Wednesday, 20 June 2012

Anh vui Nhung hinh anh cuc doc o Viet Nam (P.2)

Thu bạc tỷ, đầu tư bạc cắc TTCT - Làng đại học (ĐH) TP.HCM tập trung rất nhiều trường ĐH lớn với hàng chục ngàn sinh viên. Nhưng trái với sự tưởng tượng về một "thành phố trí thức", làng ĐH là nơi mà hiệu sách nhường bước trước quán nhậu, karaoke, tiệm nét (Internet) chơi game… và hoạt động giải trí đỏ đen. Thu bạc tỷ, đầu tư bạc cắc

Chân dài thật!

Ai muốn lấy chồng Hàn Quốc thì "a lô" nha!

Chiêu chống nóng của chàng sinh viên nghèo

Đội thùng có an toàn hơn đội mũ bảo hiểm không?

Đã mầm non rồi còn đại học?

Cuộc tình tréo ngoe

Ngắn gọn mà xúc tích

Sở thích của bác là đọc báo

Xe không kính không phải vì xe không có kính

(Sưu tầm)

Theo Tiin Moonie/Đất Việt


ĐHDL Văn Hiến, ĐH Hùng Vương, CĐ Công nghệ Bách Khoa TP HCM bị dừng tuyển sinh một năm vì những lùm xùm trong việc tranh giành quyền lợi, cùng những "lỗ hổng" quá lớn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Bộ GD-ĐT lại phải tiếp tục thực hiện những biện pháp mạnh trong việc dừng tuyển sinh thêm hai trường cùng một số ngành tại các trường ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Chu Văn An vì vi phạm các quy chế trong tuyển sinh đào tạo.

Bốn trong năm trường ĐH vừa bị Bộ GD-ĐT dừng tuyển sinh vẫn phải đang thuê mướn các cơ sở để làm lớp học. Trong đó, ĐH Văn Hiến dù khi thành lập trường (năm 1999) đã cam kết sớm đồng bộ hóa đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, nhưng đến giờ vẫn chưa thể có một quỹ đất cho riêng mình dù tỷ suất lợi nhuận sau khi trừ chi phí của trường là không nhỏ. Điều đó cho thấy những hạn chế mang tính cố hữu của các trường ĐH NCL về điều kiện cơ sở vật chất yếu kém, đội ngũ giảng viên thiếu hụt vẫn chưa có lối thoát bởi chính tư duy và cách làm giáo dục của một số người.

ĐH Hùng Vương TP HCM trước khi bị dừng tuyển sinh là một trong số ít trường có mức thu học phí tương đối cao. Nguồn học phí hàng năm của trường lên tới gần 50 tỷ, nhưng theo báo cáo chi phí cho tái đầu tư cơ sở vật chất lại chưa đến 30% (chủ yếu trả tiền thuê mướn mặt bằng), chi hàng năm lên tới hơn 40 tỷ. Dù có nguồn thu lớn như thế, nhưng trường sau 16 năm hoạt động, ngoài một miếng đất "bé như hộp diêm" ở đường Nguyễn Trãi (Q.1) còn lại ba cơ sở đều là thuê. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường chỉ khoảng 400 người (50%), thiếu khá nhiều so với chỉ tiêu trên đầu sinh viên.

Tương tự là ĐH Quốc tế Hồng Bàng, một trường có mức thu học phí đỉnh nhất trong các trường NCL đến nay ngoài một cơ sở chính (đất sở hữu) không lớn tại đường Điện Biên Phủ (Bình Thạnh) thì các cơ sở đào tạo còn lại rải khắp TP đều đang hoạt động dưới dạng đi thuê. Dù có nguồn thu khổng lồ từ học phí và phí (dao động từ 11-17 triệu đồng/ năm) nhưng qua khảo sát thực tế, các giảng đường hiện nay của trường ĐH Hồng Bàng tại các địa điểm đang thuê (bốn cơ sở) khá tối tàn. Dù mang danh là ĐH Quốc tế nhưng phòng ốc, trang thiết bị phục vụ sinh viên nghiên cứu khoa học lại quá nghèo nàn và thiếu thốn, không tương xứng với mức học phí mà sinh viên đã đóng.

