Thursday, 21 June 2012

Co so di... o nho, truong dat chuan quoc gia

(Dân trí) – Sáng 25/4, PV Dân trí đã trao tới thầy Đặng Phi Anh (số nhà 40 Phan Bôi, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng) – nhân vật trong bài viết "Thầy ơi, cố lên…!" số tiền 3.300.000 đồng do bạn đọc ủng hộ. (GDVN) - Đây là sự thật 100% diễn ra tại ĐH Công nghiệp TP.HCM. Tính ra, đóng học phí chậm 10 tín chỉ, sinh viên sẽ bị phạt tới 2,5 triệu đồng - một con số quá lớn khiến nhiều người "hoa mắt". (Dân trí) – Sáng 25/4, PV Dân trí đã trao tới thầy Đặng Phi Anh (số nhà 40 Phan Bôi, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng) – nhân vật trong bài viết "Thầy ơi, cố lên…!" số tiền 3.300.000 đồng do bạn đọc ủng hộ.

Người dân tại TP Nam Định ( Nam Định) lại đang xôn xao với câu chuyện một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nhưng cơ sở lại đi… ở nhờ. Đó là Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ, địa chỉ khu nhà Lý Đoán, số 27/88 phố Nguyễn Du, TP Nam Định, được thành lập từ những năm 70 thế kỷ trước.

Thực tế khu nhà Lý Đoán này là của Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp Nam Định, và Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ được bố trí tọa lạc nhờ một phần trong khu nhà này theo Quyết định 48/UB-QĐ ngày 9/10/1982 của UBND TP Nam Định. Trong quyết định này cũng giao cho Ban kiến thiết cùng với Ban xây dựng quản lý nhà đất và ban giáo dục có trách nhiệm tìm địa điểm và trình với UBND thành phố kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ tại địa điểm mới. Tuy nhiên sau đó, không hiểu sao, việc xây dựng địa điểm mới cho trường Nguyễn Văn Cừ không được thực hiện.

Mặc dù đang phải "ăn nhờ, ở đậu" tại khu nhà Lý Đoán nhưng bất ngờ đến năm 2001, trường Nguyễn Văn Cừ lại được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Hồ sơ tiêu chí đạt chuẩn, tại phần tiêu chuẩn xây dựng cơ sở vật chất nhà trường có ghi rõ: diện tích sử dụng là 4.179m 2 (3 tầng), bình quân 6m 2 /học sinh; diện tích sân chơi, nhà tập luyện: 1.377m 2 . Hồ sơ kết luận là đạt chuẩn.

Sự việc "mượn" điều kiện vật chất để lên "chuẩn" trên không gặp phải bất cứ ý kiến nào, phải chăng là do nhà trường, phụ huynh học sinh cũng muốn con em, học sinh của mình được tiếng là "học ở trường chuẩn quốc gia"?

Ngày 30/10/2003, UBND tỉnh Nam Định có Quyết định số 2767/2003/QĐ-UB về việc đầu tư xây dựng Trường THCS Trần Đăng Ninh ở phường Đông Mạc, TP Nam Định. Quyết định này ghi rõ Trường THCS Trần Đăng Ninh chuyển toàn bộ cơ sở vật chất hiện có cho Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm, ngày 13/1/2012, thầy trò, phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ lại "sững người" khi biết UBND tỉnh Nam Định ra Thông báo số 08/TB-UBND về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tại buổi họp Ban chỉ đạo nâng cấp TP Nam Định trở thành đô thị loại I. Trong đó có nêu rõ giao Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất với UBND TP Nam Định điều chuyển khu trường cũ THCS Trần Đăng Ninh cho trường THPT Nguyễn Khuyến để trường này đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia.

Việc này khiến phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ lo lắng. Hàng chục năm nay, việc phải "ăn nhờ, ở đậu" này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy của nhà trường. Vì là ở nhờ, nên trường luôn trong tình trạng thấp thỏm bị… đòi lại. Thực tế, vào năm 2011, do cơ sở 2 của Trung tâm bị giải tỏa để làm công viên, nên trung tâm đã… đòi lại tầng 3 để làm chỗ dạy cho học sinh của trung tâm.

Trường Tiểu học chuẩn quốc gia Nguyễn Văn Cừ lại phải tiếp tục… ở nhờ mặc dù đạt chuẩn từ năm 2001. Lượng học sinh đăng ký học tại trường giảm qua từng năm. Với xu hướng này, số phận Trường Tiểu học chuẩn quốc gia Nguyễn Văn Cừ không hiểu sẽ đi đâu, về đâu sau vài năm nữa?


Là dân thể thao, có lối sống lành mạnh nên dù ở tuổi 49 nhưng trông thầy vẫn rất cường tráng. Thế nhưng chỉ sau cơn sốt 3 ngày, thầy đi khám bác sĩ và được thông báo thầy bị ung thư máu, thiếu tiểu cầu cấp độ 4 - cấp độ rất nguy hiểm.

Hai vợ chồng thầy Phi Anh đón nhận quà của bạn đọc Dân trí

Theo thầy Phi Anh, những ngày điều trị tại bệnh viện, thầy được điều trị hóa chất, truyền dịch, truyền máu, truyền hồng cầu và tiêm thuốc rất nhiều. Do sức đề kháng yếu nên thầy được bác sĩ yêu cầu lúc phải bịt khẩu trang 24/24 để tránh bị nhiễm trùng từ bên ngoài vào. Có những người điểm thầy phải nằm ở phòng cách ly nhiều ngày liền.

Nằm viện gần một tháng trời nhưng ngày nào cũng phải ăn cháo vì thấy thức ăn là muốn nôn, 4 ngày gần đây thầy Phi Anh mới ăn cơm được.

Cũng theo thầy Phi Anh, trong thời gian nằm viện điều trị, nhiều cựu học sinh của trường có nhóm máu O đã đến bệnh viện để hiến máu cho thầy. Những em học sinh nào không thuộc nhóm máu O thì vận động bạn bè khiến thầy rất xúc động.

Hiện sức khỏe của thầy tương đối ổn định nên các bác sĩ cho thầy xuất viện về nhà 10 ngày. Sau 10 ngày sẽ vào viện lại để tiếp tục điều trị.

Hôm chúng tôi đến trao tiền là lúc thầy vừa từ bệnh viện về đến nhà. Biết tin thầy được về nhà mấy ngày, đồng nghiệp và hàng xóm đã đến nhà để hỏi thăm, động viên thầy cố lên.

Mặc dù bị bệnh hiểm nghèo nhưng thầy Phi Anh vẫn lạc quan. Vừa khỏe lên được 1 chút thầy lại xông xáo đi đi lại lại rót nước mời khách.

Đón nhận số tiền từ báo Dân trí, thầy Phi Anh xúc động cảm ơn báo Dân trí và những bạn đọc đã giúp đỡ thầy và gia đình để thầy có thêm nguồn kinh phí cho việc chữa trị bệnh.

Khánh Hồng


Học đòi "trường sang" phạt nặng sinh viên

Như thông tin chúng tôi đã đưa, sinh viên trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh phản ánh bị nhà trường bắt đóng học phí hai lần trên một môn nộp học phí chậm và phải lùi môn học đó vào học kì sau.

Qua xác nhận, Báo Giáo dục Việt Nam được biết trên Website của trường ĐH CN TP.HCM http://www.hui.edu.vn có niêm yết thông báo về điểm thành phần N*. Trong thông báo có ghi rõ: "Những học phần sinh viên đã đăng ký mà không đóng học phí sau khi đã hết hạn cho rút bớt học phần thì phải nhận điểm N* (điểm nợ) học phần đó, muốn đăng ký học lại học phần này sinh viên phải đóng học phí cho cả lần đăng ký trước".

Như vậy thông tin ban đầu hé lộ đã đúng theo những gì sinh viên phản ánh, Trường ĐH CNTP HCM "trường nghèo" bắt chước "trường giàu" phạt tiền sinh viên đóng học phí muộn.

Bảng thông báo phạt tiền học phí gấp đôi của trường ĐH CN TP.HCM

Mỗi học sinh sẽ có hai khoảng thời gian để đóng học phí, lần môt là hai tuần, nếu không đóng học phí trong thời gian này, sinh viên sẽ bị hủy môn học đó và sẽ có thêm một tuần để đăng kí và đóng học phí lại môn học này. Nếu như trong thời gian một tuần đóng học phí lần hai mà sinh viên vẫn không đóng học phí thì sẽ không được học môn học đó trong học kì này và phải chấp nhận điểm N* (điểm nợ).

Nếu sinh viên muốn sang học kì sau, hoặc năm sau được học môn học đã bị lỡ thì bắt buộc phải đóng học phí cho lần học bị lỡ kia và phải đóng thêm học phí cho lần học sau. Như vậy trên một môn học muộn, sinh viên phải đóng hai lần phí và phải học lại vào học kì sau.

Điều này đã gây ra rất nhiều bức xúc trong sinh viên. Bạn PTT, sinh viên ĐH Công nghiệp HCM cho rằng: "Chúng em thấy rất bất công. Trường ĐH CN TPHCM là một trường công lập của đa số sinh viên bình thường chứ không phải là trường dành cho những gia đình khá giả, lương tháng cả chục triệu để có thể áp dụng hình phạt đánh vào kinh tế nặng nề như vậy. Đúng là học đòi trường sang phạt nặng sinh viên".

Trường cơ sở mở lối thoát cho sinh viên

Theo các bạn sinh viên do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà nhiều bạn không thể đóng học phí đúng hạn được, nhưng ngay sau khi biết hết hạn các bạn cũng đã nhanh chóng hoàn thành học phí.

Một sinh viên đề nghị giấu tên cho hay: "Do kinh tế khó khăn, tự em phải trang trải tiền học phí, nên em có lỡ đóng hoc phí muộn. Nhưng em có xuống khoa để hỏi giáo viên hướng dẫn thì được giáo viên nói rằng bọn em cứ an tâm học, sẽ bổ sung tên vào danh sách lớp sau. Nhưng sau đó thầy lại thông báo là chúng em không được học học kì này".

Mặt khác, sau khi hủy môn học do nộp học phí muộn lần đầu, sinh viên chỉ có đúng 6 ngày để vừa đăng kí lại lớp học vừa phải nhanh chóng đóng tiền chỉ trong vòng một tuần. Cái khó của sinh viên là khi đăng kí lại sẽ xảy ra rất nhiều rủi ro: khi sinh viên phải tìm lại lớp môn học đó cần phải phụ thuộc vào việc có trùng với các môn học đã đăng kí trước hay không và phân bố thời gian sao cho phù hợp với công việc của sinh viên đó.

Được biết trường ĐH CN TP HCM đã đưa ra thông báo về việc cấm thi đối với sinh viên đóng tiền học phí chậm từ mấy năm trước, tuy nhiên trên thực tế sinh viên dù đóng học phí muộn vẫn được đi học bình thường. Năm nay, trường thực hiện quy định cấm thi và bắt đóng tiền hai lần đã gây ra cú sốc lớn cho sinh viên.

Thông báo về việc giải quyết điểm N* của trường ĐH CN TPHCM cơ sở Thanh Hóa

Mặt khác trên Website của trường ĐH CN TP HCM cơ sở Thanh Hóa lại có thông báo: Thông báo về việc điểm N* của Sinh viên nộp muộn HP Học kỳ 3 có ghi: "Những SV nào nộp HP trong thời gian từ 22.04.2012 đến hết ngày 01.05.2012 mà bị điểm N* thì đem phiếu thu tiền về phòng A4.03 để được giải quyết".

Như vậy với sinh viên của trường tại cơ sở Thanh Hóa có thông báo cụ thể trên trang mạng của trường còn cơ sở chính lại không hề có thông báo chính thức nào về việc giải quyết cho các sinh viên nộp học phí lần hai muộn. Tuy nhiên, khoảng thời gian sinh viên nộp học phí từ 22 – 4 đến 1 – 5 lại rất bất cập, vì mỗi khoa trong trường có lịch học và lịch đóng học phí khác nhau, nếu chỉ xét sinh viên nộp học phí giai đoạn này được đi học lại là không công bằng với những học sinh khác có lịch đóng học phí vào thời gian còn lại.

Tuy nhiên, thông báo trên cũng được đến rộng rãi với sinh viên và góp phần giúp một số sinh viên may mắn nộp học phí trong khoảng thời gian trên được giải quyết. Còn tại trường ĐH CN TP.HCM cơ sở chính lại không hề có một thông báo nào đến với sinh viên.

Như vậy phải chăng sự thống nhất trong đào tạo và quản lí của trường chính và trường cơ sở lại không đồng nhất? Phải chăng trường chính lại không quan tâm đến tiếng nói của sinh viên như trường cơ sở? Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục gửi đến độc giả những thông tin xung quanh vấn đề phạt học phí gấp đôi của trường ĐH Công nghiệp TP. HCM trong thời gian sớm nhất.

Wednesday, 20 June 2012

Anh vui Nhung hinh anh cuc doc o Viet Nam (P.2)

Thu bạc tỷ, đầu tư bạc cắc TTCT - Làng đại học (ĐH) TP.HCM tập trung rất nhiều trường ĐH lớn với hàng chục ngàn sinh viên. Nhưng trái với sự tưởng tượng về một "thành phố trí thức", làng ĐH là nơi mà hiệu sách nhường bước trước quán nhậu, karaoke, tiệm nét (Internet) chơi game… và hoạt động giải trí đỏ đen. Thu bạc tỷ, đầu tư bạc cắc

Chân dài thật!

Ai muốn lấy chồng Hàn Quốc thì "a lô" nha!

Chiêu chống nóng của chàng sinh viên nghèo

Đội thùng có an toàn hơn đội mũ bảo hiểm không?

