Đại tá Trần Ngọc Sơn: Trong 30 năm qua, Trường TCBP1 có nhiều lần thay đổi tên gọi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phát triển của lực lượng Bộ đội biên phòng.
Ngày 1-6-1981, Tư lệnh BĐBP ra Quyết định số 120/QĐ-BTL thành lập Trường Hạ sĩ quan nghiệp vụ biên phòng I (tiền thân của trường TCBP1 hiện nay), ngày 31-7-1989, Tư lệnh BĐBP ra Quyết định số 105/QĐ-BTL nâng cấp Trường Hạ sỹ quan nghiệp vụ biên phòng I thành trường nghiệp vụ biên phòng I với nhiệm vụ đào tạo QNCN có trình độ sơ cấp với 3 chuyên ngành, quản lý bảo vệ biên giới; Trinh sát biên phòng và Quản lý cửa khẩu.
Ngày 28-10-1985, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định số 711b/QĐ-BNV nâng cấp Trường Nghiệp vụ Biên phòng I thành trường Trung học Biên phòng I với nhiệm vụ đào tạo QNCN có trình độ trung cấp cho lực lượng.
Ngày 30-8-1997, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1152/QĐ-QP sát nhập Trường Trung học Biên phòng I vào trường Đại học biên phòng (nay là Học viện biên phòng) thành Hệ Trung học biên phòng .
Ngày 3-7-2006 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 126/2006/QĐ-BQP về việc thành lập Trường Trung học biên phòng 1 trên cơ sở Hệ trung học/Học viện biên phòng sát nhập thêm Hệ VHNN/Học viên biên phòng và Hệ CMKT, khoa CMKT/Trường Trung cấp nghề số 11 – BĐBP.
Ngày 14-7-2008 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 106/2008/QĐ-BQP về việc đổi tên Trường Trung học biên phòng I thành Trường Trung cấp Biên phòng 1. Hiện nay, Trường Trung cấp Biên phòng 1 gồm 3 cơ sở, lưu lượng đào tạo gần 1000 học viên/ năm.
PV: Vậy thì mục tiêu, yêu cầu đào tạo hiện nay của nhà trường như thế nào, thưa đồng chí?
Đại tá Trần Ngọc Sơn: Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ biên phòng có trình độ trung cấp, sơ cấp; đào tạo tiếng Lào, Trung Quốc; bồi dưỡng văn hóa nguồn, dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng. Nhà trường đang tiến hành đào tạo 3 chuyên ngành: Quản lý biên giới; Trinh sát Biên phòng và Quản lý cửa khẩu với 12 loại hình đào tạo dài hạn tập trung và ngắn hạn tập trung. Để đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhà trường đã rà soát, đổi mới nội dung, chương trình; tích cực triển khai cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Phương châm giáo dục, đào tạo của nhà trường là "Học đi đôi với hành, thao trường gắn với giảng đường, nhà trường gắn với biên cương". Như mục tiêu, yêu cầu của đội ngũ nhân viên khi ra công tác, họ là những người trực tiếp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ biên giới nên chúng tôi coi trọng đào tạo tính hiệu quả trong xử lý các tình huống. Chính vì vậy, ngay từ ngày đầu bước chân vào trường, học viên đã không xa lạ với những gì thường gặp ở biên cương. Nói ngắn gọn, thực tiễn biên cương sẽ định hướng cho công tác đào tạo, chúng tôi đặc biệt coi trọng việc truyền thụ nguyên tắc, kinh nghiệm xử lý tình huống thực tế.
PV: Hiệu trưởng khẳng định, thực tế biên cương sinh động nhưng rất phức tạp, cách nào để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo?