Theo tìm hiểu, các trường không đầu tư cơ sở vật chất không phải do thiếu tiền. Trên thực tế, tổng số vốn hoạt động của các trường tăng đều đặn hàng năm, trong đó nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận của một vài trường tăng cao nhất với mức 1,8 lần trong ba năm. Nhiều trường sau một thời gian ngắn hoạt động đã có tích lũy nhưng không đưa vào đầu tư mà đem gửi ngân hàng để thu lãi hàng tháng. Trong khi đó, quy mô tuyển sinh mỗi năm đều tăng, số lượng SV mỗi trường ngày càng nhiều, nhưng cơ sở vật chất trường lớp thì vẫn không được đầu tư tương xứng.

Chỉ lo làm kinh tế

Theo quy chế ĐHDL, nguồn thu của trường bao gồm : nguồn thu tại trường (học phí, lệ phí, giá trị hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, lãi tiền gửi ngân hàng, thanh lý tài sản…); vốn góp của các tổ chức cá nhân (nhà đầu tư) để đầu tư và phát triển trường; nguồn tài trợ, viện trợ, quà tặng; vốn vay… Tuy nhiên, đa số các trường NCL được thành lập với số vốn đầu tư ít ỏi ban đầu, sau khi tuyển sinh thì dựa hẳn vào nguồn thu học phí và lấy nguồn thu này nuôi lại tất cả bộ máy, hoạt động của nhà trường.

Trong đó, điều đáng bàn nhất chính là dù có nguồn thu hàng năm cực lớn, nhưng mức chi thực tế cho mỗi SV lại rất thấp. Một Phó hiệu trưởng trường ĐH phân tích: Với mức học phí phải đóng lên tới hơn 15 triệu đồng/ năm (bình quân chung) trong khi số học phần hoặc tín chỉ được học của SV trong bốn năm (chưa tính cắt ngang, cắt dọc) khoảng 100-120 tín chỉ thì chi phí cho một SV là rất thấp, không quá 20 triệu đồng (cộng cả 2% chênh lệch). Với mức chi này, khả năng nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH dân lập - tư thục là hết sức khó khăn.

Từ con số nhẩm tính trên, chúng ta có thể thấy ngoài việc chỉ chăm chăm làm kinh tế (bằng thu học phí, các loại phí) các trường ĐH NCL không mấy mặn mà trong tích lũy và tái đầu tư cho cơ sở vật chất. Quy chế trường ĐHDL ban hành kèm theo Quyết định số 86/2000/TTg ngày 18-7-2000 của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ, một trong những điều kiện và thủ tục thành lập trường ĐHDL là bản cam kết trong vòng 10 năm trường đó phải xây dựng được trường sở tương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay tại TP HCM, các trường ĐH Văn Lang, ĐHDL KT&CN, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Mở thực hiện được tiêu chí trên. Các trường còn lại như ĐH Văn Hiến, ĐH Hùng Vương, ĐH Hồng Bàng… (thành lập hơn 10 năm) cơ sở vẫn là thuê mướn, SV nhiều khoa phải chen nhau học gộp. Điều này chỉ có thể lý giải, các trường đã vì lợi nhuận mà phớt lờ quy định trên.

Trong một hội thảo về các vấn đề trường ĐH NCL mới đây, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH NCL, GS Trần Hồng Quân đã thẳng thắn thừa nhận: Hiện nay có nhiều trường ĐH NCL chất lượng yếu, vi phạm quy chế dẫn đến làm lu mờ thương hiệu. Với sự phát triển của hệ thống GDĐH đa dạng như hiện nay, thí sinh tất yếu có nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu các trường ĐH NCL quá phụ thuộc vào áp lực học phí và bỏ ngỏ chất lượng đào tạo, sẽ dẫn đến không thu hút nổi thí sinh, khó cạnh tranh với các trường ĐH công lập. Chính vì thế ông cho rằng: Trước khi đòi hỏi sự "đối xử" công bằng từ Nhà nước, thì các trường ĐH ngoài công lập cần có cuộc cách mạng về chất lượng đào tạo và bình ổn học phí. Đó cũng là giải pháp để rút ngắn khoảng cách giữa các ĐH công lập và NCL.


Hiệu sách của chị Lê Thị Bích Nương chủ yếu cho thuê truyện tranh dù có nhiều tựa sách triết học, văn học... và ít ai mua - Ảnh: L.P.

