Saturday, 24 November 2012

Bat hanh cho xa hoi khi giao vien lam nhu may

Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) Lê Kim Long chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Xét về mặt pháp luật, Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn – TP Thái Nguyên đã vi phạm quyền trẻ em… và luật Giáo dục một cách trắng trợn. Sau khi clip thầy giáo "tra tấn" HS ở Thái Nguyên được đăng tải sáng ngày 20/7, nhiều học sinh đã lên tiếng bênh vực thầy. Chiều cùng ngày, một facebook mang tên "Cựu học sinh của thầy Phạm Minh Tuấn" được thiết lập, cho đến nay đã có khoảng 86 thành viên tham gia.
- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |

Tin liên quan

  • Học sinh kém Sử: Có trách nhiệm của Hội Khoa học Lịch sử
  • 10 sai lầm tồi tệ nhất trong phương pháp giảng dạy của giáo viên
  • Nếu có sai phạm, tôi sẽ chịu trách nhiệm của người đứng đầu


Thầy Lê Kim Long (bìa phải) nhậm chức Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục

Nhà giáo phải có tâm-tầm và biết diễn

Ông nghĩ sao một số Sở GD-ĐT "nói không" với sinh viên tốt nghiệp khoa sư phạm Trường ĐH Giáo dục và một số trường?

"Siêu thu nhập" của giáo viên ở Sài Gòn
Giáo viên "sẩy miệng", học trò trầm cảm
Giáo viên xứ Hàn ít hài lòng với công việc
Nên đọc

- Đúng là có chuyện một số Sở giáo dục khi tuyển giáo viên đã không đưa SV tốt nghiệp khoa Sư phạm Trường ĐH Giáo dục vào đối tượng tuyển. Họ được giải thích do đây là trường mới, chưa có thử nghiệm thực tiễn về chất lượng.

Sau khi nhà trường chứng minh những cử nhân của trường đi dự thi và kết quả nên các Sở đó đã nhận hồ sơ thi tuyển của các SV này ngay. Nhiều người sau khi được tuyển dụng đã chứng tỏ được năng lực của mình. Đây chính là câu trả lời tốt nhất cho những hoài nghi của nhà tuyển dụng.

Những năm qua, học sinh dự thi vào các trường sư phạm rất ít và vì thế chất lượng đầu vào vì vậy cũng chưa được như mong muốn. Trong hoàn cảnh đó, làm sao để đào tạo được giáo viên vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi kỹ năng, thưa ông?

- C ác cơ sở đào tạo giáo viên có rất nhiều khó khăn không chỉ là đầu vào. Song không vì thế mà không đào tạo được SV có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Bình thường, học sinh giỏi ở đầu vào thì sản phẩm đào tạo ở đầu ra cũng giỏi.

Nhưng giáo dục là một hàm đa biến. Ngoài chất lượng đầu vào, đầu ra muốn tốt còn có sự nỗ lực của người học và cơ sở đào tạo "để tạo ra giá trị gia tăng" thế mới là đào tạo người và nhất là đào tạo giáo viên.

Trong tình hình đổi mới đào tạo, việc phấn đấu để sinh viên tốt nghiệp có việc làm là một việc không dễ. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu hiện nay, trường ĐH cần đào tạo làm sao để SV ra trường sớm có việc làm, làm đúng nghề và được trả lương hợp lý.

N ghề dạy học hiện nay không còn hấp dẫn người trẻ nữa. Nhiều người đang công tác khi được hỏi họ thẳng thắn "sẽ chọn nghề khác" nếu được làm lại bởi áp lực lớn, thu nhập quá thấp. Hình ảnh người giáo viên ít nhiều phai nhạt bởi đồng tiền. Ông có suy nghĩ gì về điều này?

- Đừng lấy một vài hiện tượng để suy ra bản chất. Nói "nhiều người đang công tác khi được hỏi họ thẳng thắn sẽ chọn nghề khác" nếu được làm lại bởi áp lực lớn, thu nhập lại quá thấp" cũng chưa hẳn đúng. Bởi vì nếu hỏi nhiều người khác họ vẫn chọn nghề dạy học vì luôn thấy hấp dẫn, vì tươi mới và được trọng vọng thì sao? Nếu cho tôi chọn lại thì tôi vẫn chọn nghề dạy học .

H àng năm cũng có vô số em đăng ký vào học để làm nghề dạy học đấy chứ. Thực tế vẫn có hàng triệu học sinh vẫn đang cần mẫn học tập và hàng trăm ngàn thầy cô vẫn đang miệt mài giảng dạy và vẫn in đậm từng dấu ấn lên những thành công của xã hội đấy chứ! Có nhạt đâu?

Băn khoăn từ chương ...
Giáo viên mầm non vẫn "dài cổ" chờ biên chế
HS Anh quốc thích... tra cứu Google hơn là hỏi giáo viên
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo - Bắt đầu từ đời sống giáo viên
Nên đọc

Xã hội và người quản lí và thậm chí cả các phụ huynh nữa chứ cần phải biết bảo vệ giáo viên của mình trước cám dỗ của đồng tiền.

Thầy cô giáo cũng cần phải biết tự bảo vệ mình một cách chuyên nghiệp. Tôi vẫn từng nói với giáo viên của mình: Cái tâm, cái tầm của người thầy nằm ở khâu chuẩn bị. Còn khi dạy chỉ là diễn những gì mình đã chuẩn bị. Diễn cũng cần làm tốt, diễn giỏi. Cái nào cũng quan trọng.