Đã mầm non rồi còn đại học?

Cuộc tình tréo ngoe

Ngắn gọn mà xúc tích

Sở thích của bác là đọc báo

Xe không kính không phải vì xe không có kính

(Sưu tầm)

Theo Tiin Moonie/Đất Việt


ĐHDL Văn Hiến, ĐH Hùng Vương, CĐ Công nghệ Bách Khoa TP HCM bị dừng tuyển sinh một năm vì những lùm xùm trong việc tranh giành quyền lợi, cùng những "lỗ hổng" quá lớn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Bộ GD-ĐT lại phải tiếp tục thực hiện những biện pháp mạnh trong việc dừng tuyển sinh thêm hai trường cùng một số ngành tại các trường ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Chu Văn An vì vi phạm các quy chế trong tuyển sinh đào tạo.

Bốn trong năm trường ĐH vừa bị Bộ GD-ĐT dừng tuyển sinh vẫn phải đang thuê mướn các cơ sở để làm lớp học. Trong đó, ĐH Văn Hiến dù khi thành lập trường (năm 1999) đã cam kết sớm đồng bộ hóa đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, nhưng đến giờ vẫn chưa thể có một quỹ đất cho riêng mình dù tỷ suất lợi nhuận sau khi trừ chi phí của trường là không nhỏ. Điều đó cho thấy những hạn chế mang tính cố hữu của các trường ĐH NCL về điều kiện cơ sở vật chất yếu kém, đội ngũ giảng viên thiếu hụt vẫn chưa có lối thoát bởi chính tư duy và cách làm giáo dục của một số người.

ĐH Hùng Vương TP HCM trước khi bị dừng tuyển sinh là một trong số ít trường có mức thu học phí tương đối cao. Nguồn học phí hàng năm của trường lên tới gần 50 tỷ, nhưng theo báo cáo chi phí cho tái đầu tư cơ sở vật chất lại chưa đến 30% (chủ yếu trả tiền thuê mướn mặt bằng), chi hàng năm lên tới hơn 40 tỷ. Dù có nguồn thu lớn như thế, nhưng trường sau 16 năm hoạt động, ngoài một miếng đất "bé như hộp diêm" ở đường Nguyễn Trãi (Q.1) còn lại ba cơ sở đều là thuê. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường chỉ khoảng 400 người (50%), thiếu khá nhiều so với chỉ tiêu trên đầu sinh viên.

Tương tự là ĐH Quốc tế Hồng Bàng, một trường có mức thu học phí đỉnh nhất trong các trường NCL đến nay ngoài một cơ sở chính (đất sở hữu) không lớn tại đường Điện Biên Phủ (Bình Thạnh) thì các cơ sở đào tạo còn lại rải khắp TP đều đang hoạt động dưới dạng đi thuê. Dù có nguồn thu khổng lồ từ học phí và phí (dao động từ 11-17 triệu đồng/ năm) nhưng qua khảo sát thực tế, các giảng đường hiện nay của trường ĐH Hồng Bàng tại các địa điểm đang thuê (bốn cơ sở) khá tối tàn. Dù mang danh là ĐH Quốc tế nhưng phòng ốc, trang thiết bị phục vụ sinh viên nghiên cứu khoa học lại quá nghèo nàn và thiếu thốn, không tương xứng với mức học phí mà sinh viên đã đóng.

Theo tìm hiểu, các trường không đầu tư cơ sở vật chất không phải do thiếu tiền. Trên thực tế, tổng số vốn hoạt động của các trường tăng đều đặn hàng năm, trong đó nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận của một vài trường tăng cao nhất với mức 1,8 lần trong ba năm. Nhiều trường sau một thời gian ngắn hoạt động đã có tích lũy nhưng không đưa vào đầu tư mà đem gửi ngân hàng để thu lãi hàng tháng. Trong khi đó, quy mô tuyển sinh mỗi năm đều tăng, số lượng SV mỗi trường ngày càng nhiều, nhưng cơ sở vật chất trường lớp thì vẫn không được đầu tư tương xứng.

Chỉ lo làm kinh tế

Theo quy chế ĐHDL, nguồn thu của trường bao gồm : nguồn thu tại trường (học phí, lệ phí, giá trị hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, lãi tiền gửi ngân hàng, thanh lý tài sản…); vốn góp của các tổ chức cá nhân (nhà đầu tư) để đầu tư và phát triển trường; nguồn tài trợ, viện trợ, quà tặng; vốn vay… Tuy nhiên, đa số các trường NCL được thành lập với số vốn đầu tư ít ỏi ban đầu, sau khi tuyển sinh thì dựa hẳn vào nguồn thu học phí và lấy nguồn thu này nuôi lại tất cả bộ máy, hoạt động của nhà trường.

Trong đó, điều đáng bàn nhất chính là dù có nguồn thu hàng năm cực lớn, nhưng mức chi thực tế cho mỗi SV lại rất thấp. Một Phó hiệu trưởng trường ĐH phân tích: Với mức học phí phải đóng lên tới hơn 15 triệu đồng/ năm (bình quân chung) trong khi số học phần hoặc tín chỉ được học của SV trong bốn năm (chưa tính cắt ngang, cắt dọc) khoảng 100-120 tín chỉ thì chi phí cho một SV là rất thấp, không quá 20 triệu đồng (cộng cả 2% chênh lệch). Với mức chi này, khả năng nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH dân lập - tư thục là hết sức khó khăn.

Từ con số nhẩm tính trên, chúng ta có thể thấy ngoài việc chỉ chăm chăm làm kinh tế (bằng thu học phí, các loại phí) các trường ĐH NCL không mấy mặn mà trong tích lũy và tái đầu tư cho cơ sở vật chất. Quy chế trường ĐHDL ban hành kèm theo Quyết định số 86/2000/TTg ngày 18-7-2000 của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ, một trong những điều kiện và thủ tục thành lập trường ĐHDL là bản cam kết trong vòng 10 năm trường đó phải xây dựng được trường sở tương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay tại TP HCM, các trường ĐH Văn Lang, ĐHDL KT&CN, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Mở thực hiện được tiêu chí trên. Các trường còn lại như ĐH Văn Hiến, ĐH Hùng Vương, ĐH Hồng Bàng… (thành lập hơn 10 năm) cơ sở vẫn là thuê mướn, SV nhiều khoa phải chen nhau học gộp. Điều này chỉ có thể lý giải, các trường đã vì lợi nhuận mà phớt lờ quy định trên.

Trong một hội thảo về các vấn đề trường ĐH NCL mới đây, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH NCL, GS Trần Hồng Quân đã thẳng thắn thừa nhận: Hiện nay có nhiều trường ĐH NCL chất lượng yếu, vi phạm quy chế dẫn đến làm lu mờ thương hiệu. Với sự phát triển của hệ thống GDĐH đa dạng như hiện nay, thí sinh tất yếu có nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu các trường ĐH NCL quá phụ thuộc vào áp lực học phí và bỏ ngỏ chất lượng đào tạo, sẽ dẫn đến không thu hút nổi thí sinh, khó cạnh tranh với các trường ĐH công lập. Chính vì thế ông cho rằng: Trước khi đòi hỏi sự "đối xử" công bằng từ Nhà nước, thì các trường ĐH ngoài công lập cần có cuộc cách mạng về chất lượng đào tạo và bình ổn học phí. Đó cũng là giải pháp để rút ngắn khoảng cách giữa các ĐH công lập và NCL.


Hiệu sách của chị Lê Thị Bích Nương chủ yếu cho thuê truyện tranh dù có nhiều tựa sách triết học, văn học... và ít ai mua - Ảnh: L.P.

Chỉ một cung đường ngắn từ cổng ký túc xá ĐH Quốc gia vòng qua các trường Khoa học tự nhiên, Thể thao, Khoa học xã hội & nhân văn, Quốc tế…, chúng tôi dễ dàng đếm được 40 quán nhậu, karaoke, tiệm nét chơi game. Nhưng cũng con đường ấy, sáu hiệu sách lèo tèo hiện ra ở những vị trí ít ai ngờ nhất.

Nhà sách Nguyễn Văn Cừ hoành tráng nhất cả làng ĐH nhưng chỉ có chừng 20 kệ sách, 2/3 diện tích còn lại của nhà sách là bán quần áo, nước chấm, thịt đông lạnh, đồ dùng gia đình... Trong vòng 20 phút đứng tại nhà sách, chúng tôi chỉ thấy hai người mua sách cầm ra chỗ tính tiền, sáu người còn lại mua quà lưu niệm, xem thử đồ ở quầy quần áo và cầm ra tính tiền những món gia dụng. Ngay cả sách ở đây cũng được bày rất lộn xộn. Tại kệ, những tựa sách không hề liên quan chủ đề với nhau như Việt Nam - Tư liệu tóm tắt lại được xếp cạnh quyển truyện tranh Rio - chàng ngố và... 280 giải đáp cách phòng chữa các bệnh về kinh nguyệt. Tuy nhiên cách các kệ sách ấy chừng vài mét, quần áo, giày dép, nước chấm, mì gói… được trưng bày một cách rất chỉn chu.

Bạn Đặng Thị Huyền, sinh viên năm 3 ngành quản trị kinh doanh, ĐH Tin học và ngoại ngữ HUFLIT, đã ở làng ĐH với chị gái từ năm đầu tiên vào ĐH cho biết: "Sách giáo trình tôi học do trường soạn, có tìm thêm sách của bạn bè cùng ngành ở trường khác. Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng tôi chỉ tìm được ở các nhà sách tại quận 9, hoặc phải đi xe buýt xuống Biên Hòa". Huyền không phải là trường hợp duy nhất phải chịu khó đến trung tâm thành phố cách làng ĐH 20km để có được cơ hội lang thang tìm sách trong một nhà sách thật sự.

Cách nhà sách hoành tráng này vài trăm mét là vài hiệu sách nhỏ. Bà chủ hiệu sách Trường Giang cho biết: "Ở đây sinh viên mua chính là giáo trình cũ, sách học tiếng Anh, rẻ mà, xài xong hết học kỳ bán lại". Chính vì thế, bà kiêm luôn việc mua lại giáo trình photo, giáo trình cũ của tất cả ngành học. Hơn chục kệ sách trong tiệm chủ yếu là giáo trình photo, giáo trình triết học Mác - Lênin, sách ngữ pháp tiếng Anh căn bản... Các loại sách học thuật, nghiên cứu khác hầu như không có. Kệ sách văn học cũng chỉ có vài chục quyển kê sát tường ở góc ít người lai vãng đến.

Ngay ngã ba dẫn vào tòa nhà mới của ĐH Khoa học tự nhiên là một tiệm bán nón thời trang kèm bán sách. "Các bạn thích mua nhiều là mấy quyển Phải lấy người như anh, Rừng Na Uy, Anh sẽ đợi em trong hồi ức, Anh sẽ lại cưa em nhé, Kiếp sau, Tình dục của gấu trúc... Nói chung là chuyện yêu đương thôi!" - cô sinh viên bán thuê cho quán nói.

Lê Nguyễn Thu Thủy, sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế luật - ĐH Quốc gia TP.HCM, kể: "Sách ở làng ĐH được cái rẻ hơn trong nhà sách, mua ngoài vỉa hè cũng có, nhiều nhất là mấy quyển của Quỳnh Dao, Tào Đình. Tôi đang đọc quyển Đắc nhân tâm cũng mua ngoài đó. Còn sách khoa học phải lên mạng tìm thôi".

Trong một tiệm sách nhỏ nhắn tên Gia Hân, chị chủ tiệm tên Nương chỉ lên kệ sách nói: "Tôi chỉ bán được nhiều nhất là sách giáo trình photo vào đầu kỳ học hoặc mùa thi học kỳ thôi, mấy bạn đi tìm tài liệu ôn thi qua môn. Còn ngày thường cho thuê truyện tranh kiếm sống. Ở đây, các bạn đọc truyện tranh nhiều lắm".

Như một nỗ lực, chị Nương cũng trưng bày sách lịch sử, triết học, kỹ thuật và văn học ra một số kệ bên ngoài, đẩy truyện tranh xuống các kệ dưới cùng. Nhưng người ngoài nhìn vào cũng dễ dàng thấy hàng trăm quyển truyện tranh "lép vế" nơi đáy kệ kia mới chính là thứ nuôi sống tiệm sách của chị Nương.

Địa điểm nhóm thanh niên đánh người, đập xe tại quán nhậu Đại Bình lúc 20g ngày 7-5 - Ảnh: Anh Bảo

Là địa phận nhạy cảm khi nằm giáp ranh với địa bàn Thủ Đức, TP.HCM và tỉnh Bình Dương, làng ĐH từ lâu luôn là điểm nóng về an ninh khu vực. Ở đây người ta nói về những con đường nhậu nhẹt, quán karaoke vài chục ngàn đồng/giờ… Trước cổng ký túc xá ĐH Quốc gia giờ đây là bốn quán nhậu liền kề nhau. Ở cổng Trường Khoa học xã hội & nhân văn, những cậu sinh viên ngồi đánh bài cả ngày trong quán cà phê, đến tối khuya thì chực chờ một trận cá độ bóng đá xem trực tiếp trên tivi. Sau lưng một quán cà phê là dãy bàn bida dài sáng đèn cả ngày.

Nửa đêm 6-5, đèn đường đã tắt từ lâu nhưng hơn chục tiệm nét chủ yếu kinh doanh trò chơi trực tuyến trên đoạn đường kéo dài từ Trường ĐH Khoa học tự nhiên tới trước Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn vẫn cho chơi game thâu đêm suốt sáng, dù giờ đóng cửa là từ 23g. Mỗi tiệm trung bình có 30-40 game thủ. Trong ánh đèn tối mờ, các sinh viên game thủ mình trần ngồi một dãy, phả khói thuốc mù mịt và liên tục chửi thề do thua game.

