa nhà cao chọc trời sáng bóng. Với những con người thân thiện và cởi mở, cơ sở hạ tầng tối tân và một cái gì đó mới mẻ mỗi ngày, Singapore luôn là một điểm du lịch độc đáo và quyến rũ.

Các có cơ sở đào tạo ngành Du lịch, khách sạn và quản lí khách sạn uy tín, chất lượng

Các bậc phụ huynh và các em học sinh muốn theo học ngành quản lí khách sạn hay các chứng chỉ chuyên sâu về ẩm thực, pha chế,… có thể dễ dàng tìm thấy khóa học phù hợp tại các cơ sở đào tạo uy tín tại Singapore và Thụy Sỹ.

Tại Singapore, Học viện quản lý du lịch Singapore (TMIS) cung cấp các khóa học cao đẳng du lịch WSQ, cao đẳng du lịch lữ hành quốc tế IATA - UFTAA, cử nhân kinh doanh về quản trị du lịch, cử nhân kinh doanh về quản trị các Câu lạc bộ giải trí. Học viện quản lí NanYang mở các khóa đào tạo bậc cảo đẳng, cử nhân cho ngành du lịch và quản lý khách sạn, quản lí casino. Ngoài ra còn nhiều trường nổi tiếng và uy tín khác như học viện Ẩm thực At-sunrice hay trường SHRM

Tại Thụy Sỹ, Trường quản lý khách sạn và du lịch quốc tế HTMi và trường quản lý kinh doanh khách sạn BHMS thuộc tập đoàn Benedict, trường Quản lý khách sạn Thụy Sỹ SHML. Cả 2 trường HTMi và BHMS đều nằm giữa thành phố du lịch nổi tiếng Luzern và thủ đô Bern khu vực trung tâm của Thụy Sĩ, nơi đại sứ quán Việt Nam tọa lạc. Đặc điểm chung của các cơ sở đào tạo ngành du lịch và quản lý khách sạn là cơ hội vừa học tập vừa thực hành cho sinh viên.

Chương trình Thực tập hưởng lương hấp dẫn

Du học tại Singapore và Thụy Sỹ không cần chứng minh tài chính, ngoài ra từ 2 đất nước này, sinh viên có thể dễ dàng xin visa sang các nước lân cận. Đây cũng là ưu điểm thu hút các sinh viên theo học ngành du lịch và lữ hành. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên có cơ hội thực tập từ 6 đến 12 tháng với thu nhập khoảng 600 SGD đến 1.200 SGD/tháng (Tại Sing) hay 12.000 CHF (Tại Thụy Sỹ).

Đơn cử như Học viện ICASTEC có chương trình học chứng chỉ 2 tháng, và được thực tập 6 háng với mức lương từ 500 SGD

Ngoài ra, các ưu điểm khác như thời gian nhập học linh hoạt trong năm, điều kiện tiếng Anh đầu vào vừa phải (từ 5.0 đến 5.5 Ielts) cũng bổ sung thêm sức hút và uy tín của việc đào tạo ngành du lịch và quản lý khách sạn tại Singapore và Thụy Sỹ.

Danh sách các trường đào tạo ngành quản lí khách sạn, du lịch, ẩm thực mà Sunrise đang làm đại diện:

- Tại Singapore: Đại học James Cook, Học viện TMIS, Học viện SMa, Học viện Quản lý Đông Á EASB, Học viện ẩm thức At Sunrice, Học viện Nanyang Management, Học viện SHRM, Học viện ICASTEC, Học viện SDH…

- Tại Thụy Sỹ: trường B.H.M.S, HTMi, SHML…

- Kỳ nhập học: các tháng trong năm

Phụ huynh và học sinh có nhu cầu nhận tư vấn, xin liên hệ:

Hà Nội: 3A Cao Bá Quát, Q. Ba Đình / ĐT: 04.37224898
TPHCM: 11 Nguyễn Văn Mai, Phường 8, Quận 3 / ĐT: 08.38236160
Hải Phòng: 29 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền / ĐT: 031.2640 689
Email: info@sunrisevietnam.com ; Web: www.sunrisevietnam.com