Tôi nghĩ bước vào nghề dạy học, tham gia vào ngành GD-ĐT thì mình sống phong lưu là tốt, đừng ham làm giàu. Bởi nếu mong làm giàu thì không tránh khỏi việc chạy theo đồng tiền. Nhưng người thầy cũng đừng nghèo quá, không làm gương cho học trò được. Học trò sẽ không học để nối nghiệp thầy cô.

Ai đó nói rằng "Đã giỏi thì phải giàu. Mà không giàu thì không giỏi". Thực chất đó chỉ là sự biện minh cho nhiều việc trong đó có cả việc dạy thêm học thêm của một số thầy cô trong thời buổi hiện nay mà thôi.

Bất hạnh cho xã hội khi giáo viên làm như máy

Ông có suy nghĩ như thế nào khi nhiều nhận xét cho rằng, việc đào tạo giáo viên hiện nay của chúng ta còn nhiều hạn chế đặc biệt là nghiệp vụ sư phạm ?

- Thời xưa một giáo viên khi ra trường được những người đi trước dìu dắt từng bước rất chi tiết. Mọi người đều nghèo như nhau chứ không khác biệt như bậy giờ. Lớp học ít học sinh, không đông như bây giờ. Đội ngũ giáo viên cũng đủ chứ không thiếu như bây giờ. Áp lực cần phải thuần thục nghề nghiệp không mạnh như bây giờ.

"Tôi vẫn từng nói với giáo viên của mình: Cái tâm, cái tầm của người thầy nằm ở khâu chuẩn bị. Còn khi dạy chỉ là diễn những gì mình đã chuẩn bị. Diễn cũng cần làm tốt, diễn giỏi..."

Vì thế giáo sinh cứ "thong thả" mà rèn luyện. Nếu có sức ép thì mọi người cũng dễ thông cảm, chỉ bảo cho nhau tận tình hơn như bây giờ... Hiện nay tôi cảm nhận thấy các nhà quản lí thả cho các em tự bơi mà lại đòi bơi nhanh và bơi giỏi. Đấy là thách thức lớn nhất đối với giáo viên mới ra trường. Sức ép giáo viên phải nhập cuộc ngay lập tức.

Giáo viên muốn mở lớp dạy thêm phải có giấy phép
Nỗ lực mở "cửa biên chế" cho giáo viên
Giáo viên thanh nhạc gạ tình nữ sinh
Nên đọc

Việc đào tạo giáo viên cần phải chấn chỉnh một bước để làm nền cho việc đổi mới nền giáo dục một cách "căn bản và toàn diện".

Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm còn có vấn đề trách nhiệm của xã hội , của người đi trước như quan tâm nhiều hơn, giúp đỡ nhiều hơn chứ không phải đòi hỏi nhiều hơn hay đòi hỏi các em giỏi sớm hơn.

Xã hội đặt ra nhu cầu và các trường sẽ đáp ứng.

Và nhà trường sẽ trang bị cho người thầy những phẩm chất gi đáp ứng nhu cầu xã hội?

- Phẩm chất của người thầy gồm hình thức và phong cách. Theo tôi phong cách của người thầy mới quan trọng. Phong cách người thầy không chỉ ở hình thức bên ngoài mà phụ thuộc vào năng lực và bản lĩnh của mỗi giáo viên.

Giáo viên trẻ mới ra trường hăng hái trong mọi việc, hay mắng học trò, học trò lơ mơ là quát  sẽ không có tác dụng.

Thầy giáo già, tóc bạc vào lớp chỉ cần nhẹ nhàng nhắc nhở một tiếng là học trò im thin thít. Vậy đó là cái uy của người thầy được rèn luyện và nâng dần theo năm tháng. Có người sẽ hỏi rằng cái uy có tốt không? Theo phong cách hiện đại, cái uy chưa chắc đã tốt. Thầy và trò cần phải thân thiện mới là giáo dục hiện đại.

Để có nguồn nhân lực tốt thì thầy và trò đều phải làm việc chăm chỉ và có hiệu quả. Thật bất hạnh cho xã hội khi người giáo viên chỉ làm việc như cái máy. Phẩm chất của người thầy giáo hiện nay là giỏi nghề, tâm huyết một cách có phương pháp.

Xin cảm ơn ông!

  • Văn Chung (thực hiện)

Nguồn : vietnamnet.vn
Từ khóa bài viết:

"Bất hạnh cho xã hội khi giáo viên làm như máy": cử nhân , sinh viên tốt nghiệp , Nhà giáo Việt Nam , Lê Kim Long , Trường ĐH Giáo dục

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Xã hội hóa giáo dục thời lập quốc
  • Hành xử "xã hội đen", một phụ huynh lĩnh án
  • Nghiên cứu xã hội học để tìm ra căn nguyên bạo lực
  • "Chiếc nôi" nâng đỡ những mảnh đời bất hạnh
  • Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo - Bắt đầu từ đời sống giáo viên
  • Sắp xếp lịch học hợp lý để trở thành giáo viên dạy Toán
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Thêm đối tượng được tuyển thẳng vào ĐH
  • Vinh danh nhà giáo: Quá ít chỗ cho giáo viên phổ thông
  • Được cấp sai tiền miễn giảm học phí, hàng trăm SV lo lắng
  • Vụ trường Melior biến mất: Chỉ phê bình?
  • Bi hài với dạy văn tiểu học
  • Cô giáo của những đứa trẻ bị bỏ rơi

Tin tiếp theo

  • 24/11 Những phát ngôn ấn tượng tại nghị trường
  • 24/11 Trung Quốc phát hành trái phép bản đồ "thành phố Tam Sa"
  • 24/11 Từ năm 2015, tiêu thụ xăng E5 trên toàn quốc
  • 24/11 Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi "hiểm độc" mới của Trung Quốc
  • 24/11 Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi "hiểm độc" mới của Trung Quốc
  • 23/11 Châu Á chịu tác động gì từ chiến lược mới của Mỹ