Chỉ một cung đường ngắn từ cổng ký túc xá ĐH Quốc gia vòng qua các trường Khoa học tự nhiên, Thể thao, Khoa học xã hội & nhân văn, Quốc tế…, chúng tôi dễ dàng đếm được 40 quán nhậu, karaoke, tiệm nét chơi game. Nhưng cũng con đường ấy, sáu hiệu sách lèo tèo hiện ra ở những vị trí ít ai ngờ nhất.

Nhà sách Nguyễn Văn Cừ hoành tráng nhất cả làng ĐH nhưng chỉ có chừng 20 kệ sách, 2/3 diện tích còn lại của nhà sách là bán quần áo, nước chấm, thịt đông lạnh, đồ dùng gia đình... Trong vòng 20 phút đứng tại nhà sách, chúng tôi chỉ thấy hai người mua sách cầm ra chỗ tính tiền, sáu người còn lại mua quà lưu niệm, xem thử đồ ở quầy quần áo và cầm ra tính tiền những món gia dụng. Ngay cả sách ở đây cũng được bày rất lộn xộn. Tại kệ, những tựa sách không hề liên quan chủ đề với nhau như Việt Nam - Tư liệu tóm tắt lại được xếp cạnh quyển truyện tranh Rio - chàng ngố và... 280 giải đáp cách phòng chữa các bệnh về kinh nguyệt. Tuy nhiên cách các kệ sách ấy chừng vài mét, quần áo, giày dép, nước chấm, mì gói… được trưng bày một cách rất chỉn chu.

Bạn Đặng Thị Huyền, sinh viên năm 3 ngành quản trị kinh doanh, ĐH Tin học và ngoại ngữ HUFLIT, đã ở làng ĐH với chị gái từ năm đầu tiên vào ĐH cho biết: "Sách giáo trình tôi học do trường soạn, có tìm thêm sách của bạn bè cùng ngành ở trường khác. Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng tôi chỉ tìm được ở các nhà sách tại quận 9, hoặc phải đi xe buýt xuống Biên Hòa". Huyền không phải là trường hợp duy nhất phải chịu khó đến trung tâm thành phố cách làng ĐH 20km để có được cơ hội lang thang tìm sách trong một nhà sách thật sự.

Cách nhà sách hoành tráng này vài trăm mét là vài hiệu sách nhỏ. Bà chủ hiệu sách Trường Giang cho biết: "Ở đây sinh viên mua chính là giáo trình cũ, sách học tiếng Anh, rẻ mà, xài xong hết học kỳ bán lại". Chính vì thế, bà kiêm luôn việc mua lại giáo trình photo, giáo trình cũ của tất cả ngành học. Hơn chục kệ sách trong tiệm chủ yếu là giáo trình photo, giáo trình triết học Mác - Lênin, sách ngữ pháp tiếng Anh căn bản... Các loại sách học thuật, nghiên cứu khác hầu như không có. Kệ sách văn học cũng chỉ có vài chục quyển kê sát tường ở góc ít người lai vãng đến.

Ngay ngã ba dẫn vào tòa nhà mới của ĐH Khoa học tự nhiên là một tiệm bán nón thời trang kèm bán sách. "Các bạn thích mua nhiều là mấy quyển Phải lấy người như anh, Rừng Na Uy, Anh sẽ đợi em trong hồi ức, Anh sẽ lại cưa em nhé, Kiếp sau, Tình dục của gấu trúc... Nói chung là chuyện yêu đương thôi!" - cô sinh viên bán thuê cho quán nói.

Lê Nguyễn Thu Thủy, sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế luật - ĐH Quốc gia TP.HCM, kể: "Sách ở làng ĐH được cái rẻ hơn trong nhà sách, mua ngoài vỉa hè cũng có, nhiều nhất là mấy quyển của Quỳnh Dao, Tào Đình. Tôi đang đọc quyển Đắc nhân tâm cũng mua ngoài đó. Còn sách khoa học phải lên mạng tìm thôi".

