Tuesday 19 June 2012

Hoc thac sy MBA o dau

PN - Chương trình liên kết đào tạo với Trường CĐ cộng đồng Broward (Florida, Hoa Kỳ) chưa được cấp phép đào tạo tại Việt Nam nhưng Trường CĐ nghề Việt Mỹ (VATC) đã tuyển sinh và đào tạo từ năm 2007 đến nay. Chưa hết, đơn vị này còn thành lập Học viện giáo dục Hoa Kỳ (IAE) với danh xưng là Phân hiệu quốc tế chính thức tại Việt Nam của Trường CĐ Broward. (Dân trí) - Ngày 27/4, Bộ GD-ĐT ra quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với nhiều ngành học của 6 trường ĐH, CĐ. Đặc biệt, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội bị dừng tuyển sinh 2012. PN - Chương trình liên kết đào tạo với Trường CĐ cộng đồng Broward (Florida, Hoa Kỳ) chưa được cấp phép đào tạo tại Việt Nam nhưng Trường CĐ nghề Việt Mỹ (VATC) đã tuyển sinh và đào tạo từ năm 2007 đến nay. Chưa hết, đơn vị này còn thành lập Học viện giáo dục Hoa Kỳ (IAE) với danh xưng là Phân hiệu quốc tế chính thức tại Việt Nam của Trường CĐ Broward.

Khi nền kinh tế đang ngày càng mở của và hội nhập sâu rộng với quốc tế thì nhu cầu về một đội ngũ cán bộ chuyên gia kinh tế có kiến thức chuyên môn vững chắc được cập nhập thường xuyên và trình độ ngoại ngữ tốt ngày càng lớn. Do đó đội ngũ này đang được xã hội chào đón, ưu ái và đãi ngộ tốt.

Có cung ắt có cầu. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, việc học lên sau đại học của các cử nhân kinh tế ngày càng phổ biến. Tấm bằng Cử nhân kinh tế trước đây vốn được coi là "công cụ cạnh tranh mạnh" nay chỉ còn là "tối thiểu" trên con đường công danh. Tấm bằng thạc sỹ vốn được coi là "quý hiếm" thì nay cũng không còn là "ưu thế tuyệt đối" trong những lần xét đề bạt phụ trách các công việc quan trọng hay vào các vị trí lãnh đạo. Vì vậy việc học lên cao học để có tấm bằng thạc sỹ trở thành ước mơ của hầu hết các "anh/chị cử", đặc biệt là những người có chí tiến thủ.

Tuy nhiên học thạc sỹ ở đâu, chương trình nào… luôn là bài toán đau đầu và không có đáp án chung đối với mọi người. Ai chẳng muốn theo học một chương trình có chất lượng càng cao càng tốt, tấm bằng thạc sỹ càng uy tín, danh giá càng tốt, thời gian học càng ngắn càng tốt. Ngoại trừ một số ít may mắn giành được học bổng nào đó hoặc được cơ quan, công ty cử đi học thì đối với đa số sinh viên đi du học theo dạng tự túc, vì vậy họ phải tính toán để chi phí cho việc học càng ít càng tốt. Đối với một số người có điều kiện về kinh tế phương án bỏ ra khoảng 50 nghìn USD (tùy nước và trường) để đi du học lấy bằng thạc sỹ thường được xem xét đầu tiên, nhưng cũng còn những vấn đề khác cần cân nhắc kỹ khi quyết định đi học như: Có phải nghỉ việc để đi học không? Học xong có quay lại hoặc tìm được việc tốt hơn không? Với những người có gia đình, nhất là đang nuôi con nhỏ còn phải tính toán việc đi học có ảnh hưởng đến chăm sóc con cái, gia đình không?

Tất cả những khó khăn trên đã làm cho ước mơ được tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến của nước ngoài, có tấm bằng thạc sỹ danh giá và cơ hội củng cố, hoàn thiện tiếng Anh của nhiều sinh viên trở thành khó thực hiện.

Hiểu rõ những vấn đề trên, Học viện Tài chính đã đưa ra giải pháp du học tại chỗ để giúp các cử nhân kinh tế có thể thực hiện ước mơ học lên cao học của mình. Việc liên kết với Đại học Gloucestershire đưa chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh vào dạy ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho nhiều sinh viên tiếp cận với nền giáo dục hiện đại ở trình độ cao, đào tạo theo công nghệ tiên tiến và có cơ hội nhận được tấm bằng thạc sỹ rất uy tín của vương quốc Anh. Chương trình dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh do đội ngũ giảng viên hầu hết là bản ngữ Anh giúp cho trình độ tiếng Anh, nhất là tiếng Anh kinh tế của sinh viên sau một năm học được cải thiện rõ rệt. Chương trình còn được thiết kế đặc biệt với bài giảng tập trung bố trí ngoài giờ làm việc giúp cho những người đang đi làm vẫn có thể vừa đi làm vừa theo học. Ngoài ra với mức học phí chỉ khoảng 20% so với chi phí đi du học, chắc chắn sẽ có nhiều hơn sinh viên có điều kiện tham gia.