Đại tá Trần Ngọc Sơn: Chúng tôi có rất nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo.Chẳng hạn như bổ sung đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng, nâng cao trình độ sư phạm, ngoại ngữ, tin học. Đến nay, trình độ học vấn cơ bản là đại học và sau đại học. Giáo viên được luân chuyển và đi thực tế thường xuyên tại các đồn biên phòng để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Phương pháp giảng dạy, kiểm tra của giáo viên cũng có nhiều thay đổi theo hướng tăng cường đối thoại, tăng giảng dạy thực hành (80% thời gian), tăng kiểm tra vấn đáp, nêu tình huống để xử lý và cùng rút kinh nghiệm. Công tác kiểm tra, thi cử đặc biệt được quan tâm, những con đường tiếp cận đến tiêu cực được tìm cách ngăn chặn, những biện pháp khuyến khích người dạy, người học phát triển tư duy, kỹ năng thực hành được coi trọng. Ví như nhiều khoa giáo viên của nhà trường xây dựng được các bộ phim, giáo trình huấn luyện chuẩn, sinh động nên học viên tiếp thu rất nhanh. Chúng tôi còn có một thao trường tổng hợp mô hình đồn tuyến biên giới, chỉ khác nó nằm ngay trong nội địa để rèn luyện học viên. Ngay trong khuôn viên trường cũng có các khu mô hình về khu vực biên giới, cột mốc, phân định ranh giới trên bộ, trên biển...Nhìn chung, cơ sở vật chất như đồ dùng, mô hình huấn luyện, các phòng học chuyên dùng...đủ điều kiện để học viên học tập. Đặc biệt, Trường TCBP 1 thường xuyên mời các đồng chí cán bộ biên phòng cơ sở về trường, cung cấp tình hình, kinh nghiệm xử lý các vụ việc điển hình diễn ra trên tuyến biên giới để cán bộ, giáo viên cập nhật và tích lũy. Tựu chung lại, đối tượng đào tạo là những người sẽ trực tiếp tiến hành, xử lý công việc nên chúng tôi rất coi trọng "tay nghề" của học viên, cả về nguyên tắc công tác lẫn tình huống tác nghiệp.
PV: Thưa Hiệu trưởng, những điều đó rất thiết thực và hấp dẫn, đồng chí có thể cho ví dụ?
Đại tá Trần Ngọc Sơn: Nhiều lắm! Đơn giản nhất là giao tiếp với đồng bào các dân tộc ở biên giới bằng chính ngôn ngữ của họ và những lưu ý trong phong tục, tập quán. Hoặc giả như học viên xử lý tình huống khép vòng vây, trấn áp, đánh bắt tội phạm tiếp cận thế nào? Đòi hỏi học viên phải có nhiều phương án đặt ra lúc khám xét, tìm, thu giữ tang vật, kể cả thuần thục các động tác võ thuật để khống chế đối tượng hiệu quả nhất. Cũng có thể đó là một tình huống kiểm tra, giải thích với người nước ngoài tại cửa khẩu để thể hiện vai trò, vị trí, hình ảnh của Bộ đội Biên phòng Việt Nam...tất cả những thứ đó, học viên phải tích lũy cả về "lý thuyết" cũng như thực hành thật sự sát thực tiễn với đòi hỏi của nhiệm vụ. Ngoài việc "phải học" thì học viên phải tự học" biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo tại trường.
PV: Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới, nhà trường sẽ làm gì?
Đại tá Trần Ngọc Sơn: Để đạt được điều đó có rất nhiều biện pháp một cách toàn diện. Dưới góc độ dạy và học, quan điểm của chúng tôi là phải dạy thực chất, học thực chất, lấy thực hành tay nghề là chính. Ngoài việc được cấp trên đầu tư hệ thông cơ sở vật chất, bổ sung nguồn nhân lực, chúng tôi tự thấy không bằng lòng với chính bản thân mình. Cán bộ, giáo viên phải tự học tốt hơn, mẫu mực hơn nữa. Học viên phải tích cực hơn nữa, rèn luyện nghiêm túc trong cả quá trình đào tạo, mục tiêu là phải lấy việc góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia để phấn đấu...
PV: Xin cảm ơn đồng chí Hiệu trưởng và xin chúc nhà trường tiếp tục giành nhiều thành tích cao hơn nữa!
Ngô Anh Thu (thực hiện)
Giai đoạn hai là cuộc đọ sức đòi hỏi sự toàn diện. Do đó, áp lực từ nhiều phía thường dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Mỗi thí sinh phải huy động sức mạnh tổng lực từ thể chất, tâm lý đến trí tuệ để sẵn sàng vượt qua lần thử thách này.
Bài học kinh nghiệm từ nhiều năm qua cho thấy, không ít thí sinh học khá, giỏi, thậm chí có thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia nhưng vẫn không đỗ đại học. Nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp là do vấn đề tâm lý.
Nhiều chuyên gia tâm lý, nhà giáo dục cho rằng việc giảm sút trí nhớ, chú ý, lo âu, hoảng loạn, tư duy kém linh hoạt… xảy ra khi các em thiếu sự vững vàng tâm lý. Vì vậy, sự chuẩn bị chu đáo trước kỳ thi rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế, một số ít phụ huynh và thí sinh chỉ quan tâm chủ yếu về mặt thể lực mà quên vấn đề trọng điểm là tâm lý vững vàng.