Saturday, 17 November 2012

Hang loat truong hoc o Ha Noi lam thu

Không chỉ "thỏa thuận" với học sinh thu những khoản tiền vô lý như mua học phẩm, chụp ảnh thẻ bảo hiểm... nhiều trường ở thủ đô còn thu cả tiền các môn học tự chọn, bảo trì máy tính, giấy kiểm tra, làm vệ sinh... Sách in lậu không chỉ giấy xấu, nhiều lỗi chính tả mà còn gạch xóa lem nhem. Tuy nhiên, chủ các cửa hàng sách lậu và sinh viên cho rằng, mua sách như thế không sao, vì chỉ dùng một lần, lười đọc. Mặc dù đã gần đến ngày khai giảng nhưng theo thông tin từ Trường ĐH Phan Chu Trinh (TP Hội An, Quảng Nam), đến nay trường chỉ nhận được khoảng 60 hồ sơ nhập học.

Chiều 2/10, Đoàn khảo sát của HĐND TP Hà Nội đã làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội về tình hình thu, chi học phí và các khoản thu ngoài học phí năm học 2012 - 2013 tại nhiều trường. Đoàn đã yêu cầu Sở kiểm tra, chấn chỉnh các trường đã thu sai và hoàn trả tiền cho phụ huynh, đồng thời tuyên truyền để Ban đại diện cha mẹ học sinh nắm rõ Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Đây là năm đầu Hà Nội ban hành danh mục và mức trần cụ thể cho các khoản thu thỏa thuận, nhằm tránh tình trạng lạm thu. Qua khảo sát 33 trường từ mầm non đến THPT trên địa bàn Hà Nội, đoàn khảo sát phát hiện nhiều sai phạm từ công tác thu chi của các trường đến làm sai quy trình, chưa công khai minh bạch trong việc thu tiền của ban đại diện cha mẹ học sinh gây bức xúc dư luận...

Cụ thể, trong danh mục khoản thu thỏa thuận của THCS Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây) có cả tiền học phẩm, tiền chụp ảnh dán thẻ bảo hiểm, làm bằng tốt nghiệp... Nhiều trường còn thu cả tiền những môn học tự chọn (tin học), bảo trì máy tính, tiền đề cương kiểm tra, giấy đề kiểm tra, tiền trông xe đạp, làm vệ sinh... thậm chí cả những khoản tiền trong Thông tư 55 quy định rất rõ là không được thu.

Thêm vào đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ công khai là thu bao nhiêu tiền còn cụ thể chi vào việc gì, chi như thế nào thì cuối năm mới rõ. Trong khi đó, Thông tư 55 hướng dẫn rất cụ thể, ban đại diện cha mẹ học sinh muốn thu tiền quỹ phải có kế hoạch thu, chi vào khoản gì, thống nhất với cha mẹ học sinh rồi mới thu.

Lý giải về việc thu chi đầu năm học sai quy định, các trường cho rằng một trong những lý do là văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành ngày 11/9, trong khi các trường đã hoạt động từ tháng 8.

Đoàn khảo sát nhận thấy, giải thích của các hiệu trưởng về vấn đề thu chi còn rất mơ hồ, không nắm rõ các văn bản của Bộ cũng như Sở và Phòng Giáo dục đã ban hành. Trong khi tình trạng lạm thu tiền trường đã diễn ra nhiều năm, ở nhiều nơi mà cơ quan quản lý vẫn chưa ngăn chặn được.

Theo Vietnam Plus

Chiều 2/10, Đoàn khảo sát của HĐND TP Hà Nội đã làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội về tình hình thu, chi học phí và các khoản thu ngoài học phí năm học 2012 - 2013 tại nhiều trường. Đoàn đã yêu cầu Sở kiểm tra, chấn chỉnh các trường đã thu sai và hoàn trả tiền cho phụ huynh, đồng thời tuyên truyền để Ban đại diện cha mẹ học sinh nắm rõ Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Đây là năm đầu Hà Nội ban hành danh mục và mức trần cụ thể cho các khoản thu thỏa thuận, nhằm tránh tình trạng lạm thu. Qua khảo sát 33 trường từ mầm non đến THPT trên địa bàn Hà Nội, đoàn khảo sát phát hiện nhiều sai phạm từ công tác thu chi của các trường đến làm sai quy trình, chưa công khai minh bạch trong việc thu tiền của ban đại diện cha mẹ học sinh gây bức xúc dư luận...

Cụ thể, trong danh mục khoản thu thỏa thuận của THCS Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây) có cả tiền học phẩm, tiền chụp ảnh dán thẻ bảo hiểm, làm bằng tốt nghiệp... Nhiều trường còn thu cả tiền những môn học tự chọn (tin học), bảo trì máy tính, tiền đề cương kiểm tra, giấy đề kiểm tra, tiền trông xe đạp, làm vệ sinh... thậm chí cả những khoản tiền trong Thông tư 55 quy định rất rõ là không được thu.

Thêm vào đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ công khai là thu bao nhiêu tiền còn cụ thể chi vào việc gì, chi như thế nào thì cuối năm mới rõ. Trong khi đó, Thông tư 55 hướng dẫn rất cụ thể, ban đại diện cha mẹ học sinh muốn thu tiền quỹ phải có kế hoạch thu, chi vào khoản gì, thống nhất với cha mẹ học sinh rồi mới thu.

Lý giải về việc thu chi đầu năm học sai quy định, các trường cho rằng một trong những lý do là văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành ngày 11/9, trong khi các trường đã hoạt động từ tháng 8.

