Sunday, 8 April 2012

Lieu mang vuot song den truong

(Dân Việt) - Đã nhiều năm nay, hàng trăm em học sinh các trường THCS và THPT tại thị trấn Kbang ( Gia Lai) phải liều mình vượt dòng sông Ba để theo thầy học chữ. Những hiểm nguy luôn rình rập các em khi những cơn mưa đầu nguồn luôn bất ngờ đổ về.

Em Nguyễn Công Long, học sinh lớp 11A6, Trường THPT Lương Thế Vinh đã phải vác xe đạp lội sông 6 năm nay cho biết: "Nhiều lúc nước chảy xiết, lòng sông lại nhiều đá trơn trượt rất nguy hiểm nhưng em vẫn phải liều vượt sông vì đường kia xa quá lại khó đi".

Cũng theo Long, có rất nhiều em nhỏ học lớp 6, lớp 7 suýt chết đuối vì bị nước cuốn trôi. Mới đây, Long đã cứu được em Nguyễn Thị Hằng và em Lê Ngọc Sơn học sinh lớp 6A, Trường THCS Lê Quý Đôn bị nước cuốn trôi khi đang đi học về.

Ngoài chuyện các em nhiều lần suýt chết đuối thì những chuyện như trôi dép, trôi cặp sách, trôi xe đạp xảy ra như cơm bữa. Ớn lạnh nhất là việc các em vẫn liều mình qua sông khi có những buổi học thêm, học phụ đạo vào ban đêm.

Theo quan sát của chúng tôi, phía trên đoạn sông mà các em lội qua ngổn ngang công trình của một cây cầu bê tông, mà theo người dân ở đây đã bị bỏ dang dở không biết bao nhiêu năm? Những cơn mưa đầu nguồn đã về, cộng thêm việc Thủy điện An Khê- Knat xả lũ đôi khi bất ngờ đang đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng các em. Trong khi đó, chính quyền địa phương không hề có biện pháp, khuyến cáo nào đối với các em.

Nguyễn Giang


Theo www.baomoi.com

Saturday, 7 April 2012

Tu van truc tuyen De dat ket qua cao ky thi tot nghiep THPT

Tham gia chương trình gồm có:

- Thạc sĩ Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

- Thạc sĩ Triệu Thị Huệ - Tổ trưởng tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

- Cô Trần Thị Huyền Thanh - giáo viên tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

- Thạc sĩ Bùi Văn Thơm - giáo viên môn hóa học Trường THPT Vĩnh Viễn

- Cô Đỗ Thị Thanh Thủy - Tổ trưởng lịch sử Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

- Thầy Trần Văn Quang - Tổ trưởng tổ địa lý trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi theo hướng dẫn trong bài.

Bích Thanh


Theo www.baomoi.com

Friday, 6 April 2012

Bo hoang phong hoc kien co

Tình trạng thiếu phòng học cho học sinh (HS) xã Ea Kuêh - xã đặc biệt khó khăn của huyện Cư Mgar (Đắk Lắk) với 6.600 dân - kéo dài từ nhiều năm nay.

Tại phân hiệu buôn Xê Đăng của Trường tiểu học Lý Tự Trọng, gần 100 HS từ mẫu giáo đến lớp 4 phải ngồi học trong những phòng tạm bợ, vách trống hoác, nền đất đầy bụi. Cô giáo Lê Thị Hà cho biết vào mùa khô, thầy cô phải cùng HS đến nhà dân xin nước tưới dằn bụi trên nền nhà nhưng vẫn không khắc phục được. Còn mùa mưa, nhiều hôm nước tạt vào lớp làm nền đất lầy lội như ruộng. Ở phân hiệu buôn Triết, có 2 phòng học tạm bị hư hại nặng nên HS phải chuyển ra học nhờ ở nhà sinh hoạt cộng đồng của buôn.