Cha mẹ nên là chỗ dựa tinh thần cho con cái trong mọi kỳ thi. Ảnh minh họa Bao giờ cũng vậy, dù bình tĩnh đến mấy thì cận kề ngày thi đại học, bản thân các em luôn mang nặng tư tưởng phải nhồi nhét kiến thức. Các em thường thay đổi cơ bản cách sinh hoạt hàng ngày, kiểu "học ngày cày đêm", học "quên ăn quên ngủ". Điều này không mang lại hiệu quả tích cực. Về mặt khoa học, lượng kiến thức chỉ được "tiêu hóa" hết khi nó phù hợp với năng lực của bản thân. Ngược lại, khả năng dung nạp có hạn khi khối lượng quá nhiều.
Các nhà tâm lý luôn khuyên cha mẹ học sinh chia sẻ với con nhiều hơn vào thời điểm cận kề ngày thi đại học. Cha mẹ hãy luôn biết làm điểm tựa để cùng con tháo gỡ những khó khăn trong học tập và cuộc sống thường ngày. Phụ huynh trao đổi cùng con những câu chuyện mang tính giải trí, xem một bộ phim hài, nghe một đĩa nhạc hay. Nếu có thể cha mẹ nên đi bộ với con sau những thời gian học tập căng thẳng. Sự yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp các em bình tĩnh, chủ động, tự tin hệ thống lại kiến thức.
Điểm lưu ý rằng, cha mẹ không nên nói chuyện nhiều về học hành, thi cử, vì nếu như vậy có thể vô hình chung tạo ra áp lực tâm lý. Cha mẹ không nên ra điều kiện cho con, chẳng hạn: "Con phải thi đỗ trường này, học trường kia; nếu đỗ đại học cha mẹ sẽ cho con mọi thứ; thi đỗ để rạng danh dòng tộc…".
Cha mẹ hãy đóng vai là người bạn đồng hành thân thiết, giúp con có một kế hoạch hoàn hảo giữa học và nghỉ ngơi, cho con thưởng thức những món ăn bổ ích và đặc biệt chuẩn bị một tâm lý vững vàng để học sinh có thể sẵn sàng vượt qua khó khăn trước mắt.
Phụ huynh nên giúp con hiểu và thống nhất quan điểm: đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời; IQ không còn là chỉ số đánh giá toàn diện sự thành công của con người. Theo tôi, tấm bằng đại học chỉ là mảnh giấy thông hành, còn cuộc sống, tương lai sau này sẽ phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực, và cả cơ may của các em.
Quá kỳ vọng có thể dẫn đến thất vọng là bài học đắt giá cho nhiều phụ huynh lẫn học sinh. Tôi tin rằng kỳ thi sắp đến, nếu như cha mẹ làm tròn vai là nhà tư vấn, những người bạn, thay áp lực bằng niềm vui thì cơ hội thành công của học sinh sẽ cao hơn.
Từ ngày 13/4 đến 31/5, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi viết "Mật mã mở cánh cửa đại học" để chia sẻ những trải nghiệm thật của mình trong suốt quá trình học tập, rèn luyện để tham gia kỳ thi đại học; truyền đạt lại những kiến thức nền tảng cho học sinh để có một bài thi tốt, đồng hành cùng các bạn trong việc lựa chọn khối, trường học phù hợp với học lực bản thân... Các tác phẩm dự thi do độc giả VnExpress.net gửi về được thể hiện dưới dạng bài viết trên Word (không quá 1.500 từ) bằng tiếng Việt có dấu. Ảnh minh họa cho bài viết (được gửi file đi kèm, ảnh được nhận dạng có đuôi JPG), không "dán" vào Word và phải có chú thích rõ ràng.
Người dự thi gửi bài thi theo mẫu, xem tại đây .
Bài dự thi gửi về địa chỉ: duthi@vnexpress.net .
Nguyễn Văn Công
Kể về tuổi thơ cắp sách đến trường trong cái nghèo đói ở vùng quê thuộc huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), TS Thái Minh Tần xúc động nhớ lại:
Đó là con đường dài 10 km với 2 tiếng đi bộ mỗi ngày khi tôi học cấp III. Con đường đã in đẫm dấu chân tôi, nuôi dưỡng trong tôi khát vọng học tập để thoát nghèo.