Đoàn khảo sát nhận thấy, giải thích của các hiệu trưởng về vấn đề thu chi còn rất mơ hồ, không nắm rõ các văn bản của Bộ cũng như Sở và Phòng Giáo dục đã ban hành. Trong khi tình trạng lạm thu tiền trường đã diễn ra nhiều năm, ở nhiều nơi mà cơ quan quản lý vẫn chưa ngăn chặn được.

Theo Vietnam Plus

Saturday, 10 November 2012

Tranh doi moi lien tuc nhung chap va

Nói một cách khác, cần một cuộc cải cách thật sự. Đây cũng là quan điểm kiên định của ông suốt hơn một thập kỷ qua. GS Hoàng Tụy nói: Trong số những gương mặt tiêu biểu nhận giải thưởng Hoa Trạng nguyên năm 2012, Vũ Đình Quang Đạt gây ấn tượng mạnh với bảng thành tích "khủng" mình đã đạt được ở bộ môn Tin học. Với tư cách là nhà khoa học giáo dục, tôi có thể nói hiện nay hệ thống giáo dục của chúng ta rất lạc hậu, không những về chương trình mà còn về phương pháp, quan điểm giáo dục. Chúng ta chưa nhìn nhận đúng vai trò của lao động sư phạm để đào tạo, chăm sóc giáo viên chu đáo, giúp họ yên tâm làm việc một cách chuyên nghiệp. Có quá nhiều phong trào này khẩu hiệu kia, chúng ta đang cào bằng, bắt học sinh chui qua cùng một lỗ kim.
- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |

Tin liên quan

  • 'Đổi mới giáo dục không thể ngẫu hứng'
  • Việt Nam đã mấy lần đổi mới giáo dục?
  • Cần một "khoán 10" trong đổi mới giáo dục đại học

Để chữa trị căn bệnh giả dối trong Giáo dục , GS Hoàng Tụy cho rằng phải đụng đến tất cả ngõ ngách của giáo dục và chữa trị tận gốc.

Nhiều nhà giáo dục đề nghị cần phải có một cuộc cải cách giáo dục thật sự chứ không chỉ là những đổi mới vụn vặt. Trong ảnh: học sinh TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2012-2013 - Ảnh: Như Hùng
Giáo dục: Tiếp tục giam hãm hay khai phóng?
Giáo dục Việt Nam đến lúc phải lột xác
GS Trần Hồng Quân: Nền giáo dục hiện nay có nhiều lỗi hệ thống
Nên đọc

- Giáo dục là một hệ thống phức tạp theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải tiếp cận và đối xử như một hệ thống phức tạp. Có nghĩa khi hệ thống đó lâm vào khủng hoảng trầm trọng, triền miên thì muốn cứu nó, phải tìm cho ra căn bệnh là gốc đang tàn phá, ngấm ngầm nhưng khốc liệt mới mong chữa chạy và mở ra con đường cho nó được. Từ 15 năm nay, nhiều người đã liên tục cảnh báo giáo dục của ta không chỉ lạc hậu (điều đó ai cũng nhìn thấy), mà nguy hiểm hơn là đang đi lạc hướng xa rời con đường chung của nhân loại, phát triển lạc điệu so với thế giới văn minh.

* Như vậy, theo GS, những cố gắng thời gian qua không đem lại thành quả mới nào? Những năm qua trường học các cấp nhìn từ bề ngoài vẫn phát triển, nhiều thế hệ học sinh được đào tạo, trong đó có những học sinh trình độ tốt?

- Tôi không phủ nhận tất cả những cố gắng của ngành GD-ĐT. Nhưng phải nói rằng trong bối cảnh giáo dục đang đi sai đường, lún sâu vào sự lạc hậu, yếu kém thì việc giữ được thành quả nhất định như thời gian qua không phải thành tích của nhà quản lý mà là công sức của giáo giới cả nước.

* Năm 2004, GS đã đại diện cho 24 GS trong và ngoài nước kêu gọi một cuộc chấn hưng giáo dục . Hiện nay, Bộ GD-ĐT và Ban Tuyên giáo trung ương lại đang trình đề án đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện. Theo GS, đề án đổi mới này có đi theo đề nghị của GS và nhiều nhà giáo dục khác đã kiến nghị trong thời gian qua không?

- Với thực trạng giáo dục hiện nay, cần phải có một cuộc cải cách nghiêm chỉnh chứ không nên cải tiến, cải lùi, đổi mới liên tục nhưng vụn vặt, chắp vá, không thể điều chỉnh cục bộ qua cơ chế phản hồi. Với cách như đã và đang làm chỉ khiến tình hình rối ren, tồi tệ hơn, chỉ thêm tốn kém tiền của, công sức của dân mà rốt cuộc lại về điểm xuất phát. Điển hình như cái vòng xoay trong việc chống tiêu cực thi cử, chống bệnh thành tích ấy. Cứ chống, cứ phát động hết phong trào này đến phong trào khác, nhưng bệnh chạy theo thành tích ảo, tiêu cực thi cử vẫn nặng nề.

* Vậy theo GS, một cuộc cải cách hay chấn hưng giáo dục cần bắt đầu từ đâu?

- Theo tôi, lối ra duy nhất bây giờ là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. Nói cách khác phải thực hiện những biến đổi có tính cách mạng, theo cách nói của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi khẳng định khuyết tật cấu trúc, cái lỗi thiết kế hệ thống của giáo dục là nguyên nhân sâu xa mà từ đó đẻ ra khó khăn, vấp váp. Để thiết kế lại cấu trúc, trước tiên phải nghiên cứu và thay đổi triết lý giáo dục, thay đổi tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nói ngắn gọn như chúng ta thường nói, nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy người.