Năm nay e m thi vào trường ĐHGTVT nếu e m không đỗ, nhưng e m thi được trên điểm sàn của Bộ GD-ĐT đề ra thì e m có thể nộp hồ sơ vào trường khác không ? VD em nộp hồ sơ vào trường CĐ xây dựng công trình đô thị thì có được học ở trường đó không? (ngocbao94tb@gmail.com )

Em được quyền nộp hồ sơ xét tuyển sang trường ĐH, CĐ khác. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh dự thi đại học theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi (hoặc trường không tổ chức thi, chỉ xét tuyển), nhưng có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn cao đẳng đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0), được trường tổ chức thi cấp 2 Giấy chứng nhận kết quả thi đại học, có đóng dấu đỏ của trường. Thí sinh sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi hoặc bản sao có công chứng (theo quy định của từng trường) để tham gia đăng ký xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển

Mọi thắc mắc về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, độc giả gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn: tuyensinh@dantri.com.vn
của trường.

Em đăng kí ngành kinh tế xây dựng ĐH Xây dựng HN nếu đỗ vào trường có được chuyển sang khoa khác được không. Khoa nào trong trường thích hợp với nữ. Tỉ lệ chọi năm 2012 là bao nhiêu? (dangdinh137@yahoo.com.vn )

Em không được chuyển sang khoa khác. Ở trường ĐH Xây dựng Hà Nội thì khoa Kinh tế như em đăng ký là hợp với nữ nhất, công việc đỡ vất vả hơn các ngành kỹ thuật khác. Hiện tỷ lệ "chọi" vào trường chưa công bố. Em chờ đọc trên Dân trí vào tuần tới.

Em muốn hỏi là năm nay ngành Sư phạm Triết của Đại học sư phạm Hà Nội I tuyển cả khối A, B thì liệu điểm chuẩn vào ngành của khối D có cao hơn so với những năm trước không? ( nguyenthingocmai9x@yahoo.com )

Hiện nay chưa thể nói được điểm chuẩn có cao hơn năm trước hay không vì còn phụ thuộc vào điểm thi của thí sinh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hắc Hải, trưởng phòng đào tạo của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì điểm chuẩn hàng năm của trường luôn giữ ổn định, chỉ dao động từ 0,5 - 1 điểm.

Năm nay em thi ĐH Sư phạm HN, ngành Giáo dục thể chất, thi chạy 400m và bật xa, cho em hỏi hai phần thi này lấy điểm thành tích hay kỹ thuật, và thành tích cao nhất khoảng bao nhiêu? ( niou2808@gmail.com )

Em tìm hiểu trên trang web của trường nha theo địa chỉ: http://www.dhsphn.edu.vn/

Năm nay em đăng kí dự thi ngành Kĩ thuật điện của ĐH Công nghiệp Hà Nội, bây giờ em muốn chuyển sang ngành Tự động hóa có được không? ( zhaikong93@gmail.com )

Em đã đăng kí dự thi vào trường ĐH Nông nghiệp, ngành Kế toán. Hiện tại, em muốn thay đổi thành ngành Môi trường thì có cách nào không? ( danghong808@gmail.com )

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh không được chuyển ngành đã đăng ký dự thi. Tuy nhiên, bây giờ em có thể đến phòng đào tạo của trường để hỏi xem trường có linh động giải quyết giúp em không hoặc đến ngày làm thủ tục dự thi em hỏi cán bộ tuyển sinh của trường.

Em là sinh viên năm 3 của trường đại học Kiến trúc TP.HCM, em đã bị buộc thôi học theo quy chế 43 (do kết quả học tập yếu kém). Vậy nếu em thi đại học lại và đậu vào trường thì em có được chấp nhận kết quả học tập của 2 năm đầu và học tiếp năm thứ 3 không? ( anhkhoa614@gmail.com )

Giờ em là thí sinh tự do dự thi đại học. Nhà trường không chấp nhận kết quả học tập trước của em ở một trường đại học khác.