Phòng học xây kiên cố ở buôn Kroa rồi bỏ hoang (ảnh trên), trong khi phòng học ở buôn Xê Đăng hết sức tạm bợ - Ảnh: T.Chuyên

Trường mẫu giáo Buôn Win của xã Ea Kuêh có 350 HS học ở 6 phân hiệu nằm rải rác ở các buôn khác nhau. Trong đó, cách trung tâm buôn Kroa chừng 5 km có 2 phòng học kiên cố được đầu tư với kinh phí 230 triệu đồng nhưng từ khi hoàn thành xây dựng tháng 7.2009 đến nay vẫn bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Do xa khu dân cư buôn Kroa nên việc vận động bà con đưa con em đến học ở nơi này gặp khó khăn. Trước đây, Ban Giám hiệu Trường mẫu giáo Buôn Win đã đề nghị không xây phòng học ở địa điểm cách quá xa buôn Kroa vì buôn này nằm gần điểm chính của trường ở buôn Win. Trường cũng đề xuất với chính quyền địa phương xây dựng 2 phòng học này ở buôn Xê Đăng, thay các phòng học tạm nhưng không được chấp nhận. Chính vì vậy mới xảy ra tình trạng nơi thì thiếu phòng học, nơi xây phòng kiên cố nhưng HS không học.

Ông Đinh Văn Liên, Trưởng phòng GD-ĐT H.Cư Mgar, cho biết những phòng học kiên cố nói trên được đầu tư theo Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa), không thông qua Phòng GD-ĐT huyện nên phòng không nắm được chủ trương đầu tư, địa điểm xây dựng.

Trung Chuyên


Theo www.baomoi.com

Thursday, 5 April 2012

Tu thieu vi khong tien mua dong phuc

TT - Một cậu bé người Pakistan đã tự thiêu chỉ vì gia đình không đủ tiền mua một bộ đồng phục học sinh cho cậu.

Bé Kamran ao ước có được bộ đồng phục truyền thống như bạn bè - Ảnh: Stock Image

Bé Kamran Khan, 13 tuổi, giành được học bổng của một trường tư tại địa phương nhờ học giỏi. Trong nhiều ngày cậu bé đã nài nỉ mẹ may bộ đồng phục truyền thống để đến trường như các bạn cùng trang lứa. Nhưng gia đình Kamran quá nghèo. Bị mẹ đánh, Kamran đã mua xăng và châm lửa tự thiêu. Cậu bị bỏng 65% cơ thể và qua đời tại bệnh viện.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), khoảng 60% trong tổng số 170 triệu người dân Pakistan có thu nhập ít hơn 2 USD/ngày. Khoảng 50% trẻ em độ tuổi từ 6-16 mù chữ.

ĐÔNG PHƯƠNG (Theo Daily Mail)


Theo www.baomoi.com

Wednesday, 4 April 2012

To nhan Like Rung Chuong Vang

Chúng mình cùng khám phá những điều thú vị với Rung Chuông Vàng các bạn nhé!
"Không chỉ là fan rất trung thành của Rung Chuông Vàng vào mỗi 10 giờ sáng Chủ Nhật của VTV9, tớ còn là một thí sinh từng "ngồi đồng" 6 tiếng ở trường quay Rung Chuông Vàng với đủ cung bậc cảm xúc, từ thích thú, vui sướng, hồi hộp đến tiếc nuối… Nhưng điều quan trọng, tớ biết: mình sẽ nhấn "like" Rung chuông vàng". Vì???

Tớ và thầy cô được trổ tài lẻ.

Nếu xem Rung Chuông Vàng thường xuyên hẳn bạn không thể bỏ qua tiết mục văn nghệ giữa các trường nhỉ ? Các tiết mục từ nhảy hiện đại tự sáng tác, cover các bài hát Hàn, hát tiếng Anh, hát tam ca, tứ ca luôn được các bạn học sinh và thầy cô hưởng ứng nhiệt tình. Những tiết mục văn nghệ vốn chỉ được diễn toàn trường, bây giờ lại được phát sóng toàn quốc, thích ơi là thích.

