Saturday 3 March 2012

Nhung ban cuong diem so

gamehay.edu.vn | mon ngon moi ngay | nau an ngon | mon an ngon | may xay sinh to | may tinh xach tay |

Thay vì học tập để có kiến thức và kinh nghiệm, nhiều bạn học chỉ để đạt điểm cao, để vượt mặt bạn bè. Cách họ học cũng khá sai lệch, bởi vì mục đích cuối cùng của họ, cũng chỉ là được điểm "càng cao càng tốt".
Có điểm mới học!

Bảo Hoà (lớp 10 trường THPT G) khá chăm chỉ và siêng năng, nhưng cô nàng chỉ học bài khi biết chắc chắn rằng hôm đó có kiểm tra, hoặc cần học để làm bài tập lấy điểm. Nếu đã có điểm rồi thì Hoà cũng không cần học nữa. Thường thì cô nàng hay xung phong xin trả bài trước, khi có điểm rồi thì bắt đầu lơ là với môn đó, tập trung học những môn khác để được điểm cao. Hoà quan niệm: "Mình học như thế là còn chăm đấy chứ! Ít ra mình có mục tiêu là điểm số, thế là tốt rồi. Có nhiều bạn còn chẳng thèm hoc nữa kìa!"

Diễm My (lớp 11 trường THPT M) chỉ giơ tay phát biểu khi có điểm cộng, chỉ làm bài khi chắc ăn rằng bài đó sẽ được thầy cô kiểm tra và chấm điểm. Đến ngày thi, My cũng chỉ học những gì chắc chắn ra thi, còn những môn My không thích hoặc học không tốt bằng người khác, cô nàng sẽ tranh thủ hỏi bài mọi người xung quanh trong giờ kiểm tra. My bày tỏ: "Học như vậy đỡ mệt, lại "tiết kiệm sức". Chỉ học những gì cần học. Mình tuy học ít nhưng lúc nào cũng điểm cao, là vì mình học đúng những gì mà thầy cô hay ra đề. Ai cũng học chỉ để được điểm cao thôi, mình lấy đó làm động lực thì có gì sai?"

Không muốn ai hơn mình

Bạn bè trong lớp ai cũng biết Bảo Hoà rất coi trọng thành tích và so đo điểm số. Nếu Hoà làm bài kiểm tra bị điểm thấp, thay vì coi lại xem mình đã sai chỗ nào, Hoà không muốn nhìn lại bài kiểm tra đó và có thể buồn suốt buổi sáng vì… uất ức. Cô nàng bảo rằng nếu cẩn thận hơn thì có lẽ điểm sẽ không tệ như thế.

"Khi Hoà đạt điểm cao, cô nàng mừng vô kể, mặc kệ bạn bè điểm thấp. Còn khi Hoà bị điểm kém, kém một tí thôi, thì liên tục hỏi điểm số mọi người xung quanh. Mình đã từng chứng kiến cô nàng bỏ hàng chục bài kiểm tra điểm thấp vào… sọt rác, vì sợ xui xẻo. Nản nhất là mỗi lần điểm thấp là cô nàng lấy máy tính ra… bấm điểm phẩy, để xem phải đạt được bao nhiêu con điểm cao nữa để kéo lên và duy trì danh hiệu học sinh giỏi. Mình thấy giống như Hoà tự tạo áp lực cho bản thân, và còn làm bạn bè mích lòng nữa" - Y.N (bạn cùng lớp với Hoà) chia sẻ.

Những bạn cuồng điểm số

Diễm My có thành tích học đứng nhất nhì lớp, nhưng bạn bè đều không tán thành cách học của cô nàng. "Dường như My chỉ biết học và mục đích học tập rất sai lệch: học để được điểm cao. Mình có cảm tưởng sẽ chẳng có gì làm My buồn được, ngoại trừ việc bị điểm thấp" - Hoàng Anh (lớp trưởng lớp My) bày tỏ.

Dễ ảo tưởng về bản thân

Thầy cô thường động viên, khích lệ học sinh bằng cách cộng điểm, hoặc cho ngay một cột điểm kiểm tra miệng để các bạn hăng hái học tập, chăm giơ tay phát biểu. Tuy nhiên, nhiều bạn vốn trọng thành tích và thích điểm số lại cố gắng tận dụng bằng mọi cách để mong điểm của mình thật cao. Điều đó tốt nếu các bạn có đam mê học tập và muốn học để nâng cao tri thức sau này. Nhưng nhiều bạn chỉ cần điểm cao là đủ. Họ cứ nghĩ rằng điểm cao tức là giỏi hơn người khác, thực tế thì không như vậy.

"Mình thấy đa số những bạn coi trọng điểm số thường rất chăm chỉ, siêng năng, nhưng họ không thông minh lắm, gặp những bài khó, gài một tí thôi, họ đã cuống lên và không làm tốt. Khi gặp thất bại, chẳng hạn như bị điểm thấp, thi trượt đại học, họ thường không chấp nhận được việc đó và rất dễ suy sụp tinh thần, bởi vì họ luôn cố để đạt điểm cao và họ nghĩ rằng điểm cao thì học giỏi. Cách học đó không nên tí nào" - Bích Trang (sinh viên năm 1 ĐH Kinh Tế) cho biết.
Theo tintuc.xalo.vn

No comments:

Post a Comment

Related posts