Năm nay em đăng kí thi vào ngành Vật lý kĩ thuật của ĐH Bách khoa TP.HCM, em đã viết đầy đủ mã chuyên ngành của ngành Vật lý kĩ thuật (vì trong ngành Vật lý kĩ thuật có 2 chuyên ngành là Vật lý kĩ thuật và Cơ kĩ thuật với 2 mã ngành khác nhau), nhưng em đã lỡ quên không ghi tên chuyên ngành, vậy thì có sao không (tên ngành và mã chuyên ngành của em đều viết đủ). (patana93@yahoo.com )

Em ghi mã chuyên ngành là nhà trường biết rồi. Em yên tâm không phải lo lắng nhiều.

Năm nay em dự định thi vào Truờng ĐH Y Hà Nội, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Vậy xin ban tuyển sinh cho em hỏi thi vào chuyên ngành này có đuợc cộng điểm ưu tiên theo khu vực không? ( thanhnamy1c@gmail.com )

Em thi vào bất cứ chuyên ngành nào, trường đại học nào, em ở khu vực nào đều được hưởng ưu tiên theo khu vực đó, đó là quy định.

Tôi đã tốt nghiệp THPT năm 2010 và hiện đang theo học một trường ĐH. Năm nay tôi có dự định thi lại vào một trường ĐH khác. Dường như tôi đã đánh mất bản học bạ gốc cấp 3 và giờ chỉ còn bản sao học bạ có công chứng. Tôi băn khoăn rằng một khi mình thi đỗ trường ĐH kia, khi nhập học sẽ không có học bạ gốc để đối chiếu. Giờ tôi nên làm thế nào? (cnvqn92@gmail.com )

Bạn có bản học bạ công chứng là được rồi bởi bạn còn bằng tốt nghiệp. Nếu trong trường hợp nhà trường yêu cầu bản gốc bạn trình bày lý do để nhà trường linh động giải quyết.

Em đã nộp hồ sơ ĐKDT tại phòng GD-ĐT quận Đống Đa, Hà Nội. Vậy thì khi nào em có thể lấy giấy báo dự thi tại đó? (qwerty2739x@gmail.com )

Bắt đầu từ ngày 1/6/2012 đến 8/6/2012, các Sở GD-ĐT sẽ trả giấy báo dự thi cho thí sinh.

Em là thì sinh tự do, em thi nhờ trường thì phiếu dự thi em lấy ở đâu. Thời gian có phiếu dự thi là thời gian nào? (thangkhothuychung_trai92@yahoo.com.vn )

Theo quy định, em nộp hồ sơ ở đâu thì lấy giấy báo dự thi ở đó. Thời gian từ ngày 1/6/2012 đến 8/6/2012.

Em nộp hồ sơ tại trường ĐH Y Huế, quê em ở Thanh H óa, vậy giấy báo dự thi em sẽ nhận ở đâu? (hoanghuu_hung_manutd@yahoo.com.vn )

Nhà trường sẽ gửi về nhà cho em theo địa chỉ phong bì em đã nộp.

Ban tư vấn tuyển sinh


(Đời sống) - 'Không có chuyện đề thi học kỳ môn Ngữ văn lọt ra ngoài như tố cáo, bởi lẽ trong khâu tuyển chọn và giám sát thông tin của tất cả các đề thi được chúng tôi quản lý rất nghiêm túc'.


Sự việc thầy giáo dạy văn Phạm Thái T (30 tuổi, trú xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) có hành vi cưỡng dâm nữ sinh lớp 11 là N.T.T.B. (sinh ngày 16/11/1994) đã gây xôn xao dư luận Cà Mau suốt những ngày qua.

Sự việc vỡ lở, thầy T đã bị cơ quan công an tạm giữ, còn nữ sinh B.đã phải xin nghỉ học để tâm lý được ổn định.

Trường THPT Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

Ngày 18/5, trở lại trường THPT Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, PV đã tìm gặp thầy Nguyễn Văn Hiên - Hiệu trưởng nhà trường để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc.