Thu hút sinh viên không kém là hàng loạt quán nhậu rải khắp làng ĐH. Nổi tiếng nhất là khu ăn nhậu ở ấp Tân Lập, P.Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương, luôn huyên náo về đêm. Khoảng 20g ngày 7-5, một tốp hai xe máy chở năm thanh niên tấp vào quán nhậu Đại Bình. Khoảng 30 phút sau, một thanh niên thấp lùn trong nhóm cởi phăng áo thách thức: "Đằng kia có chiếc xe nhìn thấy ghét, thằng nào ra đập xe tao bao chầu nhậu". Vừa nghe xong, một thanh niên lấy cục gạch trước cửa quán tiến lại đập vỡ nát hai bên sườn xe. Khi chủ nhân chiếc xe Nouvo đỏ mang biển số 61 (Bình Dương) chạy ra can ngăn thì nhóm thanh niên trên nhảy vào đấm đá túi bụi. Một số người dân hô hoán, thấy không ổn nhóm thanh niên lao lên xe bỏ chạy về ngã ba Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn mất dạng.

Lúc 1g sáng 6-5, bên trong một tiệm nét trước cổng Trường ĐH Khoa học tự nhiên vẫn nhộn nhịp sinh viên chơi game, dù ngoài cửa tiệm ghi giờ mở cửa từ 7g-23g - Ảnh: Chính Thành

Ở làng ĐH có cả chục tụ điểm ghi đề phục vụ những sinh viên máu mê cờ bạc. Cứ tầm 15-16g, họ lục tục kéo tới các mối để ghi phơi đề. Để đề phòng công an bất ngờ kiểm tra, những điểm này chỉ ghi đề cho sinh viên quen mặt, người lạ phải có bảo lãnh. Một sinh viên rành số đề cho biết: "Chơi bao nhiêu cũng được. Nếu quen biết có thể ghi thiếu từ 300.000 tới 1 triệu đồng".

Ông Huỳnh Tấn Long, trưởng Công an P.Linh Trung, Thủ Đức, cho biết có một số điểm ghi đề, cá độ bóng đá mới hoạt động bên phường chưa nắm hết được. Tháng 3 năm nay, phường đã mời một hộ dân ở tổ 3, khu phố 6 tổ chức cho sinh viên ghi đề lên làm cam kết không tái phạm. Chỉ riêng tháng 4-2012, công an phường đã bắt hai đối tượng trộm cắp tại phòng trọ sinh viên, thu giữ một laptop trả lại cho chủ nhân. Đặc biệt, công an phường đã bắt gọn sáu thanh niên sử dụng ma túy trong một phòng trọ về đêm tại khu phố 6, P.Linh Trung.

Một đặc điểm chung là hầu hết đối tượng vi phạm đều là những thanh niên ăn chơi từ các nơi khác vào làng ĐH. Để hạn chế tội phạm ở làng ĐH, mỗi đêm từ 19g-5g sáng phường cử một cảnh sát khu vực, hai công an cơ động và hai bảo vệ dân phố đi tuần tra. "Nhưng do tính chất nhạy cảm của P.Linh Trung nằm giáp ranh với P.Đông Hòa, Bình Dương nên an ninh nhìn chung vẫn còn rất phức tạp"- ông Long thừa nhận.

Bên phía P.Đông Hòa, Bình Dương, trung tá Nguyễn Vân Hây, trưởng công an phường, cho biết do làng ĐH không đủ sân chơi nên hầu như sinh viên muốn giải trí chỉ biết vào quán nhậu, cà phê, tiệm nét, bida sau giờ học. Các loại hình cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá… phát sinh từ đó. Trung tá Hây cho biết tại các tiệm nét, quán nhậu về khuya, công an phường phối hợp với bộ phận văn hóa - thông tin thường xuyên tuần tra, xử phạt hành chính các quán hàng vi phạm hoạt động quá giờ. Tuy nhiên, do mức xử phạt theo quy định quá thấp nên không răn đe được.

PGS.TS Huỳnh Ngọc Sang, giám đốc Trung tâm Quản lý và phát triển khu đô thị ĐH - ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng làng ĐH tập trung đến 52.198 sinh viên (số liệu tháng 4-2011) nhưng cơ sở hạ tầng, khu vui chơi thiếu thốn, chưa đồng bộ. Để củng cố tình hình an ninh trật tự trong khu đô thị ĐH, hướng đi sắp tới là sẽ liên hệ giữa trung tâm điều hành ĐH Quốc gia với địa phương, giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên và ban quản lý sinh viên của các trường ĐH hợp sức tuyên truyền đảm bảo an ninh, văn hóa lành mạnh tới toàn bộ sinh viên.

Trên địa bàn khu phố Tân Lập (Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương) hiện có 7 tiệm bida, 12 quán karaoke, 18 quán cà phê, 18 tiệm nét, trong đó nhiều tiệm nét thường xuyên vi phạm hoạt động quá giờ, quán nhậu khuya không có biển hiệu hoạt động đến 2-3 giờ sáng. Đầu năm 2012 đến nay, Công an P.Đông Hòa đã bắt hai vụ cướp giật tài sản (điện thoại), 12 vụ trộm tài sản (xe gắn máy, điện thoại, laptop...), bắt 17 tên, bốn vụ bắt sáu đối tượng mang theo vũ khí thô sơ, xử lý bảy vụ gồm 17 đối tượng gây rối trật tự công cộng.

Trên địa bàn khu phố Tân Lập (Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương) hiện có 7 tiệm bida, 12 quán karaoke, 18 quán cà phê, 18 tiệm nét, trong đó nhiều tiệm nét thường xuyên vi phạm hoạt động quá giờ, quán nhậu khuya không có biển hiệu hoạt động đến 2-3 giờ sáng. Đầu năm 2012 đến nay, Công an P.Đông Hòa đã bắt hai vụ cướp giật tài sản (điện thoại), 12 vụ trộm tài sản (xe gắn máy, điện thoại, laptop...), bắt 17 tên, bốn vụ bắt sáu đối tượng mang theo vũ khí thô sơ, xử lý bảy vụ gồm 17 đối tượng gây rối trật tự công cộng.


Tuesday, 19 June 2012

Hoc thac sy MBA o dau

PN - Chương trình liên kết đào tạo với Trường CĐ cộng đồng Broward (Florida, Hoa Kỳ) chưa được cấp phép đào tạo tại Việt Nam nhưng Trường CĐ nghề Việt Mỹ (VATC) đã tuyển sinh và đào tạo từ năm 2007 đến nay. Chưa hết, đơn vị này còn thành lập Học viện giáo dục Hoa Kỳ (IAE) với danh xưng là Phân hiệu quốc tế chính thức tại Việt Nam của Trường CĐ Broward. (Dân trí) - Ngày 27/4, Bộ GD-ĐT ra quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với nhiều ngành học của 6 trường ĐH, CĐ. Đặc biệt, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội bị dừng tuyển sinh 2012. PN - Chương trình liên kết đào tạo với Trường CĐ cộng đồng Broward (Florida, Hoa Kỳ) chưa được cấp phép đào tạo tại Việt Nam nhưng Trường CĐ nghề Việt Mỹ (VATC) đã tuyển sinh và đào tạo từ năm 2007 đến nay. Chưa hết, đơn vị này còn thành lập Học viện giáo dục Hoa Kỳ (IAE) với danh xưng là Phân hiệu quốc tế chính thức tại Việt Nam của Trường CĐ Broward.

Khi nền kinh tế đang ngày càng mở của và hội nhập sâu rộng với quốc tế thì nhu cầu về một đội ngũ cán bộ chuyên gia kinh tế có kiến thức chuyên môn vững chắc được cập nhập thường xuyên và trình độ ngoại ngữ tốt ngày càng lớn. Do đó đội ngũ này đang được xã hội chào đón, ưu ái và đãi ngộ tốt.

Có cung ắt có cầu. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, việc học lên sau đại học của các cử nhân kinh tế ngày càng phổ biến. Tấm bằng Cử nhân kinh tế trước đây vốn được coi là "công cụ cạnh tranh mạnh" nay chỉ còn là "tối thiểu" trên con đường công danh. Tấm bằng thạc sỹ vốn được coi là "quý hiếm" thì nay cũng không còn là "ưu thế tuyệt đối" trong những lần xét đề bạt phụ trách các công việc quan trọng hay vào các vị trí lãnh đạo. Vì vậy việc học lên cao học để có tấm bằng thạc sỹ trở thành ước mơ của hầu hết các "anh/chị cử", đặc biệt là những người có chí tiến thủ.

Tuy nhiên học thạc sỹ ở đâu, chương trình nào… luôn là bài toán đau đầu và không có đáp án chung đối với mọi người. Ai chẳng muốn theo học một chương trình có chất lượng càng cao càng tốt, tấm bằng thạc sỹ càng uy tín, danh giá càng tốt, thời gian học càng ngắn càng tốt. Ngoại trừ một số ít may mắn giành được học bổng nào đó hoặc được cơ quan, công ty cử đi học thì đối với đa số sinh viên đi du học theo dạng tự túc, vì vậy họ phải tính toán để chi phí cho việc học càng ít càng tốt. Đối với một số người có điều kiện về kinh tế phương án bỏ ra khoảng 50 nghìn USD (tùy nước và trường) để đi du học lấy bằng thạc sỹ thường được xem xét đầu tiên, nhưng cũng còn những vấn đề khác cần cân nhắc kỹ khi quyết định đi học như: Có phải nghỉ việc để đi học không? Học xong có quay lại hoặc tìm được việc tốt hơn không? Với những người có gia đình, nhất là đang nuôi con nhỏ còn phải tính toán việc đi học có ảnh hưởng đến chăm sóc con cái, gia đình không?

Tất cả những khó khăn trên đã làm cho ước mơ được tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến của nước ngoài, có tấm bằng thạc sỹ danh giá và cơ hội củng cố, hoàn thiện tiếng Anh của nhiều sinh viên trở thành khó thực hiện.

Hiểu rõ những vấn đề trên, Học viện Tài chính đã đưa ra giải pháp du học tại chỗ để giúp các cử nhân kinh tế có thể thực hiện ước mơ học lên cao học của mình. Việc liên kết với Đại học Gloucestershire đưa chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh vào dạy ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho nhiều sinh viên tiếp cận với nền giáo dục hiện đại ở trình độ cao, đào tạo theo công nghệ tiên tiến và có cơ hội nhận được tấm bằng thạc sỹ rất uy tín của vương quốc Anh. Chương trình dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh do đội ngũ giảng viên hầu hết là bản ngữ Anh giúp cho trình độ tiếng Anh, nhất là tiếng Anh kinh tế của sinh viên sau một năm học được cải thiện rõ rệt. Chương trình còn được thiết kế đặc biệt với bài giảng tập trung bố trí ngoài giờ làm việc giúp cho những người đang đi làm vẫn có thể vừa đi làm vừa theo học. Ngoài ra với mức học phí chỉ khoảng 20% so với chi phí đi du học, chắc chắn sẽ có nhiều hơn sinh viên có điều kiện tham gia.

Chương trình liên kết đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh giữa Học viện Tài chính và Đại học Gloucestershire được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép theo Quyết định số 2868/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2010 sắp khai giảng khóa thứ tư vào cuối tháng 5/2012.

Để có thêm thông tin, thí sinh có thể liên hệ:

Ban Đào tạo quốc tế, HVTC, P. 302B, 8 Phan Huy Chú, Hà Nội

ĐT: 04. 39336178/0989721199

Website: www.kinhdoanh.edu.vn
Email: info@kinhdoanh.edu.vn

SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHỜ... BẰNG!

Dù chưa được cấp phép nhưng Trường cao đẳng nghề Việt Mỹ (VATC) vẫn quảng cáo và chiêu sinh rầm rộ trong các ngày hội tuyển sinh và trên báo chí: IAE trực thuộc VATC, là phân hiệu quốc tế tại Việt Nam (VN) của ĐH Broward, sinh viên (SV) nhận được bằng cử nhân cao đẳng nghệ thuật hoặc khoa học của ĐH Broward chỉ sau hai năm học tại IAE với học phí ưu đãi, tiện nghi học tập theo phong cách ĐH Harvard giúp SV tiếp thu và giao tiếp tốt. Đặc biệt, sử dụng các tín chỉ và bằng cấp của Broward tại VN được công nhận có thể chuyển tiếp hoặc liên thông lên bất kỳ trường ĐH trong tổng số hơn 4.500 ĐH của Mỹ.

Tìm hiểu thêm về chương trình, chúng tôi được nhân viên của IAE tư vấn: IAE có đào tạo ba ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch và khách sạn, Lập trình máy tính và phân tích ứng dụng. Muốn theo học, bạn chỉ cần nộp bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT và nộp lệ phí nhập học là 2.045.000 đồng, sau đó sẽ tham gia thi xếp lớp trên mạng cùng với học viên của ĐH Broward tại các nước khác. Tiếp theo, bạn sẽ được xếp lớp học tiếng Anh phù hợp với trình độ của mình trong khoảng một năm (nếu học từ sơ cấp là 57 tín chỉ) để đủ khả năng vào học chuyên ngành (khoảng 63 tín chỉ). Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh theo chương trình của ĐH Broward trong hai năm sẽ được cấp bằng CĐ có giá trị quốc tế, có thể đi làm hoặc học tiếp hai năm lên ĐH của Mỹ. Nhân viên của trường còn khẳng định: Đây là trường ĐH được phép đào tạo cả bậc CĐ lẫn ĐH, đã được Hiệp hội các trường CĐ - ĐH miền Nam Hoa Kỳ kiểm định… Bằng cấp và bảng điểm học tại IAE sẽ được công nhận trên toàn Hoa Kỳ… Trong khi đó, ở Việt Nam, theo tìm hiểu của chúng tôi, chương trình liên kết này vẫn chưa được cấp phép của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) nhưng đã tuyển sinh và đào tạo từ năm 2007. Đến nay hơn 40 SV tốt nghiệp chương trình này chỉ mới nhận bằng do VATC cấp, còn bằng của phía Broward vẫn phải tiếp tục… chờ. Cuối năm 2011, VATC thành lập Học viện giáo dục Hoa Kỳ để đảm nhận việc chiêu sinh, đào tạo. Hiện tại, gần 600 SV đang theo học chương trình không phép này.