Chưa hết, sau đó các tiết mục lại còn được xếp hạng và trao giải thưởng lên đến 1 triệu đồng luôn.


Vừa thể hiện, vừa ẵm tiền.

Thời gian để… yêu.

Bất cứ trường THPT nào cũng sẽ tham gia trò chơi "cứu trợ" do thầy cô phụ trách trong chương trình Rung Chuông Vàng. Thật là vừa vui vừa cảm động khi thấy thầy cô nhiệt tình hết mình "cứu trợ" cho chúng tớ dù mồ hôi đầy trên người. Nụ cười cùng với những tiếng hét mừng rỡ khi thầy cô cứu hết cho 100 thí sinh trở lại sàn thi đấu luôn là những khoảnh khắc mà không học sinh nào có thể quên được. Sau cuộc thi, chúng tớ còn được thầy cô quan tâm hơn với những câu an ủi như: "Mình tham gia vui thôi, các em đừng buồn vì chưa rung được chuông vàng nha" , "Các em có đói không? Có mệt không? Đi ăn đi, thầy cô khao hết!" . Những lúc đó, chúng tớ thấy yêu thầy cô vô cùng.


Tất cả vì học sinh thân yêu, cố lên!!

Và để "khoe".

Mỗi trường THPT luôn có những nét đặc biệt riêng, những thành tích, những "nhân tố" pro cần được tỏa sáng. Trước khi tham gia thi, một đội ngũ quay phim đã đến quay cảnh trường tớ cùng lịch sử, các hoạt động của trường mình. Đây là cơ hội để chúng ta "biết người biết ta" và học hỏi thêm nhiều điều hay từ các bạn chứ nhỉ?

Kết bạn "bốn phương tám hướng".

Ngồi trên sàn đấu, quay "bốn phương tám hướng" đều thấy ai cũng thân thiện và dễ kết bạn. Thực sự thì tớ không thể nào quên các bạn năng nổ, dễ thương trường THPT Dân lập An Đông khi thi cùng với trường tớ (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đồng Nai). Sau khi thi xong,chúng tớ đã xin số điện thoại của nhau để cùng liên lạc và trò chuyện với nhau vui nổ trời luôn. Còn bạn thì sao, nếu trường bạn chưa tham gia thì hãy đăng ký nhanh tay và cùng làm quen với những người bạn tài năng từ các trường nhé!


Thi xong rồi, giao lưu thôi!

Bắt tay cùng sao.

Hai MC cực hot của chương trình là anh Hoàng Anh Duy và chị Thái Minh Châu. Suốt chương trình, hai anh chị rất gần gũi, thân thiện với chúng tớ. Cả hai người luôn khiến tớ ngưỡng mộ kinh khủng vì dẫn chương trình thật duyên dáng, linh hoạt và còn rất vui tính nữa. Những tấm hình mà hai anh chị chụp hậu trường được đăng lên facebook rất dễ thương và cực "nhắng", chúng tớ cực thích đấy nhé!


Anh Hoàng Anh Duy và Chị Minh Châu giống cặp đôi hoàn hảo chưa nè!


Chị Minh Châu tạo dáng xì-tin với teen nè!

Chơi để học!



Tuy chỉ mới "lên cơ" được tới câu 13 nhưng tớ và các bạn cùng trường ít ra đã khám phá được khả năng của bản thân, xem mình có những ưu, khuyết điểm gì. Hơn nữa, cái cảm giác hồi hộp được đón nhận thêm câu hỏi mới rất thú vị, và …buồn đôi chút khi biết mình bị loại ra khỏi cuộc thi cũng luôn là những cảm xúc không thể nào quên.

Chia sẻ của bạn: Yến Phượng (Lớp 11 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đồng Nai)

Theo www.baomoi.com

Tuesday, 3 April 2012

Hoi thao truc tuyen du hoc Australia

EF tổ chức buổi hội thảo trực tuyến du học Australia vào ngày 3/4 lúc 18h30 và 8/4 lúc 9h30.