Thực tế xưa nay nhà trường nào cũng làm như thế cả, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù có ý thức hay vô ý thức. Cái khác nhau chỉ ở nội dung và cách dạy người. Dạy thanh thiếu niên thành người như thế nào, đó là chỗ khác cơ bản giữa nhà trường lạc hậu và nhà trường hiện đại, tiên tiến. Có triết lý giáo dục rồi thì mới thiết kế cấu trúc, thay đổi chương trình, phương pháp dạy học, thi cử và nhiều vấn đề khác.

* Khi nói đến sự giả dối trong ngành GD-ĐT, phải chăng điều này cũng phải song hành giải quyết trong quá trình cải cách mà GS đang đặt ra?

- Giả dối chỉ là một trong những biểu hiện rõ nét nhất cái yếu kém của nền giáo dục hiện nay. Nhưng để giải quyết thì vẫn phải đi từ gốc rễ. Gốc rễ mà tôi nói đến ngoài triết lý giáo dục, cấu trúc nền giáo dục, còn có những đường lối, chính sách vĩ mô, vi mô khác nhau phải được thay đổi hoàn toàn. Trong đó, việc phải song hành thực hiện với những điều tôi đã nói ở trên là chính sách đối với nhà giáo. Tất cả những bất cập liên quan đến chất lượng , phẩm chất đạo đức giáo viên đều do những khuyết tật sinh ra từ gốc gây nên.

* Những vấn đề trong bản đề cương cải cách giáo dục vừa được GS gửi lên trung ương đã là toàn bộ "gốc rễ" cần cải cách để xây lại nền tảng giáo dục chưa?

- Trong bản đề cương đã được chỉnh sửa, tôi rút ngắn lại chỉ trình bày bốn vấn đề mà tôi thấy là then chốt: cải thiện chính sách

Nhu cầu cấp thiết về cải cách giáo dục Việt Nam
Chúng ta nợ xã hội một cuộc cải cách giáo dục
Cải cách giáo dục nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục
Cải cách giáo dục: Theo hướng nào?
Nên đọc

đối với người thầy, cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề, thay đổi căn bản cung cách học và thi, đổi mới giáo dục đại học theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế... Nhưng để thực hiện cuộc cải cách này, sẽ còn nhiều vấn đề lớn phải quan tâm. Ví dụ ở các bậc học cao cần xây dựng các đại học nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và đào tạo xuất sắc, chấn chỉnh tiêu cực trong các vấn đề đại học tư thục, xã hội hóa, thương mại hóa giáo dục vô nguyên tắc, cải tổ quản lý để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của quốc gia...

* Theo GS, để thực hiện cải cách nên làm theo cách nào để không lặp lại vết xe đổ của sự đổi mới vụn vặt, chắp vá?

- Cải cách giáo dục phải kiên quyết, khẩn trương nhưng không vội vã. Sau khi trung ương, Quốc hội thảo luận và thông qua đề cương cải cách nêu lên phương hướng chính cùng với những khâu mấu chốt cần giải quyết trong cải cách, cần thành lập Ủy ban quốc gia chỉ đạo cải cách giáo dục, bao gồm những người có năng lực và tâm huyết, vừa có tầm nhìn, vừa thật sự quan tâm đến giáo dục. Ủy ban này sẽ vạch ra lộ trình và kế hoạch thực hiện cụ thể để có thể hoàn tất công cuộc cải cách sau khoảng một thập kỷ.

* Với một lộ trình dài như thế, theo GS, điều gì cần cấp bách làm ngay trong thời gian tới?

- Để thực hiện cải cách ở những khâu cấp bách, phải tổ chức nghiên cứu những vấn đề cụ thể như chương trình - sách giáo khoa cho các cấp phổ thông, phương pháp giảng dạy cho các cấp, đổi mới thi cử... theo quan điểm tư duy mới. Tình hình đất nước hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng khó khăn hiện nay cũng là thời cơ để giáo dục lột xác, từ một kiểu giáo dục nặng tính giáo điều, lạc hậu, tiến lên nền giáo dục lành mạnh, trung thực, hiện đại.

TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến (nguyên trợ lý bộ trưởng Bộ GD-ĐT): Cần phối hợp hành động

Cần phải có sự phối hợp hành động để mô hình mong muốn của giáo dục phổ thông được thực thi và triển khai trong toàn hệ thống. Muốn vậy điểm quan trọng đầu tiên có tính quyết định là cần có sự phân tích, tranh luận, trao đổi để đi tới nhận thức thống nhất về các yêu cầu đối với giáo dục phổ thông trong tương lai và sự cần thiết phải chuyển từ mô hình hiện nay sang mô hình mới. Sự thay đổi nhận thức này không chỉ giới hạn trong ngành giáo dục mà phải mở rộng ra toàn xã hội.

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: Tổng điều tra để đánh giá khách quan

Mặc dù dư luận xã hội cũng khá thống nhất trong việc đánh giá một số yếu kém của giáo dục cần khắc phục, nhưng tôi vẫn đồng ý với việc để có cơ sở vững chắc cho một đánh giá khách quan cần có một cuộc tổng điều tra toàn diện, khoa học với quy mô thích hợp. Ủy ban cải cách giáo dục cần được thành lập sớm với tinh thần thật sự cầu thị, có cơ chế để tranh thủ nhiều ý kiến của đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học và nhà quản lý có kinh nghiệm nghề nghiệp, có tâm huyết. Tổ chức này nên chăng là một tổ chức có quyền lực để thực thi nhiệm vụ được giao.

V.H. ghi

Khẩn trương nhưng phải bài bản

Thay đổi căn bản, toàn diện một nền giáo dục là công trình lớn của quốc gia không thể làm vài năm mà xong. Tình thế bức thiết phải khẩn trương nhưng lại phải căn cơ, bài bản, không thể riêng một mình ngành giáo dục làm nổi.