Lầu 4 tòa nhà Flemington tower (182 Lê Đại Hành, Q.11) là nơi học tập của gần 600 SV đang theo học chương trình chưa được cấp phép của Trường CĐ nghề Việt Mỹ - ẢNH: PHÙNG HUY

TIỀN TRẢM HẬU TẤU!

Ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng Phòng Dạy nghề, Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết: "Chúng tôi từng nhắc nhở trường ngừng quảng cáo và tuyển sinh khi chưa có sự cho phép của cơ quan quản lý. Việc hai trường công nhận và hợp tác với nhau chỉ mang tính nội bộ, chưa được sự công nhận và giám sát bằng pháp luật của VN thì không được phép quảng cáo hay đào tạo trên lãnh thổ VN. Vì vậy, trường chiêu sinh và đào tạo chương trình này là không đúng quy định, không được công nhận".

Cũng theo ông Hiệp, Đại sứ quán VN tại Hoa Kỳ vừa có văn bản phúc đáp về Trường Broward College: Đây là một trường CĐ cộng đồng hoạt động hợp pháp tại bang Florida, Hoa Kỳ; có chức năng đào tạo các trình độ CĐ - ĐH, giáo viên, dự bị đại học… Tuy nhiên, thông tin kiểm định và được công nhận như VATC quảng cáo là chưa có căn cứ để khẳng định. Việc IAE tự xưng là phân hiệu quốc tế của trường ĐH Broward tại Việt Nam chỉ là chuyện... tự phong!

Thực tế, vào năm 2007, khi được phép nâng cấp thành Trường CĐ nghề Việt Mỹ, đơn vị này đã làm việc với CĐ Broward về chương trình liên kết đào tạo, tuy nhiên phía Broward chỉ đồng ý ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với VATC vì Broward được SACS công nhận nên các chương trình liên kết của trường phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về chương trình đào tạo, giáo viên, cơ sở vật chất… "Khi đó, SV phải học song song hai chương trình của Broward và của VN, đề phòng trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của SACS và Broward thì vẫn đảm bảo SV có bằng CĐ trong nước", một nhân viên VATC cho biết.

Qua 5 năm tuyển sinh và đào tạo hàng trăm SV, chương trình của VATC vẫn chưa có sự đồng ý chính thức của đối tác đào tạo và cũng chưa thông qua cơ quan quản lý. Tháng 8/2011, CĐ Broward mới chính thức ký hợp đồng liên kết đào tạo với VATC. Đến tháng 12/2011, VATC mới có công văn và hồ sơ gửi Tổng cục Dạy nghề xin cấp phép về việc liên kết hợp tác đào tạo với Broward và vẫn đang chờ phê duyệt.

TIÊU HÀ

Ngày 25/4, VATC đã gửi giải trình về việc đào tạo liên kết không có phép đến Báo Phụ Nữ. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích đăng:

"VATC xin nhận sai sót của mình trong việc đã triển khai chương trình liên kết đào tạo với Broward College (BC), Hoa Kỳ khi chưa có sự chấp thuận của Tổng cục Dạy nghề. Chúng tôi đã có nộp hồ sơ cho Tổng cục Dạy nghề để xin phép về việc liên kết đào tạo, đã nhận sự ủng hộ về mặt chủ trương của Tổng cục. Đến thời điểm này, chúng tôi đã hoàn thiện hồ sơ nộp và đang chờ sự chấp thuận. Nói riêng về vấn đề sai phạm này của VATC, đây thực sự là một sai phạm tồn đọng từ phía chủ đầu tư cũ… Chương trình liên kết được triển khai từ cuối 2007, ông Hoàng Ngọc Phan - chủ đầu tư cũng là người sáng lập VATC ký kết biên bản ghi nhớ với BC về vấn đề hợp tác triển khai đào tạo. Do chỉ là biên bản ghi nhớ nên ngay tại thời điểm đó, VATC chưa thể đăng ký chính thức với Tổng cục Dạy nghề về việc liên kết đào tạo với BC theo quy định. Do các quy định và yêu cầu từ phía BC rất cao và chặt chẽ nên đến thời điểm kết thúc việc chuyển nhượng Công ty TNHH Liên Việt Mỹ và VATC cho chủ đầu tư hiện tại - Công ty TNHH Brilliant Diamond International (BDI) thuộc Quỹ đầu tư tài chính Blackhorse. Từ năm 2009, BDI đã khẩn trương chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu kiểm định chất lượng các trường ĐH, CĐ miền Nam Hoa Kỳ (SACS). VATC đã chính thức được ký kết hợp đồng liên kết đào tạo với BC vào tháng 8/2011. Tháng 12/2011, VATC đã nộp hồ sơ để xin phép Tổng cục Dạy nghề…".

TS LÊ THỊ THANH, PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG VATC


Cụ thể, Bộ GD-ĐT đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ngành Khai thác vận tải của Trường Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà . Lý do, ba năm liền, trường không tuyển sinh được ngành này.

Đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng của Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi ; lý do: Chưa có giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành theo quy định; Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao.

Đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Phú Xuân . Lý do: Chưa có giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ đúng ngành theo quy định; Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao.

Đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ngành Kiến trúc của Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Lý do: Chưa có giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ đúng ngành theo quy định; Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao.

Đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thành Tây ; lý do: Thiếu giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đào tạo so với quy đinh; Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao.

Đặc biệt, Bộ dừng tuyển sinh năm 2012 đối với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội ; lý do: Chưa có đất để xây dựng cơ sở vật chất riêng (100% cơ sở vật chất của Nhà trường thuê ngắn hạn); Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao.

Sau thời hạn dừng tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc dừng tuyển sinh được khắc phục thì cấp có thẩm quyền sẽ xem xét cho phép các trường trên được tuyển sinh trở lại.

Những Quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày ký 27/4/2012.

Hồng Hạnh


Monday, 18 June 2012

Nguon con cuoc chien gianh suat lop 1 truong chuyen

Hội thảo du học Thụy Sĩ là cơ hội để các bạn gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với đại diện trường đến từ Thụy Sĩ và giao lưu với các bạn cùng trang lứa, cùng thực hiện ước mơ du học, mở rộng hiểu biết và quan hệ xã hội! Giải Golf từ thiện Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 6 - Swing for the kids 2012 đã huy động được 1,2 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ Khuyến học Việt Nam. Hội thảo du học Thụy Sĩ là cơ hội để các bạn gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với đại diện trường đến từ Thụy Sĩ và giao lưu với các bạn cùng trang lứa, cùng thực hiện ước mơ du học, mở rộng hiểu biết và quan hệ xã hội!

Sau hai ngày thức trắng đêm, anh Lê Hải, sống tại quận Đống Đa, đã có trong tay bộ hồ sơ dự tuyển vào lớp 1 cho cậu con trai sinh năm 2006. "Thôi cũng là may, dù sao cũng mua được bộ hồ sơ, đầy người chậm chân đành ra về tay trắng kia kìa", anh Hải nói trong vẻ mệt mỏi vì mất ngủ.

Đua nhau "chạy"

Khi được thông báo trường THCS Thực nghiệm sẽ phát hồ sơ dự tuyển lớp 1 vào ngày 12.5, gia đình anh Lê Hải ngay lập tức lên kế hoạch xếp hàng từ nửa đêm. Kinh nghiệm mà anh Hải có được từ người anh họ của mình đó là: chậm thì mất cơ hội. Thực tế, năm nay trường cũng chỉ tuyển 140 chỉ tiêu, trong khi số hồ sơ dự kiến phát ra ban đầu chỉ có 200 bộ. "Cầu nhiều, cung ít nên không thể chủ quan. Học tốt, học phí lại rẻ, ai mà không muốn con mình vào học", anh Hải lập luận. Đêm đầu tiên đội mưa coi như công cốc vì trường hoãn bán hồ sơ do bị người dân đạp sập cổng, không làm anh Hải nản lòng, đêm thứ hai anh tiếp tục thức trắng dù lực lượng công an đã giăng dây, biển cấm trước cổng trường. "Để củng cố đời con thì bố hi sinh 2 đêm có đáng gì", anh Hải vui vẻ nói. Thậm chí để tăng thêm cơ hội có hồ sơ dự tuyển vào trường, ông bố này còn nhờ cả mấy cậu bạn thân đến xếp hàng cùng cho ăn chắc.

Ảnh: Thức trắng đêm, chen nhau mua hồ sơ cho con vào lớp 1 Ảnh: Chân Nhân


Không mệt mỏi với việc xếp hàng như ở trường THCS Thực nghiệm, nhưng để có được một suất vào học ở các trường "điểm" khác như tiểu học Kim Đồng, tiểu học Dịch Vọng A, tiểu học Thành Công A, tiểu học Tràng An, tiểu học Cát Linh, tiểu học Kim Liên, tiểu học Trưng Vương… cũng là điều rất khó. Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, các trường tuyệt đối không được tuyển sinh trước ngày 2.7, thế nhưng đã thành luật bất thành văn, phụ huynh muốn vào học các trường này đều phải "chạy" từ sau tết. Chị Phương Vinh, trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy cho hay, tuy đã sống ở đây nhiều năm nhưng nhà chị không có hộ khẩu mà chỉ đăng ký tạm trú. Chính vì thuộc diện KV2 nên chị không hy vọng sẽ "đường đường chính chính" xin cho con được vào trường tiểu học Dịch Vọng A vì xét đến diện KV3 là đã đủ chỉ tiêu. Một người bạn của chị Vinh "bật mí" cho chị đến xin xác nhận sống tại địa phương của cơ quan công an, sau đó sẽ có người "chạy" cho con chị vào trường với giá 15 triệu đồng. Đến thời điểm này, dù đã sẵn lòng chi số tiền này, nhưng vẫn chưa ai "chốt" được với chị Vinh sẽ có một suất học tại trường tiểu học Dịch Vọng A.

Không chỉ vào các trường công lập mới khó khăn, đường vào các trường dân lập như tiểu học Đoàn Thị Điểm, tiểu học Nguyễn Siêu cũng gian nan vô cùng. Với chất lượng học tập cao, các trường này phải hạn chế học sinh bằng các kỳ "khảo sát" hay còn gọi là thi vào lớp 1. Để được nhận vào học, các bé phải thực hiện bài kiểm tra trắc nghiệm năng lực nhận biết, điểm xét tuyển là điểm kiểm tra trắc nghiệm lấy từ cao xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu. Chính vì vậy, để có thể vào học tại các trường này, các cháu phải đi học trước để làm quen với cách tư duy của trường. Lượng hồ sơ xin học khá đông, nhưng số cháu trúng tuyển cũng rất hạn chế.

Cầu nhiều, cung ít

Vất vả ngược xuôi tìm trường học cho con, cuối cùng, chị Mỹ Ý, sống tại quận Hai Bà Trưng, quyết định sẽ cho con học "trường làng" gần nhà. Chị Mỹ Ý cho hay, bố chồng chị kịch liệt phản đối việc chọn trường vì theo kinh nghiệm của ông, 99% thành công của học sinh là do tố chất của từng người. "Quan điểm của bố chồng mình là không phải cứ học trường chuyên, lớp chọn thì mới thành tài. Ông cho rằng nếu không quá mất nhiều sức lực vào học các kiến thức không cần thiết thì chắc con em sẽ thành công", chị Ý chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có suy nghĩ và hành động như gia đình chị Mỹ Ý. Một phụ huynh muốn con vào học tại trường Thực nghiệm đặt vấn đề, "nếu chất lượng giáo dục đồng đều thì còn cảnh chen chân vào một ngôi trường "có tiếng" thế này không? Tất nhiên là không. Cái gì cũng có lý do của nó cả". Phụ huynh khác là anh Lê Hải cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Tại sao gần một nghìn người lại chen lấn suốt hai đêm liền? Vì thực tế là Nhà nước xây trường điểm và đầu tư vào đây rất nhiều cả về đội ngũ giáo viên lẫn cơ sở vật chất, trong khi các trường khác thì không được quan tâm bao nhiêu. Nếu nhà báo có con, chắc chắn nhà báo sẽ chọn cho con mình một ngôi trường tốt nhất có thể. Và ai cũng chung tâm lý đó, cho nên việc "chạy" trường không thể giảm đi.


Trường BHMS - thuộc Tập đoàn giáo dục quốc tế Benedict danh tiếng - tọa lạc giữa trung tâm thành phố Luzern nơi đón được lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất Thụy Sĩ, sẽ cấp học bổng giá trị cao và cung cấp mức học phí thấp nhất cho những học sinh du học cùng công ty Cầu Xanh

Hội thảo du học Thụy Sĩ là cơ hội để các bạn gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với đại diện trường đến từ Thụy Sĩ và giao lưu với các bạn cùng trang lứa, cùng thực hiện ước mơ du học, mở rộng hiểu biết và quan hệ xã hội!