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông có tới 12 anh em và tôi là con đầu. Hưng Nguyên quê tôi nói riêng, xứ Nghệ nói chung là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống hiếu học từ bao đời. Ngay từ bé, giá trị truyền thống đó đã có một tác động rất lớn tới ước mơ học tập của tôi.
Quê tôi nghèo, nhà tôi càng nghèo vì đông con. Nhưng cha mẹ tôi là những người nông dân cấp tiến, họ luôn nói với tôi rằng: Càng nghèo càng phải học và chỉ có học mới mong thoát nghèo.
Mỗi sáng thức dậy để đến trường, tôi thường không thấy mẹ tôi trong nhà. Mẹ tôi đã quẩy đôi quang gánh bắt đầu hành trình với mớ hàng rong từ vùng này sang vùng khác cho đến khi tối mịt.
Sự tần tảo, đức hy sinh của mẹ tôi đã theo tôi tới tận bây giờ. Nhiều lúc nghĩ về mẹ với cái đòn gánh cong, tôi còn nghĩ khát vọng học tập thoát nghèo của mẹ đặt vào tôi, còn lớn hơn cả chính khát vọng của tôi.
Nghe nói ông học Toán rất giỏi?
Tôi học cấp III trường Hưng Nguyên, sau này là trường mang tên cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Ngày đó tôi rất mê môn Toán và có năng khiếu với môn này hơn các môn khác.
Tình cờ trong một lần chọn học sinh đi thi Toán của tỉnh, tôi liều mình xung phong (cười). Xưa nay người ta chọn học sinh đi thi, chứ không mấy có trường hợp xung phong. Tôi xung phong và được dự thi. Kết quả là tôi đậu vào lớp chuyên Toán của trường chuyên Nghệ An.
Khi rời Hưng Nguyên ra Vinh để theo học trường chuyên, người thầy dìu dắt tôi mà tôi nhớ mãi là thầy Trần Văn Thiều. Thầy có một thói quen tôi không thể quên.
Toán là một học đòi hỏi sự logic lớn, bất chấp tôi giải ra bài toán với kết quả đúng, bao giờ thầy cũng hỏi lại tôi: tại sao lại như thế? Khi ấy, tôi sẽ phải giải thích với thầy cặn kẽ từng bước giải. Sau này tôi nhận ra rằng, đó là một phương pháp dạy đi đến tận gốc của vấn đề và đặc biệt nó làm tôi không những hiểu mà còn hiểu sâu và nhớ rất lâu.
Ám ảnh chiếc tivi đen trắng
Điều gì khiến ông theo đuổi ngành vô tuyến?
Thú thực, tôi không chọn nghề, mà cuộc đời chọn nghề cho tôi. Đó như là cái duyên trời định và đến giờ tôi thấy mình may mắn.
Năm 1968, tôi tốt nghiệp PTTH. Phần lớn học sinh lớp tôi được nhà nước cử đi học tập ở nước ngoài. Tôi cũng nằm trong số đó. Tôi được cử sang CHDC Đức, nhưng khi sang tới nơi thì Tiệp Khắc xảy ra biến động chính trị. Học sinh Tiệp Khắc bấy giờ tràn sang Đức quá đông, tôi và một số học sinh Việt Nam khác không may bị thừa ra và phải về Việt Nam sớm hơn dự định.
Về nước, người ta bố trí tôi vào học trường ĐH Tổng hợp, nhưng tôi đề nghị được vào học ĐH Bách Khoa. Bàn tính mãi, các anh đồng ý để tôi học ĐH Bách Khoa và xếp tôi vào học ngành Vô tuyến điện tử.
Ngoài cái duyên, điều gì cho ông sức mạnh xây dựng được một Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC lớn mạnh như hôm nay và sắp tới sẽ là Tập Đoàn truyền thông đa phương tiện Việt Nam?
Nếu hồi đó tôi có được thứ mong muốn, tôi sẽ giữ nó trong cái tủ kính như một kỷ vật cuộc đời. Đó là chiếc tivi đen trắng trong phòng học thực hành khi tôi học ĐH.
Ngày ấy, một tuần chúng tôi có một buổi thực hành với cái tivi đen trắng. Lần nào cũng vậy như một thói quen, cứ đối diện với cái tivi đen trắng, tôi sẽ nhìn nó rất kỹ trước khi đụng tới. Nhìn để định hình mình sẽ phải làm gì nhanh nhất cho bài thực hành. Nhìn để hỏi trong đầu mình vì sao lại như thế? Sau đó tôi vừa làm vừa đi tìm câu trả lời. Nếu tôi chưa tìm ra, tôi thực sự day dứt. Hết giờ về nhà, cái tivi cứ lởn vởn trong đầu tôi, nó khiến tôi luôn nghĩ tới và tôi càng quyết tâm tìm ra khi trở lại đối diện với nó.