Trong một tiệm sách nhỏ nhắn tên Gia Hân, chị chủ tiệm tên Nương chỉ lên kệ sách nói: "Tôi chỉ bán được nhiều nhất là sách giáo trình photo vào đầu kỳ học hoặc mùa thi học kỳ thôi, mấy bạn đi tìm tài liệu ôn thi qua môn. Còn ngày thường cho thuê truyện tranh kiếm sống. Ở đây, các bạn đọc truyện tranh nhiều lắm".

Như một nỗ lực, chị Nương cũng trưng bày sách lịch sử, triết học, kỹ thuật và văn học ra một số kệ bên ngoài, đẩy truyện tranh xuống các kệ dưới cùng. Nhưng người ngoài nhìn vào cũng dễ dàng thấy hàng trăm quyển truyện tranh "lép vế" nơi đáy kệ kia mới chính là thứ nuôi sống tiệm sách của chị Nương.

Địa điểm nhóm thanh niên đánh người, đập xe tại quán nhậu Đại Bình lúc 20g ngày 7-5 - Ảnh: Anh Bảo

Là địa phận nhạy cảm khi nằm giáp ranh với địa bàn Thủ Đức, TP.HCM và tỉnh Bình Dương, làng ĐH từ lâu luôn là điểm nóng về an ninh khu vực. Ở đây người ta nói về những con đường nhậu nhẹt, quán karaoke vài chục ngàn đồng/giờ… Trước cổng ký túc xá ĐH Quốc gia giờ đây là bốn quán nhậu liền kề nhau. Ở cổng Trường Khoa học xã hội & nhân văn, những cậu sinh viên ngồi đánh bài cả ngày trong quán cà phê, đến tối khuya thì chực chờ một trận cá độ bóng đá xem trực tiếp trên tivi. Sau lưng một quán cà phê là dãy bàn bida dài sáng đèn cả ngày.

Nửa đêm 6-5, đèn đường đã tắt từ lâu nhưng hơn chục tiệm nét chủ yếu kinh doanh trò chơi trực tuyến trên đoạn đường kéo dài từ Trường ĐH Khoa học tự nhiên tới trước Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn vẫn cho chơi game thâu đêm suốt sáng, dù giờ đóng cửa là từ 23g. Mỗi tiệm trung bình có 30-40 game thủ. Trong ánh đèn tối mờ, các sinh viên game thủ mình trần ngồi một dãy, phả khói thuốc mù mịt và liên tục chửi thề do thua game.

Thu hút sinh viên không kém là hàng loạt quán nhậu rải khắp làng ĐH. Nổi tiếng nhất là khu ăn nhậu ở ấp Tân Lập, P.Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương, luôn huyên náo về đêm. Khoảng 20g ngày 7-5, một tốp hai xe máy chở năm thanh niên tấp vào quán nhậu Đại Bình. Khoảng 30 phút sau, một thanh niên thấp lùn trong nhóm cởi phăng áo thách thức: "Đằng kia có chiếc xe nhìn thấy ghét, thằng nào ra đập xe tao bao chầu nhậu". Vừa nghe xong, một thanh niên lấy cục gạch trước cửa quán tiến lại đập vỡ nát hai bên sườn xe. Khi chủ nhân chiếc xe Nouvo đỏ mang biển số 61 (Bình Dương) chạy ra can ngăn thì nhóm thanh niên trên nhảy vào đấm đá túi bụi. Một số người dân hô hoán, thấy không ổn nhóm thanh niên lao lên xe bỏ chạy về ngã ba Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn mất dạng.

Lúc 1g sáng 6-5, bên trong một tiệm nét trước cổng Trường ĐH Khoa học tự nhiên vẫn nhộn nhịp sinh viên chơi game, dù ngoài cửa tiệm ghi giờ mở cửa từ 7g-23g - Ảnh: Chính Thành

Ở làng ĐH có cả chục tụ điểm ghi đề phục vụ những sinh viên máu mê cờ bạc. Cứ tầm 15-16g, họ lục tục kéo tới các mối để ghi phơi đề. Để đề phòng công an bất ngờ kiểm tra, những điểm này chỉ ghi đề cho sinh viên quen mặt, người lạ phải có bảo lãnh. Một sinh viên rành số đề cho biết: "Chơi bao nhiêu cũng được. Nếu quen biết có thể ghi thiếu từ 300.000 tới 1 triệu đồng".