Buổi hội thảo theo kiểu tọa đàm và tư vấn sẽ được tổ chức tại:

Văn phòng BB Edelweiss công ty Cầu Xanh, số 3B Quốc Tử Giám , Hà Nội.

Tại hội thảo, đại diện trường sẽ giới thiệu về trường, đồng thời giải đáp các thắc mắc của Quí vị phụ huynh và HSSV về du học Thụy Sĩ và trường BHMS, tại sao chọn trường BHMS và điểm khác biệt giữa trường BHMS và các trường khác của Thụy Sĩ.

Kiểm tra trình độ tiếng Anh miễn phí trực tiếp bởi giáo viên tiếng Anh bản ngữ (Úc + Ailen) có bằng cấp chuyên môn. Bài test sẽ được chấm ngay và giáo viên sẽ đưa ra nhận xét hữu ích cho bạn về trình độ và cách học.

Trường BHMS khu học xá cũ nhất của trường.

Trường BHMS Business Hotel Management School nằm ngay tại trung tâm thành phố Luzern, là thành phố đón được nhiều khách du lịch nhất của Thụy Sĩ với 3 khu học xá hiện đại ngay chính tại trung tâm. BHMS là trường đào tạo chuyên về quản lý khách sạn du lịch với các chương trình:

- Học dự bị tiếng Anh
- Đại học 3 năm lấy bằng cử nhân (cả 3 năm tại Thụy Sĩ hoặc 2 năm tại Thụy Sĩ và 1 năm tại Anh lấy bằng cử nhân của trường Robert Gordon, trường có ranking hàng đầu vương quốc Anh về đào tạo chuyên ngành Quản trị du lịch khách sạn).

- Sau đại học (Dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học các ngành khác)

- Thạc Sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh Khách sạn (liên kết với Anh).

Tập Đoàn giáo dục quốc tế Benedict được thành lập năm 1928, với hơn 80 chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới. Hàng năm, có khoảng 50.000 sinh viên theo học.

Đặc biệt , khác với nhiều trường đào tạo về du lịch khách sạn Thụy Sĩ thường chỉ có 2 kì thực tập (ở năm 1 và năm 2) và 4 kì học cho chương trình đại học trong ba năm, trường BHMS có chương trình học cứ 6 tháng lý thuyết và 6 tháng thực hành có lương từ 1.600 đến 2.200 CHF/1 tháng (tức chương trình đại học bao gồm cân đối 3 kì học và 3 kì thực tập trong ba năm). Do vậy, học tại BHMS, các bạn sẽ có một qui trình học tiết kiệm với bằng cấp được EduQua của Thụy Sĩ chứng nhận và chất lượng, đồng thời có sự liên kết với các trường đại học danh tiếng của Anh và của Mỹ.

Tham dự khóa học vào các kì trong năm học 2012 (kì nhập học 27.02.2012, 10.04.2012, 21.05.2012, 02.07.2012, 20.08.2012, 01.10.2012, 12.11.2012, 07.01.2013), du học sinh sẽ được hưởng sự ưu đãi đặc biệt: vé máy bay quốc tế du học Thụy Sĩ, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục, dịch thuật miễn phí!

Để được học bổng và tặng vé máy bay, học sinh cần phải mang bảng điểm của những năm học trước tới công ty Cầu Xanh càng sớm càng tốt.

Đại diện BB Edelweiss công ty Cầu Xanh thăm và làm việc tại trường BHMS.
Muốn biết thêm thông tin chi tiết: ảnh chụp cụ thể về trường với các phòng ở, phòng ăn, phòng học…, các bậc phụ huynh và học sinh có thể xem tại Facebook của công ty , thông tin cụ thể hơn về trường BHMS xem tại đây .
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi BB Edelweiss công ty Cầu Xanh để được tư vấn thủ tục chuyên nghiệp và hiệu quả nhất!

Công ty TNHH Cầu Xanh - Vì thanh niên Việt Nam du học & lập nghiệp

3B, Quốc Tử Giám, Hà Nội. Điện thoại: 04 3 7325 896.

Email: study@bridgeblue.edu.vn .

Website: bridgeblue.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/duhocBB

Ban tổ chức giải golf thường niên Vì trẻ em là Báo Đầu tư và Cục Đầu tư nước ngoài đã công bố số tiền thu được từ tài trợ và đóng góp của các VĐV dự giải là 1,2 tỷ đồng.

Số tiền này được dùng để trao học bổng và hiện vật hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó trên cả nước. Ngay tại buổi Lễ trao Giải tối nay, Ban tổ chức quyết định chuyển tới Quỹ Khuyến học Việt Nam 500 triệu đồng. Số còn lại sẽ trao học bổng trực tiếp cho các em học sinh nghèo vượt khó có thành tích học tập khá, giỏi.

Minh Hà


Sunday, 17 June 2012

Thuc tien bien cuong dinh huong cho cong tac dao tao

PV: Thưa Hiệu trưởng, đồng chí có thể khái quát những nét cơ bản nhất về nhà trường? Khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, các em đã hoàn thành giai đoạn một của vượt vũ môn, tuy nhiên kỳ thi đại học sẽ khó khăn hơn nhiều. Xung phong thi học sinh giỏi Toán

Đại tá Trần Ngọc Sơn: Trong 30 năm qua, Trường TCBP1 có nhiều lần thay đổi tên gọi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phát triển của lực lượng Bộ đội biên phòng.

Ngày 1-6-1981, Tư lệnh BĐBP ra Quyết định số 120/QĐ-BTL thành lập Trường Hạ sĩ quan nghiệp vụ biên phòng I (tiền thân của trường TCBP1 hiện nay), ngày 31-7-1989, Tư lệnh BĐBP ra Quyết định số 105/QĐ-BTL nâng cấp Trường Hạ sỹ quan nghiệp vụ biên phòng I thành trường nghiệp vụ biên phòng I với nhiệm vụ đào tạo QNCN có trình độ sơ cấp với 3 chuyên ngành, quản lý bảo vệ biên giới; Trinh sát biên phòng và Quản lý cửa khẩu.

Ngày 28-10-1985, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định số 711b/QĐ-BNV nâng cấp Trường Nghiệp vụ Biên phòng I thành trường Trung học Biên phòng I với nhiệm vụ đào tạo QNCN có trình độ trung cấp cho lực lượng.

Ngày 30-8-1997, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1152/QĐ-QP sát nhập Trường Trung học Biên phòng I vào trường Đại học biên phòng (nay là Học viện biên phòng) thành Hệ Trung học biên phòng .

Ngày 3-7-2006 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 126/2006/QĐ-BQP về việc thành lập Trường Trung học biên phòng 1 trên cơ sở Hệ trung học/Học viện biên phòng sát nhập thêm Hệ VHNN/Học viên biên phòng và Hệ CMKT, khoa CMKT/Trường Trung cấp nghề số 11 – BĐBP.

Ngày 14-7-2008 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 106/2008/QĐ-BQP về việc đổi tên Trường Trung học biên phòng I thành Trường Trung cấp Biên phòng 1. Hiện nay, Trường Trung cấp Biên phòng 1 gồm 3 cơ sở, lưu lượng đào tạo gần 1000 học viên/ năm.

PV: Vậy thì mục tiêu, yêu cầu đào tạo hiện nay của nhà trường như thế nào, thưa đồng chí?

Đại tá Trần Ngọc Sơn: Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ biên phòng có trình độ trung cấp, sơ cấp; đào tạo tiếng Lào, Trung Quốc; bồi dưỡng văn hóa nguồn, dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng. Nhà trường đang tiến hành đào tạo 3 chuyên ngành: Quản lý biên giới; Trinh sát Biên phòng và Quản lý cửa khẩu với 12 loại hình đào tạo dài hạn tập trung và ngắn hạn tập trung. Để đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhà trường đã rà soát, đổi mới nội dung, chương trình; tích cực triển khai cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Phương châm giáo dục, đào tạo của nhà trường là "Học đi đôi với hành, thao trường gắn với giảng đường, nhà trường gắn với biên cương". Như mục tiêu, yêu cầu của đội ngũ nhân viên khi ra công tác, họ là những người trực tiếp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ biên giới nên chúng tôi coi trọng đào tạo tính hiệu quả trong xử lý các tình huống. Chính vì vậy, ngay từ ngày đầu bước chân vào trường, học viên đã không xa lạ với những gì thường gặp ở biên cương. Nói ngắn gọn, thực tiễn biên cương sẽ định hướng cho công tác đào tạo, chúng tôi đặc biệt coi trọng việc truyền thụ nguyên tắc, kinh nghiệm xử lý tình huống thực tế.

PV: Hiệu trưởng khẳng định, thực tế biên cương sinh động nhưng rất phức tạp, cách nào để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo?

Đại tá Trần Ngọc Sơn: Chúng tôi có rất nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo.Chẳng hạn như bổ sung đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng, nâng cao trình độ sư phạm, ngoại ngữ, tin học. Đến nay, trình độ học vấn cơ bản là đại học và sau đại học. Giáo viên được luân chuyển và đi thực tế thường xuyên tại các đồn biên phòng để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Phương pháp giảng dạy, kiểm tra của giáo viên cũng có nhiều thay đổi theo hướng tăng cường đối thoại, tăng giảng dạy thực hành (80% thời gian), tăng kiểm tra vấn đáp, nêu tình huống để xử lý và cùng rút kinh nghiệm. Công tác kiểm tra, thi cử đặc biệt được quan tâm, những con đường tiếp cận đến tiêu cực được tìm cách ngăn chặn, những biện pháp khuyến khích người dạy, người học phát triển tư duy, kỹ năng thực hành được coi trọng. Ví như nhiều khoa giáo viên của nhà trường xây dựng được các bộ phim, giáo trình huấn luyện chuẩn, sinh động nên học viên tiếp thu rất nhanh. Chúng tôi còn có một thao trường tổng hợp mô hình đồn tuyến biên giới, chỉ khác nó nằm ngay trong nội địa để rèn luyện học viên. Ngay trong khuôn viên trường cũng có các khu mô hình về khu vực biên giới, cột mốc, phân định ranh giới trên bộ, trên biển...Nhìn chung, cơ sở vật chất như đồ dùng, mô hình huấn luyện, các phòng học chuyên dùng...đủ điều kiện để học viên học tập. Đặc biệt, Trường TCBP 1 thường xuyên mời các đồng chí cán bộ biên phòng cơ sở về trường, cung cấp tình hình, kinh nghiệm xử lý các vụ việc điển hình diễn ra trên tuyến biên giới để cán bộ, giáo viên cập nhật và tích lũy. Tựu chung lại, đối tượng đào tạo là những người sẽ trực tiếp tiến hành, xử lý công việc nên chúng tôi rất coi trọng "tay nghề" của học viên, cả về nguyên tắc công tác lẫn tình huống tác nghiệp.

PV: Thưa Hiệu trưởng, những điều đó rất thiết thực và hấp dẫn, đồng chí có thể cho ví dụ?

Đại tá Trần Ngọc Sơn: Nhiều lắm! Đơn giản nhất là giao tiếp với đồng bào các dân tộc ở biên giới bằng chính ngôn ngữ của họ và những lưu ý trong phong tục, tập quán. Hoặc giả như học viên xử lý tình huống khép vòng vây, trấn áp, đánh bắt tội phạm tiếp cận thế nào? Đòi hỏi học viên phải có nhiều phương án đặt ra lúc khám xét, tìm, thu giữ tang vật, kể cả thuần thục các động tác võ thuật để khống chế đối tượng hiệu quả nhất. Cũng có thể đó là một tình huống kiểm tra, giải thích với người nước ngoài tại cửa khẩu để thể hiện vai trò, vị trí, hình ảnh của Bộ đội Biên phòng Việt Nam...tất cả những thứ đó, học viên phải tích lũy cả về "lý thuyết" cũng như thực hành thật sự sát thực tiễn với đòi hỏi của nhiệm vụ. Ngoài việc "phải học" thì học viên phải tự học" biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo tại trường.

PV: Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới, nhà trường sẽ làm gì?

Đại tá Trần Ngọc Sơn: Để đạt được điều đó có rất nhiều biện pháp một cách toàn diện. Dưới góc độ dạy và học, quan điểm của chúng tôi là phải dạy thực chất, học thực chất, lấy thực hành tay nghề là chính. Ngoài việc được cấp trên đầu tư hệ thông cơ sở vật chất, bổ sung nguồn nhân lực, chúng tôi tự thấy không bằng lòng với chính bản thân mình. Cán bộ, giáo viên phải tự học tốt hơn, mẫu mực hơn nữa. Học viên phải tích cực hơn nữa, rèn luyện nghiêm túc trong cả quá trình đào tạo, mục tiêu là phải lấy việc góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia để phấn đấu...

PV: Xin cảm ơn đồng chí Hiệu trưởng và xin chúc nhà trường tiếp tục giành nhiều thành tích cao hơn nữa!

Ngô Anh Thu (thực hiện)

Giai đoạn hai là cuộc đọ sức đòi hỏi sự toàn diện. Do đó, áp lực từ nhiều phía thường dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Mỗi thí sinh phải huy động sức mạnh tổng lực từ thể chất, tâm lý đến trí tuệ để sẵn sàng vượt qua lần thử thách này.

Bài học kinh nghiệm từ nhiều năm qua cho thấy, không ít thí sinh học khá, giỏi, thậm chí có thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia nhưng vẫn không đỗ đại học. Nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp là do vấn đề tâm lý.