Hội thảo giúp phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu thêm về hệ thống giáo dục, các chương trình đào tạo và quy định về visa của đại sứ quán, lãnh sự quán Australia.

Phụ huynh và các em học sinh, sinh viên chỉ cần chuẩn bị một máy tính kết nối internet và tai nghe để có thể tham dự hội thảo tại nhà. Đăng ký để nhận đường dẫn tham gia hội thảo tại đây email: ef.vietnam@ef.com

Australia

Chương trình giảng dạy tại mỗi bang có thể khác nhau nhưng về lĩnh vực học tập thì tất cả đều thống nhất trên toàn quốc vì Chính phủ là nơi cuối cùng xét duyệt chất lượng chương trình để đảm bảo không có sự chênh lệch quá xa giữa các trường đại học cũng như cao đẳng. Nhờ sự quản lý chặt chẽ từ Chính phủ và hoạt động nghiên cứu của các trường cao đẳng, đại học giúp nền giáo dục Australia phát triển mạnh.

Hiện, Australia là điểm đến học tập nổi tiếng với những điểm nổi bật như nền giáo dục năng động, chương trình đào tạo linh hoạt, nhiều cơ hội việc làm và định cư sau khi hoàn thành khóa học... Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên dễ dàng lựa chọn các khóa học phù hợp với khả năng của từng cá nhân tại các trường cao đẳng, đại học. Chẳng hạn như chương trình giáo dục đào tạo nghề chuyên môn (VET) cho sự nghiệp thành công trong tương lai mà không cần phải có bằng đại học hay hệ thống trường cao đẳng công lập do Chính phủ hỗ trợ (TAFE) giúp sinh viên dễ dàng chuyển tiếp vào đại học và khi tốt nghiệp nhận bằng cấp có giá trị toàn cầu.

Các chương trình ở bậc đại học luôn được cập nhật và chuẩn hóa để phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội và các quốc gia trên thế giới nên triển vọng nghề nghiệp mở rộng không bị giới hạn bởi bất kỳ nước nào. Ngoài ra, Australia còn có một chính sách giáo dục đảm bảo quyền lợi cho sinh viên như quy định về học phí, lựa chọn trường, việc làm, ưu đãi trong các dịch vụ xã hội…

Năm 2012, Chính phủ Australia đã thay đổi một số điều luật. Các yêu cầu về luật Visa cũng khá rõ ràng, minh bạch; nới lỏng quy định hơn, các điều kiện ràng buộc tài chính phù hợp hơn cho du học sinh Việt Nam. Vì vậy, đây là thời điểm mà các kế hoạch du học nên cần xem xét, lựa chọn đến xứ sở Kangaroo.

EF Education First với hơn 45 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hiện là một trong những tổ chức giáo dục quốc tế hàng đầu. EF cung cấp các chương trình nền tảng và chuyển tiếp hiệu quả, phù hợp với sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Các chương trình Anh ngữ học thuật, Anh ngữ chuyên ngành, Dự bị Đại học, Dự bị Thạc sĩ của EF được chứng nhận bởi NEAS và trường EF University Preparation là thành viên của English Australia. Sinh viên theo học tại EF được trang bị đầy đủ những kỹ năng học tập đáp ứng yêu cầu của các trường đại học tại Australia. EF đảm bảo chuyển tiếp sinh viên vào các đại học đối tác uy tín sau khi hoàn tất thành công chương trình.

Văn phòng điều hành EF Việt Nam

TP HCM: 510 Nguyễn Đình Chiểu, phường 4, quận 3. ĐT: 08 - 3929.1340 / 3929.1341

Hà Nội: Tầng trệt, tòa nhà Ocean Park. Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa. ĐT: 04 - 3574.7340 / 3574.7341

(Nguồn: EF )


Theo www.baomoi.com

Related posts