Ông Huỳnh Tấn Long, trưởng Công an P.Linh Trung, Thủ Đức, cho biết có một số điểm ghi đề, cá độ bóng đá mới hoạt động bên phường chưa nắm hết được. Tháng 3 năm nay, phường đã mời một hộ dân ở tổ 3, khu phố 6 tổ chức cho sinh viên ghi đề lên làm cam kết không tái phạm. Chỉ riêng tháng 4-2012, công an phường đã bắt hai đối tượng trộm cắp tại phòng trọ sinh viên, thu giữ một laptop trả lại cho chủ nhân. Đặc biệt, công an phường đã bắt gọn sáu thanh niên sử dụng ma túy trong một phòng trọ về đêm tại khu phố 6, P.Linh Trung.

Một đặc điểm chung là hầu hết đối tượng vi phạm đều là những thanh niên ăn chơi từ các nơi khác vào làng ĐH. Để hạn chế tội phạm ở làng ĐH, mỗi đêm từ 19g-5g sáng phường cử một cảnh sát khu vực, hai công an cơ động và hai bảo vệ dân phố đi tuần tra. "Nhưng do tính chất nhạy cảm của P.Linh Trung nằm giáp ranh với P.Đông Hòa, Bình Dương nên an ninh nhìn chung vẫn còn rất phức tạp"- ông Long thừa nhận.

Bên phía P.Đông Hòa, Bình Dương, trung tá Nguyễn Vân Hây, trưởng công an phường, cho biết do làng ĐH không đủ sân chơi nên hầu như sinh viên muốn giải trí chỉ biết vào quán nhậu, cà phê, tiệm nét, bida sau giờ học. Các loại hình cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá… phát sinh từ đó. Trung tá Hây cho biết tại các tiệm nét, quán nhậu về khuya, công an phường phối hợp với bộ phận văn hóa - thông tin thường xuyên tuần tra, xử phạt hành chính các quán hàng vi phạm hoạt động quá giờ. Tuy nhiên, do mức xử phạt theo quy định quá thấp nên không răn đe được.

PGS.TS Huỳnh Ngọc Sang, giám đốc Trung tâm Quản lý và phát triển khu đô thị ĐH - ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng làng ĐH tập trung đến 52.198 sinh viên (số liệu tháng 4-2011) nhưng cơ sở hạ tầng, khu vui chơi thiếu thốn, chưa đồng bộ. Để củng cố tình hình an ninh trật tự trong khu đô thị ĐH, hướng đi sắp tới là sẽ liên hệ giữa trung tâm điều hành ĐH Quốc gia với địa phương, giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên và ban quản lý sinh viên của các trường ĐH hợp sức tuyên truyền đảm bảo an ninh, văn hóa lành mạnh tới toàn bộ sinh viên.

Trên địa bàn khu phố Tân Lập (Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương) hiện có 7 tiệm bida, 12 quán karaoke, 18 quán cà phê, 18 tiệm nét, trong đó nhiều tiệm nét thường xuyên vi phạm hoạt động quá giờ, quán nhậu khuya không có biển hiệu hoạt động đến 2-3 giờ sáng. Đầu năm 2012 đến nay, Công an P.Đông Hòa đã bắt hai vụ cướp giật tài sản (điện thoại), 12 vụ trộm tài sản (xe gắn máy, điện thoại, laptop...), bắt 17 tên, bốn vụ bắt sáu đối tượng mang theo vũ khí thô sơ, xử lý bảy vụ gồm 17 đối tượng gây rối trật tự công cộng.

Trên địa bàn khu phố Tân Lập (Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương) hiện có 7 tiệm bida, 12 quán karaoke, 18 quán cà phê, 18 tiệm nét, trong đó nhiều tiệm nét thường xuyên vi phạm hoạt động quá giờ, quán nhậu khuya không có biển hiệu hoạt động đến 2-3 giờ sáng. Đầu năm 2012 đến nay, Công an P.Đông Hòa đã bắt hai vụ cướp giật tài sản (điện thoại), 12 vụ trộm tài sản (xe gắn máy, điện thoại, laptop...), bắt 17 tên, bốn vụ bắt sáu đối tượng mang theo vũ khí thô sơ, xử lý bảy vụ gồm 17 đối tượng gây rối trật tự công cộng.


No comments:

Post a Comment

Related posts