Tiếc cho thầy giáo có năng lực, học sinh học lực khá

Nói trong tiếng thở dài, thầy Hiên lấy làm tiếc cho một thầy giáo dạy văn có năng lực, dạy khá còn một cô học trò học khá, đều các môn. Theo thầy Hiên, thầy T chỉ là thầy giáo dạy văn chứ không phải là giáo viên chủ nhiệm lớp em T.

Ở trên trường từ trước tới nay chưa bao giờ thấy thầy T hay em B. có biểu hiện yêu đương thế nào. Vì là thầy bộ môn, nên các em thường tiếp xúc với thầy chủ nhiệm nhiều hơn là thầy T.

Trong đợt thi học kỳ II mới đây, em B. có đến dự thi nhưng sau đó gia đình đã làm đơn xin cho em nghỉ vì tâm lý em không được tốt.

Nhận xét về năng lực học tập của em B., thầy Hiên khẳng định, em là một học sinh khá, học đều tất cả các môn. Trong học tập em rất biết cố gắng, trong quan hệ giao tiếp bạn bè học sinh này rất hòa đồng, nhiệt tình tham gia vào các phong trào của lớp, của trường tổ chức.

Liên tiếp trong các năm học cấp 3 tại trường THPT Phú Tân em B. đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, có học lực khá và hạnh kiểm tốt. "Không chỉ riêng bản thân tôi mà tất cả các thầy cô trong trường đều bất ngờ trước thông tin động trời này", thầy Hiên nhấn mạnh.

Bảng điểm được đánh giá là học đều các môn của nữ sinh B.

Căn cứ theo bản điểm ở học kỳ I năm học lớp 11 C4 này của em B., môn toán đạt số điểm 7.4, lý đạt 8.4, sinh học đạt 8.7, tin học đạt 8.5, ngoại ngữ 8.1…Trong số các môn học thì duy nhất chỉ có môn văn là em B. đạt mức thấp nhất 6.6 điểm. Ở học kỳ I em B. có điểm trung bình là 7.6, học lực khá và đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.

Không có chuyện lộ đề thi

Trước thông tin nữ sinh B. tố cáo cho rằng thầy T. đã dụ dỗ em để cho xem đề thi và nâng điểm học kỳ II... thầy Hiên khẳng định: không có chuyện đề thi học kỳ môn Ngữ văn lọt ra ngoài như tố cáo, bởi lẽ trong khâu tuyển chọn và giám sát thông tin của tất cả các đề thi được chúng tôi quản lý rất nghiêm túc.

Ông Hiên cho biết thêm, cũng giống như các môn học khác, trước khi bắt đầu thi học kỳ thì tất cả các giáo viên phụ trách dạy ở các môn phải soạn ra một bộ đề thi rồi nộp lại cho tổ trưởng phụ trách từng bộ môn.

Sau đó, tổ trưởng có nhiệm vụ nộp lại cho nhà trường để Ban giám hiệu nhà trường chọn ra đề thi chính thức cho từng môn học.

Ông Hiên nói: "Tôi không biết thông tin lộ đề thi của trường từ đâu ra nhưng tui có thể khẳng định một điều rằng không có chuyện thầy Phạm Thái Tây biết được đề thi môn Ngữ văn học kỳ II khối 11 của trường".

Theo thầy Hiên, đối với trường hợp của thầy T. là một thầy giáo mà lại có hành vi quan hệ với học sinh là vi phạm lối sống đạo đức, không thể chấp nhận được.

"Thời gian qua, tôi cũng đã nghe nhiều đến các vụ tương tự, tôi rất buồn. Mà nguyên nhân chính cũng bắt nguồn từ những mối quan hệ thầy- trò không đúng mực dẫn đến cách ứng xử trái với lối sống, đạo đức. Không phù hợp với đạo lý thầy –trò".

Hiện tại nhà trường đã ra quyết định đình chỉ giảng dạy đối với thầy T. để phục vụ công tác điều tra. Sau khi có kết quả từ phía cơ quan điều tra,nhà trường sẽ có biện pháp xử lý nghiêm khắc.


Related posts