Nhiều chuyên gia tâm lý, nhà giáo dục cho rằng việc giảm sút trí nhớ, chú ý, lo âu, hoảng loạn, tư duy kém linh hoạt… xảy ra khi các em thiếu sự vững vàng tâm lý. Vì vậy, sự chuẩn bị chu đáo trước kỳ thi rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế, một số ít phụ huynh và thí sinh chỉ quan tâm chủ yếu về mặt thể lực mà quên vấn đề trọng điểm là tâm lý vững vàng.

Cha mẹ nên là chỗ dựa tinh thần cho con cái trong mọi kỳ thi. Ảnh minh họa

Bao giờ cũng vậy, dù bình tĩnh đến mấy thì cận kề ngày thi đại học, bản thân các em luôn mang nặng tư tưởng phải nhồi nhét kiến thức. Các em thường thay đổi cơ bản cách sinh hoạt hàng ngày, kiểu "học ngày cày đêm", học "quên ăn quên ngủ". Điều này không mang lại hiệu quả tích cực. Về mặt khoa học, lượng kiến thức chỉ được "tiêu hóa" hết khi nó phù hợp với năng lực của bản thân. Ngược lại, khả năng dung nạp có hạn khi khối lượng quá nhiều.

Các nhà tâm lý luôn khuyên cha mẹ học sinh chia sẻ với con nhiều hơn vào thời điểm cận kề ngày thi đại học. Cha mẹ hãy luôn biết làm điểm tựa để cùng con tháo gỡ những khó khăn trong học tập và cuộc sống thường ngày. Phụ huynh trao đổi cùng con những câu chuyện mang tính giải trí, xem một bộ phim hài, nghe một đĩa nhạc hay. Nếu có thể cha mẹ nên đi bộ với con sau những thời gian học tập căng thẳng. Sự yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp các em bình tĩnh, chủ động, tự tin hệ thống lại kiến thức.

Điểm lưu ý rằng, cha mẹ không nên nói chuyện nhiều về học hành, thi cử, vì nếu như vậy có thể vô hình chung tạo ra áp lực tâm lý. Cha mẹ không nên ra điều kiện cho con, chẳng hạn: "Con phải thi đỗ trường này, học trường kia; nếu đỗ đại học cha mẹ sẽ cho con mọi thứ; thi đỗ để rạng danh dòng tộc…".

Cha mẹ hãy đóng vai là người bạn đồng hành thân thiết, giúp con có một kế hoạch hoàn hảo giữa học và nghỉ ngơi, cho con thưởng thức những món ăn bổ ích và đặc biệt chuẩn bị một tâm lý vững vàng để học sinh có thể sẵn sàng vượt qua khó khăn trước mắt.

Phụ huynh nên giúp con hiểu và thống nhất quan điểm: đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời; IQ không còn là chỉ số đánh giá toàn diện sự thành công của con người. Theo tôi, tấm bằng đại học chỉ là mảnh giấy thông hành, còn cuộc sống, tương lai sau này sẽ phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực, và cả cơ may của các em.

Quá kỳ vọng có thể dẫn đến thất vọng là bài học đắt giá cho nhiều phụ huynh lẫn học sinh. Tôi tin rằng kỳ thi sắp đến, nếu như cha mẹ làm tròn vai là nhà tư vấn, những người bạn, thay áp lực bằng niềm vui thì cơ hội thành công của học sinh sẽ cao hơn.

Từ ngày 13/4 đến 31/5, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi viết "Mật mã mở cánh cửa đại học" để chia sẻ những trải nghiệm thật của mình trong suốt quá trình học tập, rèn luyện để tham gia kỳ thi đại học; truyền đạt lại những kiến thức nền tảng cho học sinh để có một bài thi tốt, đồng hành cùng các bạn trong việc lựa chọn khối, trường học phù hợp với học lực bản thân...

Các tác phẩm dự thi do độc giả VnExpress.net gửi về được thể hiện dưới dạng bài viết trên Word (không quá 1.500 từ) bằng tiếng Việt có dấu. Ảnh minh họa cho bài viết (được gửi file đi kèm, ảnh được nhận dạng có đuôi JPG), không "dán" vào Word và phải có chú thích rõ ràng.

Người dự thi gửi bài thi theo mẫu, xem tại đây .

Bài dự thi gửi về địa chỉ: duthi@vnexpress.net .


Nguyễn Văn Công


Kể về tuổi thơ cắp sách đến trường trong cái nghèo đói ở vùng quê thuộc huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), TS Thái Minh Tần xúc động nhớ lại:

Đó là con đường dài 10 km với 2 tiếng đi bộ mỗi ngày khi tôi học cấp III. Con đường đã in đẫm dấu chân tôi, nuôi dưỡng trong tôi khát vọng học tập để thoát nghèo.

Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông có tới 12 anh em và tôi là con đầu. Hưng Nguyên quê tôi nói riêng, xứ Nghệ nói chung là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống hiếu học từ bao đời. Ngay từ bé, giá trị truyền thống đó đã có một tác động rất lớn tới ước mơ học tập của tôi.

Quê tôi nghèo, nhà tôi càng nghèo vì đông con. Nhưng cha mẹ tôi là những người nông dân cấp tiến, họ luôn nói với tôi rằng: Càng nghèo càng phải học và chỉ có học mới mong thoát nghèo.

Mỗi sáng thức dậy để đến trường, tôi thường không thấy mẹ tôi trong nhà. Mẹ tôi đã quẩy đôi quang gánh bắt đầu hành trình với mớ hàng rong từ vùng này sang vùng khác cho đến khi tối mịt.

Sự tần tảo, đức hy sinh của mẹ tôi đã theo tôi tới tận bây giờ. Nhiều lúc nghĩ về mẹ với cái đòn gánh cong, tôi còn nghĩ khát vọng học tập thoát nghèo của mẹ đặt vào tôi, còn lớn hơn cả chính khát vọng của tôi.

Nghe nói ông học Toán rất giỏi?

Tôi học cấp III trường Hưng Nguyên, sau này là trường mang tên cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Ngày đó tôi rất mê môn Toán và có năng khiếu với môn này hơn các môn khác.

Tình cờ trong một lần chọn học sinh đi thi Toán của tỉnh, tôi liều mình xung phong (cười). Xưa nay người ta chọn học sinh đi thi, chứ không mấy có trường hợp xung phong. Tôi xung phong và được dự thi. Kết quả là tôi đậu vào lớp chuyên Toán của trường chuyên Nghệ An.

Khi rời Hưng Nguyên ra Vinh để theo học trường chuyên, người thầy dìu dắt tôi mà tôi nhớ mãi là thầy Trần Văn Thiều. Thầy có một thói quen tôi không thể quên.

Toán là một học đòi hỏi sự logic lớn, bất chấp tôi giải ra bài toán với kết quả đúng, bao giờ thầy cũng hỏi lại tôi: tại sao lại như thế? Khi ấy, tôi sẽ phải giải thích với thầy cặn kẽ từng bước giải. Sau này tôi nhận ra rằng, đó là một phương pháp dạy đi đến tận gốc của vấn đề và đặc biệt nó làm tôi không những hiểu mà còn hiểu sâu và nhớ rất lâu.

Ám ảnh chiếc tivi đen trắng

Điều gì khiến ông theo đuổi ngành vô tuyến?

Thú thực, tôi không chọn nghề, mà cuộc đời chọn nghề cho tôi. Đó như là cái duyên trời định và đến giờ tôi thấy mình may mắn.

Năm 1968, tôi tốt nghiệp PTTH. Phần lớn học sinh lớp tôi được nhà nước cử đi học tập ở nước ngoài. Tôi cũng nằm trong số đó. Tôi được cử sang CHDC Đức, nhưng khi sang tới nơi thì Tiệp Khắc xảy ra biến động chính trị. Học sinh Tiệp Khắc bấy giờ tràn sang Đức quá đông, tôi và một số học sinh Việt Nam khác không may bị thừa ra và phải về Việt Nam sớm hơn dự định.

Về nước, người ta bố trí tôi vào học trường ĐH Tổng hợp, nhưng tôi đề nghị được vào học ĐH Bách Khoa. Bàn tính mãi, các anh đồng ý để tôi học ĐH Bách Khoa và xếp tôi vào học ngành Vô tuyến điện tử.

Ngoài cái duyên, điều gì cho ông sức mạnh xây dựng được một Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC lớn mạnh như hôm nay và sắp tới sẽ là Tập Đoàn truyền thông đa phương tiện Việt Nam?

Nếu hồi đó tôi có được thứ mong muốn, tôi sẽ giữ nó trong cái tủ kính như một kỷ vật cuộc đời. Đó là chiếc tivi đen trắng trong phòng học thực hành khi tôi học ĐH.

Ngày ấy, một tuần chúng tôi có một buổi thực hành với cái tivi đen trắng. Lần nào cũng vậy như một thói quen, cứ đối diện với cái tivi đen trắng, tôi sẽ nhìn nó rất kỹ trước khi đụng tới. Nhìn để định hình mình sẽ phải làm gì nhanh nhất cho bài thực hành. Nhìn để hỏi trong đầu mình vì sao lại như thế? Sau đó tôi vừa làm vừa đi tìm câu trả lời. Nếu tôi chưa tìm ra, tôi thực sự day dứt. Hết giờ về nhà, cái tivi cứ lởn vởn trong đầu tôi, nó khiến tôi luôn nghĩ tới và tôi càng quyết tâm tìm ra khi trở lại đối diện với nó.

Rồi sau nữa, khi thế giới đã có tivi màu thì 15 năm sau Việt Nam mới có. Ngay lúc đó, tôi đã hỏi: tại sao nước ta lại chậm như thế? Càng hỏi, tôi càng thấy thôi thúc. Khát vọng cải tiến công nghệ truyền hình càng dâng lên.

Nói thế để bạn thấy rằng, duyên là cái đưa ta đến, nhưng đam mê, khát vọng là cái đưa ta đi. Nhờ đam mê khát vọng ấy, tôi đã đi qua một chặng đường dài đầy chông gai nhưng cũng đầy tự hào.

Sự kết hợp 2 thương hiệu hàng đầu

VTC đã có chiến lược phát triển giáo dục. ĐH VTC Văn Hiến là bước đầu thực hiện chiến lược này?

Chúng tôi đầu tư vào trường ĐH Văn Hiến là để tạo nguồn lực cho VTC vốn có những đặc thù rõ rệt. Nguồn nhân lực của VTC hiện nay còn thiếu nhiều và chưa được đào tạo bài bản. VTC hiện nay tuyển nhân lực từ rất nhiều nguồn: ĐH Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Ngoại thương… Nói tóm lại là nước ta chưa có một trường đại học dành riêng cho ngành truyền thông đa phương tiện. Chính vì thế, VTC sẽ đi đầu trong việc đào tạo chuyên ngành này.

Ông có nhận xét thế nào mô hình đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp?

Lợi thế là sát thực tế hơn. Doanh nghiệp có nguồn tài chính, trường đầu tư lại trong việc giảng dạy và kiến thức thực tế SV có thể nhận được từ doanh nghiệp. Hai bên kết hợp với nhau sẽ tạo ra nguồn nhân lực vừa có kiến thức hàn lâm lại vừa có kiến thức thực tế.

Đầu tư chiến lược vào hẳn một trường đại học, một trường truyền thông đa phương tiện và một trường THPT cho thấy VTC đang có nhu cầu về nguồn nhân lực rất cao?

Đúng như vậy, nhất là khi chúng tôi trở thành tập đoàn truyền thông đa phương tiện đầu tiên của Việt Nam. Nguồn nhân lực truyền thông đa phương tiện hiện nay đang thiếu nghiêm trọng.

Theo ông, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo chính quy ngành truyền thông đa phương tiện có khác nhiều so với hiện nay?

Khác biệt lớn nhất là chúng tôi và những nơi có nhu cầu nguồn nhân lực không mất công đào tạo lại. Bên cạnh đó, các em sinh viên sẽ được tiếp xúc ngay với môi trường doanh nghiệp, với những công việc gắn liền với truyền thông đa phương tiện. Chính vì thế, ra trường các em ra trường sẽ làm việc được ngay, không cần thời gian đào tạo lại nữa.

Hợp tác đào tạo với trường đại học Glyndwr của Anh, ông hy vọng điều gì?

Glyndwr là một trong những trường có thế mạnh về đào tạo truyền thông đa phương tiện ở Anh và Âu châu. Tại Việt Nam, VTC đang là doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ và dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Sự kết hợp giữa 2 đơn vị sẽ mang lại nguồn nhân lực truyền thông đa phương tiện dồi dào, năng động, đưa ngành truyền thông đa phương tiện Việt Nam lên tầm cao mới.

Vậy cơ hội dành cho các em học sinh đối với một ngành học mới mẻ tại Việt Nam ra sao, thưa ông?

Chúng tôi luôn dành rất nhiều cơ hội cho các em, và sẵn sàng đón nhận các em trong một môi trường thử thách, nhưng đầy năng động trong một xã hội thông tin.

Ngoài đào tạo nguồn nhân lực cho VTC, ông có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?

Đó là chiến lược của chúng tôi. Phát triển lĩnh vực truyền thông đa phương tiện và đầu tư vào giáo dục với các chuyên ngành công nghệ, đặc biệt ngành chúng tôi có thế mạnh.

Xin cảm ơn Tiến sỹ!