Theo chúng tôi, trung ương cần bàn và ra nghị quyết, xác định mục tiêu, yêu cầu và những vấn đề trọng tâm cần tập trung để nền giáo dục thật sự đổi mới căn bản, toàn diện. Trong đó, việc quan trọng là thành lập một tổ chức làm nhiệm vụ xây dựng đề án tổng thể, nếu được ra phương pháp và lộ trình để trình trung ương và Quốc hội. Tổ chức này có thể là một ủy ban do người đứng đầu Nhà nước làm chủ tịch, gồm các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước am hiểu, có kinh nghiệm giáo dục liên quan đến các cuộc cải cách giáo dục của các nước. Bộ GD-ĐT có vai trò quan trọng trong hoạt động của ủy ban này, nhưng cần chấn chỉnh, kiện toàn đổi mới thật sự về năng lực và cung cách quản lý. Với cơ quan tham mưu của trung ương về công tác giáo dục, cụ thể là bộ phận khoa giáo (trong Ban Tuyên giáo trung ương) cần tăng cường đủ sức và đủ điều kiện giúp trung ương.

Bà Nguyễn Thị Bình (nguyên phó chủ tịch nước)

Đề nghị thành lập ủy ban quốc gia về cải cách giáo dục

Đã có nhiều ý kiến, kiến nghị có luận cứ rõ ràng, thuyết phục, nhưng tất cả đều chỉ có giá trị tham khảo chứ chưa có giá trị thực tiễn có thể áp dụng ngay được. Lý do là chưa có kết quả của một cuộc tổng điều tra để có các dữ liệu xác đáng tin cậy làm cơ sở soạn thảo đề án cải cách giáo dục. Đề án cải cách giáo dục chỉ có thể được soạn thảo bởi một ủy ban chuyên trách bao gồm các hội đồng chuyên gia rất giỏi và uy tín trong từng lĩnh vực giáo dục. Tôi kiến nghị cần quyết định thành lập Ủy ban quốc gia về cải cách giáo dục độc lập với Bộ GD-ĐT để thực hiện nhiệm vụ: tổ chức tiến hành cuộc tổng điều tra giáo dục trong năm 2013; tổ chức soạn thảo đề án tổng thể về cải cách giáo dục trong năm 2014 để trình Chính phủ và Quốc hội thông qua và tổ chức thực hiện từ năm 2015; từ nay đến khi có đề án tổng thể về cải cách giáo dục, không tiến hành bất cứ một đề án đổi mới hoặc dự án luật giáo dục mới nào do Bộ GD-ĐT đề xuất.

GS.TS Chu Hảo


Nguồn : tuoitre.vn
Từ khóa bài viết:

"Tránh đổi mới liên tục nhưng chắp vá": tiêu cực , chắp vá , , đổi mới giáo dục , GS Hoàng Tụy , giả dôi

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Đổi mới Đảng là tất yếu
  • Quốc hội khoá XIII sẽ đổi mới mạnh mẽ
  • Bàn thêm về đổi mới phương pháp giảng dạy
  • Nên "đổi mới" hay "cập nhật" phương pháp giảng dạy?
  • Nữ ca sĩ Amy Winehouse qua đời ở tuổi 27! (liên tục cập nhật)
  • Liên tục khuyến mãi, xe máy vẫn thê thảm
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Các trường CAND có thể sẽ rút thời gian đào tạo xuống 4 năm
  • Giới trẻ đang thay đổi thói quen đọc
  • Bí kíp giúp trẻ thông minh hơn
  • Dạy thêm, học thêm: Chỉ cấm trên giấy!
  • Đừng bắt con "chín ép"
  • Vụ khai giảng đặc biệt: Gần 100 HS vẫn chưa đến lớp

Tin tiếp theo

  • 16/10 2013: Đề xuất chưa tăng lương do khó khăn ngân sách
  • 16/10 Trung Quốc chỉ trích Nhật lôi kéo các nước
  • 16/10 Phá băng bất động sản
  • 15/10 Bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
  • 15/10 Trùm đầu nậu kỳ nam: Bí kíp trần ai
  • 15/10 Nhật vận động châu Âu ủng hộ lập trường về Senkaku

Saturday, 3 November 2012

Dai hoc top duoi tuyen khong ra sinh vien

Hàng loạt ngành học ở các trường ĐH, CĐ trên nhiều tỉnh thành đang đứng trước nguy cơ phải tạm ngưng đào tạo vì tuyển không ra sinh viên. Một số trường đã tạm ngưng tuyển sinh một số ngành, một số trường khác thì đang trông chờ vào những đợt "vét" cuối từ nay đến 30/11. Cán bộ chấm thi trực tiếp sửa bài để nâng điểm hàng loạt, "giúp" những học viên cao học đủ điều kiện bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Hoạt động tình nguyện vốn là bản sắc văn hóa của giới trẻ. Nhưng phải làm gì khi bản sắc ấy đang ngày càng bị mai một.
- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |

Tin liên quan

  • Điểm chuẩn dự kiến của các đại học top đầu
  • Các trường đại học top đầu dự kiến điểm chuẩn
  • Đại học 'top' thế giới loay hoay trong khủng hoảng

Tạm ngừng tuyển sinh nhiều ngành

Mùa tuyển sinh năm nay có khá nhiều trường ngay sau khi công bố điểm chuẩn nguyện vọng (NV) 1 đã thông báo tạm ngưng tuyển sinh nhiều ngành vì quá ít thí sinh trúng tuyển.