Chương trình liên kết đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh giữa Học viện Tài chính và Đại học Gloucestershire được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép theo Quyết định số 2868/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2010 sắp khai giảng khóa thứ tư vào cuối tháng 5/2012.

Để có thêm thông tin, thí sinh có thể liên hệ:

Ban Đào tạo quốc tế, HVTC, P. 302B, 8 Phan Huy Chú, Hà Nội

ĐT: 04. 39336178/0989721199

Website: www.kinhdoanh.edu.vn
Email: info@kinhdoanh.edu.vn

SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHỜ... BẰNG!

Dù chưa được cấp phép nhưng Trường cao đẳng nghề Việt Mỹ (VATC) vẫn quảng cáo và chiêu sinh rầm rộ trong các ngày hội tuyển sinh và trên báo chí: IAE trực thuộc VATC, là phân hiệu quốc tế tại Việt Nam (VN) của ĐH Broward, sinh viên (SV) nhận được bằng cử nhân cao đẳng nghệ thuật hoặc khoa học của ĐH Broward chỉ sau hai năm học tại IAE với học phí ưu đãi, tiện nghi học tập theo phong cách ĐH Harvard giúp SV tiếp thu và giao tiếp tốt. Đặc biệt, sử dụng các tín chỉ và bằng cấp của Broward tại VN được công nhận có thể chuyển tiếp hoặc liên thông lên bất kỳ trường ĐH trong tổng số hơn 4.500 ĐH của Mỹ.

Tìm hiểu thêm về chương trình, chúng tôi được nhân viên của IAE tư vấn: IAE có đào tạo ba ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch và khách sạn, Lập trình máy tính và phân tích ứng dụng. Muốn theo học, bạn chỉ cần nộp bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT và nộp lệ phí nhập học là 2.045.000 đồng, sau đó sẽ tham gia thi xếp lớp trên mạng cùng với học viên của ĐH Broward tại các nước khác. Tiếp theo, bạn sẽ được xếp lớp học tiếng Anh phù hợp với trình độ của mình trong khoảng một năm (nếu học từ sơ cấp là 57 tín chỉ) để đủ khả năng vào học chuyên ngành (khoảng 63 tín chỉ). Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh theo chương trình của ĐH Broward trong hai năm sẽ được cấp bằng CĐ có giá trị quốc tế, có thể đi làm hoặc học tiếp hai năm lên ĐH của Mỹ. Nhân viên của trường còn khẳng định: Đây là trường ĐH được phép đào tạo cả bậc CĐ lẫn ĐH, đã được Hiệp hội các trường CĐ - ĐH miền Nam Hoa Kỳ kiểm định… Bằng cấp và bảng điểm học tại IAE sẽ được công nhận trên toàn Hoa Kỳ… Trong khi đó, ở Việt Nam, theo tìm hiểu của chúng tôi, chương trình liên kết này vẫn chưa được cấp phép của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) nhưng đã tuyển sinh và đào tạo từ năm 2007. Đến nay hơn 40 SV tốt nghiệp chương trình này chỉ mới nhận bằng do VATC cấp, còn bằng của phía Broward vẫn phải tiếp tục… chờ. Cuối năm 2011, VATC thành lập Học viện giáo dục Hoa Kỳ để đảm nhận việc chiêu sinh, đào tạo. Hiện tại, gần 600 SV đang theo học chương trình không phép này.

Lầu 4 tòa nhà Flemington tower (182 Lê Đại Hành, Q.11) là nơi học tập của gần 600 SV đang theo học chương trình chưa được cấp phép của Trường CĐ nghề Việt Mỹ - ẢNH: PHÙNG HUY

TIỀN TRẢM HẬU TẤU!

Ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng Phòng Dạy nghề, Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết: "Chúng tôi từng nhắc nhở trường ngừng quảng cáo và tuyển sinh khi chưa có sự cho phép của cơ quan quản lý. Việc hai trường công nhận và hợp tác với nhau chỉ mang tính nội bộ, chưa được sự công nhận và giám sát bằng pháp luật của VN thì không được phép quảng cáo hay đào tạo trên lãnh thổ VN. Vì vậy, trường chiêu sinh và đào tạo chương trình này là không đúng quy định, không được công nhận".