Duy Thành (thực hiện)

Saturday, 16 June 2012

Goi y giai de thi mon Dia ly

(PLO)- Sau ngày thi Văn tạo hứng thú và môn Hóa không quá khó, hôm nay các "sĩ tử" bước vào ngày thi thứ 2 với môn Địa(sáng) và môn Sử (chiều). Pháp Luật Online giới thiệu gợi ý bài giải môn Địa lý của nhóm GV TT luyện thi Vĩnh Viễn. Mời phụ huynh và HS cùng tham khảo. GiadinhNet - Uống cà phê và trò chuyện, dĩ nhiên là "talk" bằng tiếng Anh rồi, khiến chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa thú vị. Cả làng chài thôn Cao Bình, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) mấy chục năm lênh đênh sông nước, tưởng chỉ có chuyện bắt được con cá sủ "vàng" đổi đời quê nghèo mới khiến xôn xao đầu làng cuối ngõ, nay họ lại mừng vui vì sau bao nhiêu năm nay mới có duy nhất một học sinh học đến cấp THPT và thi tốt nghiệp. Câu chuyện về cậu học trò nghèo theo đuổi giấc mơ đại học đang là sự quan tâm của nhiều người dân vùng này.

Xem bài gợi ý giải đề môn Địa lý (File Word)
Xem bài gợi ý giải đề môn Địa lý (File PDF)

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2012

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian

Giờ phát đề

Giờ làm bài

2/6

Sáng

Ngữ văn

150 phút

7h 25

7h 30

Chiều

Hóa học

60

14h 15

14h 30

3/6

Sáng

Địa lý

90

7h 25

7h 30

Chiều

Lịch sử

90

14h 15

14h 30

4/6

Sáng

Toán

150

7h 25

7h 30

Chiều

Ngoại ngữ

60

14h 15

14h 30

Đơn vị hỗ trợ gợi ý giải đề

TRUNG TÂM LUYỆN THI C.L.C VĨNH VIỄN

(luyenthivinhvien.com hay vinhvien.edu.vn)

· 481/11 Trường Chinh, P.14, Q.Tân Bình - Đ.T : (08) 38 10.58.51

· 220/137 Lê văn Sỹ, P.14, Q.3 - Đ.T : (08) 62 92 1456

· 33 Vĩnh Viễn, Q.10 - Đ.T : (08) 38. 30.37.95

· 333/3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3 - Đ.T : (08) 38 48 3333

· THPT Vĩnh Viễn, 73 Lê Trọng Tấn, Q.Tân phú (cách ngã tư Trường Chinh & Tân Kỳ Tân Quý 600 m) - Đ.T : (08) 38 16 0000


GiadinhNet - Uống cà phê và trò chuyện, dĩ nhiên là "talk" bằng tiếng Anh rồi, khiến chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa thú vị.

7h tối ngày 22/5 ở lầu 1 Vọng Nguyệt cà phê quán (đường D2, Q.Bình Thạnh, TPHCM), đông kín khách. Khách cũng uống cà phê như ở mọi quán khác. Chỉ có điều khác lạ khiến chúng tôi cứ ngỡ mình đang uống cà phê không phải ở Sài Gòn bởi khách toàn í ới bằng tiếng Anh, dù 100% là khách Việt: Chúng tôi đang lọt vào "không gian cà phê tiếng Anh" được dẫn dắt bởi Câu lạ bộ Drink & Talk.

Khách đến cà phê tiếng Anh để có cơ hội học tiếng Anh. Ảnh: TG

Đi uống cà phê để học tiế́ng Anh

"Theo mình, việc kết hợp cafe với tiếng Anh là một kết hợp rất hiệu quả và thú vị. Thông thường, các bạn đến với các club ngoại ngữ đều mang theo quan niệm đến là để học rất chi serious và tiếng Anh vì thế không còn đơn thuần là ngôn ngữ nữa. Nhưng đến với cafe tiếng Anh, bạn sẽ thấy tiếng Anh không hề khô khan như những gì bạn đã bắt gặp trong trường lớp. Bạn có thể cảm nhận tiếng Anh như nó vốn dĩ là một ngôn ngữ, dùng để giao tiếp, chia sẻ và thậm chí là trêu nhau nữa" - Speaker Trần Nhã Trang nói.


Uống cà phê và trò chuyện, dĩ nhiên là "talk" bằng tiếng Anh rồi, khiến chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa thú vị. Một người đến gần chúng tôi, giới thiệu và làm quen.

Trần Nhã Trang-tên cô gái-là speaker thuộc câu lạc bộ Drink & Talk, đảm nhiệm vai trò dẫn dắt từng nhóm thảo luận, chuyện trò về những chủ đề khác nhau. Trang chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm vượt qua những ngỡ ngàng ban đầu trong môi trường hoàn toàn vắng bóng tiếng mẹ đẻ. Trong đó tâm lý mắc cỡ, sợ nói không đúng, nói sai ngữ pháp, sợ bị cười... là rào cản mà những người lần đầu đến cà phê tiếng Anh cần vượt qua.

Dần dà, cuộc trò chuyện trở nên rôm rả. Dĩ nhiên là không phải ai cũng lưu loát khi dùng Anh ngữ, nhưng tinh thần "mạnh dạn mà nói, nói ra mới biết sai, biết sai thì mới nói trúng" khiến khách cà phê không còn ngại " buôn" chuyện tiếng Anh. "Các bạn đến tham gia CLB thì nhiều lắm, đủ mọi lứa tuổi và ngành nghề. Ban đầu thì bạn nào mới đến cũng ngại và không chịu nói chuyện, nhưng sau vài ba lần các bạn nói chuyện không còn sợ sai và dạn hơn hẳn..." - Trang cho biết.

"Từ thứ Hai đến thứ Sáu là trò chuyện tự do, còn thứ Bảy và Chủ nhật sẽ có chuyên đề thảo luận do các speaker thay phiên nhau thực hiện. CLB cũng mời mọi người tham gia thực hiện dẫn dắt buổi thảo luận với khuyến khích là... thức uống miễn phí"- speaker Trang cho biết thêm. Trang còn nói lí do trở thành speaker, ban đầu đơn giản là vì môi trường luyện tập tiếng Anh. "Nhưng bây giờ, mình đến với Drink & Talk không chỉ là vì tiếng Anh mà còn vì không biết tự lúc nào nó đã như là người bạn rất thân thiết với mình".

Chủ quán Vọng Nguyệt, người thúc đẩy sự phát triển của không gian Drink & Talk- ông Hoàng Thi chia sẻ: Mô hình cà phê tiếng Anh là tâm huyết của ông và những người thân cận với mong muốn giúp người yêu tiếng Anh nói thạo ngôn ngữ này hơn. "Được sự ủng hộ hết lòng của bà xã tôi vốn là giảng viên tiếng Anh và thầy Đẳng Nhiếp - Tiến sĩ Ngôn ngữ học, chúng tôi cùng duy trì và phát triển CLB Drink & Talk bên trong cà phê Vọng Nguyệt, tạo ra một không gian hết sức thuận lợi để những ai yêu thích tiếng Anh có dịp rèn luyện và phát triển kỹ năng đàm thoại".

Thực tế, hơn 2 năm qua, rất nhiều cư dân Sài Gòn truyền tai nhau "đi Drink & Talk cà phê" - tên nhiều người quen gọi - để luyện tiếng Anh.

Mô hình cà phê tiếng Anh nhận được sự ủng hộ của giới trẻ.
Ảnh: PV


Lưu loát nhờ… quán cà phê

Kiên và Long là hai anh em ruột. Kiên học lớp 8, Long học lớp 6. Hai anh em cùng học thêm tiếng Anh ở trường Việt- Mỹ, nơi có môi trường đào tạo có tiếng về Anh ngữ ở Sài Gòn. Tuy Kiên khá dạn dĩ và kỹ năng đàm thoại tốt, song Long lại không được như anh mình.

Bố của Kiên và Long bèn đưa hai con đến tham gia sinh hoạt. Tại Drink & Talk ở cà phê Vọng Nguyệt, không gian đậm đặc Anh ngữ khiến Long hào hứng, còn Kiên thì e dè. Speaker-người hướng dẫn - tại đây đã giúp Long vượt qua sự ngỡ ngàng bằng trò chơi giữa hai anh em: đố nhau mọi thứ, dĩ nhiên không dùng tiếng Việt, ai thua thì bị búng lỗ tai.
Thời gian đầu, Long thua miết. Dần dà, Long dạn hẳn và không để thua anh nữa, lại trò chuyện với nhiều người xung quanh khiến kỹ năng đàm thoại của Long tiến vượt bậc trong 4 tháng. Một buổi chiều, chủ quán Hoàng Thi nhận được điện thoại của bạn: "Cháu Long đứng thứ 2 trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh tại trường Việt- Mỹ khiến cả lớp học và gia đình đều bất ngờ và vui mừng". Lẽ dĩ nhiên, ông chủ quán Hoàng Thi sướng trong lòng khỏi phải bàn cãi.

Nguyễn Quốc Bảo là sinh viên năm nhất, theo ngành Xã hội học thuộc Trường đại học Tôn Đức Thắng. Đam mê nhạc Rap nên từ những năm học phổ thông Bảo đã có vốn tiếng Anh khá, lại có thể sáng tác những khúc nhạc Rap để bạn bè biểu diễn. Lên đại học, đã có người "đặt hàng" sinh viên Bảo những khúc Rap với "chi phí" hẳn hoi.
Việc học và đam mê khiến tiếng Anh gắn liền với chàng sinh viên Quốc Bảo. Tuy "dùi mài" với thứ ngôn ngữ mang tính quốc tế này kỹ lưỡng, song môi trường đàm thoại lại khá thiếu thốn. Vậy là Bảo cùng nhóm bạn của mình tìm đến Sozo café trên đường Bùi Viện-Q.1, TPHCM. Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ duy nhất tại quán cà phê này hằng đêm. Riêng các tối thứ Ba- Năm đặc biệt dành cho sinh viên (phải có thẻ sinh viên mới được tham dự) với những chủ đề liên quan thiết thực đến việc học.
"Em cùng nhóm bạn của mình rất thích đến quán cà phê này. Bọn em trao đổi mọi thứ theo sinh hoạt của quán và những vấn đề của riêng mình bằng tiếng Anh tất. Thế nên dạn nói hẳn. Không có môi trường nào dễ giao tiếp Anh ngữ như ở cà phê này đâu anh ạ"-Bảo chia sẻ. Chàng sinh viên Xã hội học cũng cho biết thêm, bố mẹ em cực ủng hộ con trai đến quán cà phê tiếng Anh để trau dồi, phát triển kỹ năng ngoại ngữ.

Dạo một vòng quanh cà phê tiếng Anh ở Sài Gòn, Drink English ở Nguyễn Chí Thanh, Master's Cup Coffee House ở Phú Mỹ Hưng, MM café ở đường 3/2... mẫu số chung mà chúng tôi nhận thấy là khoảng thời gian sinh hoạt tiếng Anh diễn ra vào buổi tối, khoảng 7-9h mỗi ngày, trong tuần có 1-2 ngày dành cho sinh hoạt chuyên đề hoặc thảo luận, hiếm có quán cà phê nào sinh hoạt tiếng Anh vào ban ngày. Riêng khách đến cà phê tiếng Anh, khi nghe nói đến không gian Anh ngữ độc đáo này, chúng tôi tự nhủ chắc chỉ gặp sinh viên-học sinh tại đây. Thật bất ngờ, không gian cà phê tiếng Anh cùng những sinh hoạt thú vị của nó cuốn hút tất cả những ai "mê" tiếng Anh, không phân biệt tuổi tác, ngành nghề, từ giáo viên, sinh viên-học sinh đến công chức, nhân viên văn phòng...

Chơi công bằng

Trong chuyện làm ăn ở thời buổi này, người ta thường đề cập nguyên tắc win-win mà tiếng ta diễn nghĩa là "đôi bên cùng có lợi". Nguyên tắc ứng xử này yêu cầu hai bên phải "fair" mà ta diễn nghĩa là chơi công bằng, chơi đẹp. Ở "thánh địa làm ăn" Sài Gòn, nơi cũng được xem là "thiên đường cà phê quán", win-win đã hiện diện trong mô hình cà phê tiếng Anh: cả chủ lẫn khách cùng thắng.

Tuy là "thiên đường cà phê" nhưng mô hình cà phê tiếng Anh hiện cũng không phải là nhiều ở Sài Gòn. Chỉ tầm mươi đến mười lăm quán. Đầu tư "bài bản" có thể kể đến Vọng Nguyệt ở Bình Thạnh với CLB Drink & Talk, Sozo ở Bùi Viện, Master's Cup Coffee House... Đa số những quán cà phê này chưa bao giờ thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, song khách cứ truyền miệng nhau hoặc "truyền mạng"-lối rỉ tai trong thời đại internet-khiến khách cứ đông dần.

Với giá cả vào tầm 20.000đ-30.000đ cho một loại thức uống, "không gian đàm thoại" tối ưu tại những quán cà phê tiếng Anh gần như rộng cửa chào đón mọi đối tượng thích Anh ngữ. Có một lượng khách ổn định trong suốt tuần và khuynh hướng ngày càng đông, thêm vào đó, không gian tiếng Anh với sắc thái riêng chẳng cần tốn thêm chi phí, có thể xem là phần thắng về phía chủ quán cà phê. Trong khi đó, khách đến cà phê tiếng Anh, được môi trường cực kỳ thuận lợi nâng cao kỹ năng giao tiếp, đàm thoại... với chi phí, xét ở góc độ giáo dục, có thể nói là rất rẻ, mà môi trường giáo dục Việt chưa thể xây dựng phục vụ cộng đồng trong thời điểm hiện tại.

Đỗ Bá - Thanh Giang


-



"Ngư ông" đi học

Về làng chài Cao Bình heo hút nằm tựa mình bên con sông Cốc, nhắc đến tấm gương điển hình học tập, ai cũng trả lời vanh vách về "ngư ông" vượt khó, con trai ông Nguyễn Văn Lực và bà Nguyễn Thị Quế. "Ngư ông" được nhắc đến chính là Nguyễn Văn Thiêng (SN 1989), học sinh lớp 12A11, trường THPT Nguyễn Du (huyện Kiến Xương).