Trường ĐH An Giang trong "thông báo kết quả xét tuyển NV1" do PGS. TS. Võ Văn Thắng, Hiệu trường trường ký đã thông báo các ngành hệ ĐH: Chăn nuôi, Sư phạm Tin học, Sư phạm Sinh học, hệ CĐ ngành Chăn nuôi do số thí sinh trúng tuyển không đủ để tổ chức đào tạo, những thí sinh đã trúng tuyển vào các ngành này được nhà trường tư vấn và làm thủ tục chuyển sang học ngành khác cùng khối thi.

Đại học top dưới tuyển không ra sinh viên, Giáo dục - du học, dai hoc top duoi, sinh vien, thieu sinh vien, ngung dao tao, dai hoc, cao dang, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Năm nay, nhiều trường ĐH, CĐ Dân lập than không tuyển được sinh viên do bị các trường công lập vét hết. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Chàng trai mồ côi người Cơ Tu đậu 2 trường đại học
Các trường đại học trẻ vươn mình trên bảng xếp hạng thế giới
Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Trường tốp dưới thấp thỏm
Nên đọc
TS. Trần Văn Thạnh, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH An Giang cho biết thêm: Ngoài 4 ngành tạm ngưng đào tạo ở trên thì hiện tại dù thời gian xét tuyển NV bổ sung của trường còn kéo dài tới 13-10 nhưng có hai ngành đang còn thiếu nhiều chỉ tiêu là Sư phạm Lý, Sư phạm Hóa.

Cũng theo ông Thạnh, năm nay là năm tuyển sinh có nhiều rắc rối nhất vì lượng thí sinh trúng tuyển ảo quá nhiều.

"Có thí sinh cùng lúc nộp 9 – 10 phiếu điểm photo vào 9 – 10 ngành tại trường và đều trúng tuyển. Không những thế, các em còn nộp ở nhiều trường khác nhau. Chính vì thế mà khi trúng tuyển thì không thấy người đến nhập học".

Tương tự, TS Nguyễn Văn Đệ, Hiệu trưởng trường ĐH Đồng Tháp cho biết: Năm ngoái trường tạm ngưng đào tạo hai ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp và Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp vì không có người học.

Năm nay, trường cũng tiếp tục tạm ngưng tuyển sinh hai ngành này. Trong khi đó, các ngành như: Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tin học hiện mỗi ngành chỉ có khoảng 20 thí sinh trúng tuyển.

TS. Nguyễn Huy Vị, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Phú Yên cũng cho biết: Ngay khi công bố điểm chuẩn NV1, các ngành cử nhân: Sinh học, Văn học, Sử học, Việt Nam học chỉ có vài thí sinh trúng tuyển nên nhà trường quyết định không tuyển tiếp NV bổ sung và những ngành này năm nay đều tạm ngưng đào tạo.

Những thí sinh đã trúng tuyển các ngành này được nhà trường hướng dẫn để chuyển qua các ngành khác cũng khối thi.

Trông chờ đến phút cuối

Trong khi một số trường thông báo tạm ngưng đào tạo một số ngành vì quá ít thí sinh trúng tuyển thì một số trường khác đang cố chờ đợi và thông báo xét tuyển đến 30/11.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Bạc Liêu cho biết: Hiện trường còn thiếu hơn 600 chỉ tiêu ở hệ ĐH và CĐ. Các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp như: Nuôi trồng thuỷ sản, Chăn nuôi và ngành Công nghệ thông tin là những ngành còn thiếu nhiều chỉ tiêu.

Đại học top dưới tuyển không ra sinh viên, Giáo dục - du học, dai hoc top duoi, sinh vien, thieu sinh vien, ngung dao tao, dai hoc, cao dang, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Thí sinh trúng tuyển ngồi chờ làm thủ tục nhập học tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Đó là sự mong ước của rất nhiều trường đang thiếu chỉ tiêu.

Những ngành này, trường sẽ nhận hồ sơ đến hết tháng 10, nếu lúc đó số thí sinh trúng tuyển quá ít thì sẽ ngưng đào tạo và chuyển thí sinh trúng tuyển sang ngành khác cùng khối thi.

ThS. Đặng Diệp Minh Tân, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng trường ĐH Trà Vinh cho biết: Hiện trường còn khoảng

Báo động đại học Việt thiếu linh hồn....
..cơ hội học đại học theo chuẩn quốc tế
Trường đại học rải tiền câu thí sinh
Châu Á tiến lên trong bảng xếp hạng đại học
Nên đọc
900 chỉ tiêu ở hệ ĐH và CĐ. Tương tự, trường ĐH Tiền Giang đến thời điểm này cũng mới tuyển được 50% chỉ tiêu được giao.

Hàng loạt các trường ĐH khác ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên như: ĐH ĐH Yersin Đà Lạt, ĐH Quảng Nam… cũng đang còn nhiều chỉ tiêu và đang trông chờ vào những phút cuối.

PGS. TS. Phạm Bá Phong, Hiệu trưởng trường Đại học Yersin Đà Lạt cho biết: Chỉ tiêu của trường năm nay là 900 nhưng đến thời điểm này trường mới tuyển được 300 chỉ tiêu.

Một số ngành như: Tin học, Sinh học, Khoa học Môi trường mỗi ngành chỉ có vài hồ sơ. Tuy vậy, trường vẫn tiếp tục thông báo tuyển sinh các ngành này đến 30-11 chứ không ngưng đào tạo ngay hiện giờ.

"Chúng tôi hy vọng rằng sau khi các trường lớn công bố điểm chuẩn thì những thí sinh không trúng tuyển sẽ dồn vào những ngành, những trường còn thiếu nhiều chỉ tiêu như chúng tôi. Do đó, thời gian cuối này chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh hơn", ông Phong nói.