Rồi sau nữa, khi thế giới đã có tivi màu thì 15 năm sau Việt Nam mới có. Ngay lúc đó, tôi đã hỏi: tại sao nước ta lại chậm như thế? Càng hỏi, tôi càng thấy thôi thúc. Khát vọng cải tiến công nghệ truyền hình càng dâng lên.
Nói thế để bạn thấy rằng, duyên là cái đưa ta đến, nhưng đam mê, khát vọng là cái đưa ta đi. Nhờ đam mê khát vọng ấy, tôi đã đi qua một chặng đường dài đầy chông gai nhưng cũng đầy tự hào.
Sự kết hợp 2 thương hiệu hàng đầu
VTC đã có chiến lược phát triển giáo dục. ĐH VTC Văn Hiến là bước đầu thực hiện chiến lược này?
Chúng tôi đầu tư vào trường ĐH Văn Hiến là để tạo nguồn lực cho VTC vốn có những đặc thù rõ rệt. Nguồn nhân lực của VTC hiện nay còn thiếu nhiều và chưa được đào tạo bài bản. VTC hiện nay tuyển nhân lực từ rất nhiều nguồn: ĐH Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Ngoại thương… Nói tóm lại là nước ta chưa có một trường đại học dành riêng cho ngành truyền thông đa phương tiện. Chính vì thế, VTC sẽ đi đầu trong việc đào tạo chuyên ngành này.
Ông có nhận xét thế nào mô hình đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp?
Lợi thế là sát thực tế hơn. Doanh nghiệp có nguồn tài chính, trường đầu tư lại trong việc giảng dạy và kiến thức thực tế SV có thể nhận được từ doanh nghiệp. Hai bên kết hợp với nhau sẽ tạo ra nguồn nhân lực vừa có kiến thức hàn lâm lại vừa có kiến thức thực tế.
Đầu tư chiến lược vào hẳn một trường đại học, một trường truyền thông đa phương tiện và một trường THPT cho thấy VTC đang có nhu cầu về nguồn nhân lực rất cao?
Đúng như vậy, nhất là khi chúng tôi trở thành tập đoàn truyền thông đa phương tiện đầu tiên của Việt Nam. Nguồn nhân lực truyền thông đa phương tiện hiện nay đang thiếu nghiêm trọng.
Theo ông, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo chính quy ngành truyền thông đa phương tiện có khác nhiều so với hiện nay?
Khác biệt lớn nhất là chúng tôi và những nơi có nhu cầu nguồn nhân lực không mất công đào tạo lại. Bên cạnh đó, các em sinh viên sẽ được tiếp xúc ngay với môi trường doanh nghiệp, với những công việc gắn liền với truyền thông đa phương tiện. Chính vì thế, ra trường các em ra trường sẽ làm việc được ngay, không cần thời gian đào tạo lại nữa.
Hợp tác đào tạo với trường đại học Glyndwr của Anh, ông hy vọng điều gì?
Glyndwr là một trong những trường có thế mạnh về đào tạo truyền thông đa phương tiện ở Anh và Âu châu. Tại Việt Nam, VTC đang là doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ và dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Sự kết hợp giữa 2 đơn vị sẽ mang lại nguồn nhân lực truyền thông đa phương tiện dồi dào, năng động, đưa ngành truyền thông đa phương tiện Việt Nam lên tầm cao mới.
Vậy cơ hội dành cho các em học sinh đối với một ngành học mới mẻ tại Việt Nam ra sao, thưa ông?
Chúng tôi luôn dành rất nhiều cơ hội cho các em, và sẵn sàng đón nhận các em trong một môi trường thử thách, nhưng đầy năng động trong một xã hội thông tin.
Ngoài đào tạo nguồn nhân lực cho VTC, ông có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?
Đó là chiến lược của chúng tôi. Phát triển lĩnh vực truyền thông đa phương tiện và đầu tư vào giáo dục với các chuyên ngành công nghệ, đặc biệt ngành chúng tôi có thế mạnh.
Xin cảm ơn Tiến sỹ!
Duy Thành (thực hiện)
No comments:
Post a Comment