Trong căn nhà trọ chật hẹp tại thôn Giang Nam (thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương), chúng tôi gặp Thiêng khi em đang miệt mài bên trang sách, ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thiêng là con trai thứ tư trong gia đình nghèo có 5 anh chị em. Tuổi thơ của em gắn liền với những chuyến lênh đênh trên biển dài ngày. Chiếc thuyền mỏng chật chội vừa là công cụ mưu sinh cũng vừa là mái ấm của cả gia đình.

"Ngư ông" đầu tiên của làng chài Cao Bình thi tốt nghiệp. Ảnh: Vietnamnet


Năm 1999, gia đình ông Lực mua được mảnh đất ở thôn Cao Bình (xã Hồng Tiến), lúc đó mới tính đến chuyện cho Thiêng đi học. Học muộn so với tuổi 4 năm, nhưng được đến trường với Thiêng cũng là một điều may mắn hơn so với nhiều đứa trẻ khác trong vạn chài. Bà Nguyễn Thị Quế (mẹ em Nguyễn Văn Thiêng) chia sẻ: "Kinh tế gia đình khó khăn, bố cháu cũng không muốn cho cháu học tiếp vì ở đây học cao nhất cũng chỉ đến lớp 9 thôi, đã thành nếp rồi. Bố mẹ làm nghề biển thì con cũng theo nghề đó luôn, việc học bị sao nhãng." Nhưng trong suy nghĩ của cậu học trò nhỏ, câu hỏi "nghỉ học rồi lại đi biển, cuộc sống lâu dài sẽ ra sao?" cứ trăn trở và thôi thúc em. Vậy là, em lại tiếp tục theo đuổi ước mơ đại học, trở thành một kỹ sư giao thông giỏi. Năm 2010, Thiêng bạo dạn thử sức mình thi cấp 3 tại trường chuẩn quốc gia THPT Nguyễn Du. Nghị lực của "ngư ông" sau 10 năm đèn sách đã được đền đáp xứng đáng. Em đỗ cao với điểm số 37.

Dù đang bận rộn với kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng cô Vũ Thị La, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A11 (trường THPT Nguyễn Du) vẫn bớt chút thời gian kể về cậu học sinh "cưng". Cô cho biết Thiêng là học trò ngoan hiền, nhiệt tình năng nổ trong mọi hoạt động của trường, lớp. "Cứng" tuổi hơn các bạn cùng trang lứa nên Thiêng cũng có những suy nghĩ người lớn, "đâu ra đấy" hơn. Suốt năm học lớp 10, hàng ngày em đạp xe 13 cây số tới lớp. Một phép tính nhẩm: 35 tuần học/năm x 5 buổi/tuần x 13 km mới thấy được sự nỗ lực, khát vọng của cậu học trò làng chài. Khó khăn là vậy song suốt 3 năm học cấp 3, em đều là học sinh tiên tiến của trường, được thầy cô và bạn bè thương mến.

Thôn Cao Bình là một trong những thôn khó khăn nhất xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương) và là vùng đất vốn được mệnh danh là làng "thất học", làng "điểm chỉ". Bởi lẽ toàn thôn có tới 60% người dân mù chữ, mọi giấy tờ quan trọng cần phải xác nhận chữ ký, không có cách nào khác địa phương đều phải dùng biện pháp cho dân "điểm chỉ". Đã nhiều lần chính quyền xã tổ chức dạy chữ cho bà con nhưng cũng chỉ được vài chục người biết viết, biết đọc. Đời ngư phủ ngưng mái chèo thì kho lương cũng cạn, các gia đình lại bồng bế nhau ra khơi. Con cái cũng theo cha mẹ dập dềnh sóng nước khi mới tập nói, vì vậy tình trạng mù chữ và tái mù chữ là vấn đề phổ biến, cái vòng luẩn quẩn làm đau đầu lãnh đạo xã Hồng Tiến mấy chục năm nay.

Loay hoay "níu dân" lên bờ


Theo ông Đỗ Đức Cảnh (Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến) làng chài Cao Bình có 150 hộ với hơn 630 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu là nghề đi biển. Cả xã có 30 cháu học mầm non, 40 cháu học tiểu học, 20 cháu học THCS và duy nhất có Nguyễn Văn Thiêng học đến THPT. Hiện vẫn còn khoảng 20 cháu đang ở độ tuổi mầm non nhưng chưa được đến trường. "Từ khi có làng chài, duy nhất năm nay mới có người học đến cấp III. Đây được coi là chuyện "hiếm" và "lạ" ở vùng quê biển nghèo này" – ông Cảnh cho hay.

Lý giải về tình trạng tỷ lệ mù chữ cao tại địa phương, ông Hoàng Hải (trưởng thôn Cao Bình) cho biết, những năm gần đây nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt trong khi đó phương tiện đánh bắt của ngư dân ở đây thô sơ, lạc hậu, chỉ có một vài tàu mã lực 24 CV, còn chủ yếu là loại 18 - 20 CV nên chỉ có thể đánh bắt được gần bờ, cộng thêm giá dầu tăng cao, kinh tế của các hộ dân càng trở nên khó khăn. Cái nghèo đeo đẳng, bám riết bó buộc cả cái khôn, con chữ. Người dân chỉ biết đi biển, đánh cá, việc con cái học hành không thực sự là vấn đề họ quan tâm. Chính quyền xã cũng đã động viên các gia đình đưa con em đến trường nhưng cùng lắm các cháu cũng chỉ theo học đến hết cấp II.

Nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống, tránh tình trạng mù chữ, năm 2008, phòng Tài nguyên môi trường huyện Kiến Xương đã xây dựng dự án hỗ trợ nhà ở cho người dân làng chài Cao Bình. Đến nay đã hoàn thành hồ sơ cấp đất cho 63 hộ gia đình, hỗ trợ mỗi gia đình 10 triệu đồng để xây nhà định cư trong khu vực có tổng diện tích 3 ha gồm các hạng mục công trình: đường giao thông, nhà văn hóa, trường mầm non. Hiện tại đã có 23 gia đình đang tiến hành xây dựng nhà.

Tuy nhiên, theo ông Cảnh, chính quyền xã đang "loay hoay" tìm cách làm sao để người dân có cuộc sống ổn định, lâu dài trên đất liền, tránh tình trạng xây nhà chỉ để... "gió lùa". Bởi lẽ nếu không có nghề lâu dài để "níu" dân trên đất liền thì sớm muộn họ cũng sẽ lại lênh đênh mặt nước. Và tình trạng mù chữ ở trẻ nhỏ lại vẫn tiếp diễn. Trước đây các nhà sư hảo tâm đã mang nghề cắt may về dạy cho phụ nữ thôn Cao Bình nhưng kết quả là không thành công. Do vậy, dạy nghề gì cho người dân làng chài để ổn định cuộc sống lâu dài đang là nỗi băn khoăn của chính quyền xã Hồng Tiến.

Chia tay xóm trọ của cậu học sinh Nguyễn Văn Thiêng, chúng tôi thực sự cảm phục ý chí dám vượt qua khó khăn, rào cản và "tiền lệ" bỏ học giữa chừng của làng quê nghèo của em. Chúng tôi chúc giấc mơ trở thành kỹ sư của em sẽ trở thành hiện thực. Song câu hỏi đặt ra là nếu tình trạng đi biển bỏ học kéo dài như hiện nay, không biết bao nhiêu năm nữa, làng chài Cao Bình mới lại có học sinh học hết THPT và bậc cao hơn nữa?.

Thu Hoài


Friday, 15 June 2012

Ngay thi thu 2 TS du thi tiep tuc on dinh o muc cao

(GD&TĐ)-Bộ GD&ĐT vừa báo cáo nhanh ngày thi thứ 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, theo đó, trong ngày thi này, tỷ lệ thí sinh đến dự thi tiếp tục ổn định ở mức cao (99,24%;), GD THPT đạt tỷ lệ 99,86% (ngày thi thứ nhất đạt 99,87%) và GDTX đạt tỷ lệ 98,61% (ngày thi thứ nhất đạt 98,60%). Chiều 3/6, kết thúc 2 môn thi của ngày thi thứ hai, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, trong ngày thi thứ 2, ở hệ THPT có 74 thí sinh vắng mặt ở môn Địa và 76 thí sinh vắng môn Lịch sử. (GDVN) - Báo Giáo dục Việt Nam cập nhật nhanh nhất lời giải các môn thi tốt nghiệp THPT. Dưới đây là gợi ý lời giải môn lịch sử.

(GD&TĐ)-Bộ GD&ĐT vừa báo cáo nhanh ngày thi thứ 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, theo đó, trong ngày thi này, tỷ lệ thí sinh đến dự thi tiếp tục ổn định ở mức cao (99,24%;), GD THPT đạt tỷ lệ 99,86% (ngày thi thứ nhất đạt 99,87%) và GDTX đạt tỷ lệ 98,61% (ngày thi thứ nhất đạt 98,60%).

Thí sinh phấn khởi sau hai ngày thi hoàn thành tốt đẹp. Ảnh: gdtd.vn

Công tác coi thi tiếp tục được tổ chức nghiêm túc; ý thức chấp hành Quy chế của cán bộ làm công tác thi và thí sinh nâng lên rõ rệt, góp phần duy trì kỷ cương trường thi và kỷ luật phòng thi. Trong hai buổi thi không có cán bộ coi thi vi phạm quy chế bị đình chỉ làm công tác thi (giảm 8 trường hợp so với ngày thi đầu tiên). Các trường hợp vi phạm quy chế thi của thí sinh tiếp tục được phát hiện và xử lý kịp thời. Cả nước chỉ có 5 thí sinh GD THPT bị đình chỉ thi (tăng 01 trường hợp so với ngày thi thứ nhất và 7 thí sinh GDTX bị đình chỉ thi, giảm 3 trường hợp so với ngày thi thứ nhất (10 trường hợp).

Phát huy kết quả tổ chức thi ngày 02/6/2012, các sở GD&ĐT và Cục Nhà trường-Bộ Quốc phòng tiếp tục tổ chức tốt khâu coi thi, tập trung huy động mọi lực lượng phối hợp tổ chức thi để ngày thi diễn ra bình thường, an toàn, nghiêm túc. Các nhà trường tiếp tục phối hợp với các đoàn thể xã hội và phụ huynh học sinh tạo mọi điều kiện cho thí sinh dự thi an toàn.

Các Bộ, Ngành liên quan, UBND các cấp và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngành Giáo dục trong chỉ đạo, bảo đảm các điều kiện an ninh, trật tự, an toàn giao thông và nguồn điện, nước ổn định cho công tác tổ chức thi.

Thời tiết hai buổi thi vẫn tiếp tục thuận lợi đối với công tác tổ chức thi; nhìn chung tại các Hội đồng coi thi cả nước, thí sinh tiếp tục đến dự thi đông đủ, các phòng thi vẫn an toàn. Tỷ lệ thí sinh không đến dự thi vẫn tiếp tục ở mức thấp, tương đương ngày thi thứ nhất tỷ lệ 0,76%; trong đó, chỉ có 5 thí sinh không được dự thi do đến chậm quá 15 phút sau thời điểm tính giờ làm bài.

Đặc biệt, đề thi của các môn Địa lí và Lịch sử tiếp tục nhận được sự đánh giá tích cực của thí sinh và dư luận xã hội nói chung: nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với nội dung học tập và ôn luyện, đảm bảo vừa sức, kiểm tra được kiến thức cơ bản và có khả năng phân hóa trình độ của thí sinh.

Cũng như đề thi của các môn Ngữ văn và Hóa học trong ngày thi thứ Nhất (02/6/2012), đề thi của các môn Địa lí và Lịch sử được bảo mật an toàn tuyệt đối đến khi chuyển đến từng thí sinh trong các phòng thi.

Trong cả hai buổi thi, không có hiện tượng tung tin thất thiệt và không có ý kiến thắc mắc gì về đề thi.

Nhìn chung, ngày thi thứ hai của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tiếp tục được tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc trên phạm vi toàn quốc và diễn ra bình thường, an toàn, đúng quy chế.

Hiếu Nguyễn

,

Ở hệ bổ túc THPT, có đến 224 vắng mặt ở môn Địa và 233 thí sinh bỏ thi ở môn Lịch sử.

Điều đặc biệt xảy ra so với ngày đầu tiên, là phát hiện thí sinh quay cóp tài liệu. Hội đồng coi thi đã phát hiện thí sinh đầu tiên sử dụng tài liệu khi đang làm bài. Đó là thí sinh của Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Tân Bình, thi tại trường THCS Đồng Khởi, quận Tân Phú, khi đang thi môn Địa lý, buổi sáng 3/6. Ngay sau khi bị phát hiện có sử dụng tài liệu trong khi đang làm bài, thí sinh này đã bị các giám thị lập biên bản, đình chỉ thi ngay lập tức.

Ông Sơn cho biết, ngày thi thứ 2 tại TP.HCM đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng qui chế và không có bất cứ sự cố nào đáng tiếc xảy ra, kể cả các sự cố về giao thông đối với các thí sinh. Tình hình giao thông trong ngày hôm nay (3/6) vẫn tiếp tục được lực lượng CSGT Công an TP.HCM đảm bảo ở mức cao nhất, không để xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông khiến cho thí sinh đến điểm thi bị chậm trễ.

Đối với môn 2 môn thi ngày hôm nay tâm trạng của đa số của các thí sinh tại TP.HCM đều vui vẻ, phấn khởi vì làm bài thi khá tốt.



Related posts