Cạn nguồn vì tâm lý "hết công xuống tư"

Hồ sơ dự xét vào ĐH Phan Chu Trinh (Hội An, Quảng Nam) hiện chỉ có chưa đầy 100 bộ. Trong khi năm học này, trường tuyển sinh trở lại với 500 chỉ tiêu cho 8 ngành bậc ĐH, gồm các khối A,A1,D1, D4,C với điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ.

Theo Phó hiệu trưởng ĐH Phan Chu Trinh, ông Nguyễn Xuân Đông: NV 1 trường có 30 hồ sơ dự thi trực tiếp, nhưng chỉ hơn chục em đỗ, đang tuyển sinh bổ sung.

Đến nay có gần 80 hồ sơ, tập trung chủ yếu cho các khối ngành kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ. Khối C vẫn cực kỳ "khan hiếm". Chưa năm nào công tác tuyển sinh lại gặp khó như năm nay.

Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) năm học này có 400 chỉ tiêu cho 5 ngành đào tạo. Kết thúc đợt 1, trường chỉ tuyển đủ 1 ngành là Sư phạm Văn, còn lại 257 chỉ tiêu phải tiếp tục tuyển NV bổ sung.

Hot girl xinh đẹp kể chuyện thi đại học
Nhân đôi cơ hội vào Đại học Anh quốc Việt Nam
Xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ phức tạp
Nên đọc
Ông Phạm Nghi – Hiệu phó nhà trường nói: Hiện hồ sơ đạt 2/3 chỉ tiêu, nhiều ngành như CNTT, Công nghệ kỹ thuật cơ khí còn "khát" nguồn tuyển. Tại Đà Nẵng, trường ĐH Đông Á, kết thúc đợt 1, chỉ có 120 sinh viên/800 chỉ tiêu nhập học, còn lại là "hồ sơ ảo".

Ths. Đỗ Trọng Tuấn, Trưởng ban thư ký HĐTS trường này, cho hay: Số hồ sơ đợt 2 gần bằng chỉ tiêu tuyển sinh, trường vẫn nhận thêm hồ sơ vì lo "thí sinh ảo". Dự kiến ngày 15-10 tới mới "khóa sổ".

Lý giải nguyên nhân nhiều trường ngoài công lập khan hiếm sinh viên, ông Nguyễn Xuân Đông cho rằng: với quyền tự chủ tuyển sinh hiện nay, các trường tốp trên kéo dài thời gian tuyển sinh, trong khi đó thí sinh vẫn còn tâm lý "hết công xuống tư", nên các trường tư hầu hết rất chật vật.

"Mọi năm, nếu điểm trúng tuyển vào các trường công cách điểm sàn vài ba điểm thì mới còn nguồn cho trường tư. Còn bây giờ nhiều trường lấy sát điểm sàn, lùi thời gian xét tuyển… khiến tốp dưới cạn nguồn".

Theo lãnh đạo nhiều trường ĐH ngoài công lập tại miền Trung: cuộc cạnh tranh giữa các trường công và tư chắc chắn "không cân sức".

Trong bối cảnh hiện nay, trường công hầu hết đều mở rộng quy mô , tăng ngành đào tạo. Riêng các trường ngoài công lập, giữ ổn định quy mô đã khó nói gì đến tăng ngành, chỉ tiêu.

Chưa kể các trường công còn "hốt" luôn cả bậc CĐ. Nhiều thí sinh điểm cao, đủ tiêu chuẩn đỗ ĐH tư thục vẫn chọn ngành CĐ chính quy để tiếp tục học liên thông, dẫn đến tình cảnh "kẻ ăn không hết, người lần không ra".

Theo Quang Phương - Nguyễn Huy (Tiền Phong)

Nguồn : 24h.com.vn
Từ khóa bài viết:

"Đại học top dưới tuyển không ra sinh viên": , sinh vien , diem thi , so giao duc , tin giao duc , diem thi dai hoc , bo giao duc , luyen thi dai hoc , giao duc dao tao , trung tam dao tao , chuyen nganh , thí sinh trúng tuyển , xet tuyen nguyen vong , nguy cơ tạm ngưng đào tạo , công bổ điểm chuẩn ,

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Đại học Havard: Tỉ lệ gần 6 sinh viên có 1 giáo sư
  • Đại học 'top' thế giới loay hoay trong khủng hoảng
  • Đại học 'top' thế giới loay hoay trong khủng hoảng
  • Cô bạn không là "sinh viên nổi tiếng" của trường
  • Tận thu sinh viên
  • Sinh viên Ngoại thương phản pháo vì bị chê chảnh
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Nữ giáo sư lĩnh án vì giết 3 đồng nghiệp
  • Nâng điểm học viên cao học: Lộ thêm sai phạm
  • Xét tuyển HS trường phổ thông dân tộc nội trú vào ĐH, CĐ
  • Bổ sung nguồn vốn cho HS, SV nghèo vay ưu đãi
  • Cục Khảo thí trả lời SV gửi tâm thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
  • GS Nguyễn Xuân Hãn: "Chương trình SGK hiện nay có hại cho học sinh"

Tin tiếp theo

  • 26/09 Siêu bão đổi hướng, cả nước mưa rải rác
  • 26/09 Người dân "tẩy chay" trái cây Trung Quốc vì sợ độc
  • 25/09 Đấu giá đất vàng khi chuyển trụ sở các bộ
  • 25/09 Thủ tướng Nhật: Trung Quốc có thể tự hại mình
  • 25/09 Nhật, Đài Loan đấu vòi rồng gần Senkaku/Điếu Ngư
  • 25/09 75 tàu cá Đài Loan tiến đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Related posts