Cũng theo ông Hiệp, Đại sứ quán VN tại Hoa Kỳ vừa có văn bản phúc đáp về Trường Broward College: Đây là một trường CĐ cộng đồng hoạt động hợp pháp tại bang Florida, Hoa Kỳ; có chức năng đào tạo các trình độ CĐ - ĐH, giáo viên, dự bị đại học… Tuy nhiên, thông tin kiểm định và được công nhận như VATC quảng cáo là chưa có căn cứ để khẳng định. Việc IAE tự xưng là phân hiệu quốc tế của trường ĐH Broward tại Việt Nam chỉ là chuyện... tự phong!

Thực tế, vào năm 2007, khi được phép nâng cấp thành Trường CĐ nghề Việt Mỹ, đơn vị này đã làm việc với CĐ Broward về chương trình liên kết đào tạo, tuy nhiên phía Broward chỉ đồng ý ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với VATC vì Broward được SACS công nhận nên các chương trình liên kết của trường phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về chương trình đào tạo, giáo viên, cơ sở vật chất… "Khi đó, SV phải học song song hai chương trình của Broward và của VN, đề phòng trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của SACS và Broward thì vẫn đảm bảo SV có bằng CĐ trong nước", một nhân viên VATC cho biết.

Qua 5 năm tuyển sinh và đào tạo hàng trăm SV, chương trình của VATC vẫn chưa có sự đồng ý chính thức của đối tác đào tạo và cũng chưa thông qua cơ quan quản lý. Tháng 8/2011, CĐ Broward mới chính thức ký hợp đồng liên kết đào tạo với VATC. Đến tháng 12/2011, VATC mới có công văn và hồ sơ gửi Tổng cục Dạy nghề xin cấp phép về việc liên kết hợp tác đào tạo với Broward và vẫn đang chờ phê duyệt.

TIÊU HÀ

Ngày 25/4, VATC đã gửi giải trình về việc đào tạo liên kết không có phép đến Báo Phụ Nữ. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích đăng:

"VATC xin nhận sai sót của mình trong việc đã triển khai chương trình liên kết đào tạo với Broward College (BC), Hoa Kỳ khi chưa có sự chấp thuận của Tổng cục Dạy nghề. Chúng tôi đã có nộp hồ sơ cho Tổng cục Dạy nghề để xin phép về việc liên kết đào tạo, đã nhận sự ủng hộ về mặt chủ trương của Tổng cục. Đến thời điểm này, chúng tôi đã hoàn thiện hồ sơ nộp và đang chờ sự chấp thuận. Nói riêng về vấn đề sai phạm này của VATC, đây thực sự là một sai phạm tồn đọng từ phía chủ đầu tư cũ… Chương trình liên kết được triển khai từ cuối 2007, ông Hoàng Ngọc Phan - chủ đầu tư cũng là người sáng lập VATC ký kết biên bản ghi nhớ với BC về vấn đề hợp tác triển khai đào tạo. Do chỉ là biên bản ghi nhớ nên ngay tại thời điểm đó, VATC chưa thể đăng ký chính thức với Tổng cục Dạy nghề về việc liên kết đào tạo với BC theo quy định. Do các quy định và yêu cầu từ phía BC rất cao và chặt chẽ nên đến thời điểm kết thúc việc chuyển nhượng Công ty TNHH Liên Việt Mỹ và VATC cho chủ đầu tư hiện tại - Công ty TNHH Brilliant Diamond International (BDI) thuộc Quỹ đầu tư tài chính Blackhorse. Từ năm 2009, BDI đã khẩn trương chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu kiểm định chất lượng các trường ĐH, CĐ miền Nam Hoa Kỳ (SACS). VATC đã chính thức được ký kết hợp đồng liên kết đào tạo với BC vào tháng 8/2011. Tháng 12/2011, VATC đã nộp hồ sơ để xin phép Tổng cục Dạy nghề…".

TS LÊ THỊ THANH, PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG VATC


Cụ thể, Bộ GD-ĐT đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ngành Khai thác vận tải của Trường Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà . Lý do, ba năm liền, trường không tuyển sinh được ngành này.

Đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng của Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi ; lý do: Chưa có giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành theo quy định; Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao.

Đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Phú Xuân . Lý do: Chưa có giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ đúng ngành theo quy định; Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao.

Đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ngành Kiến trúc của Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Lý do: Chưa có giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ đúng ngành theo quy định; Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao.

Đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thành Tây ; lý do: Thiếu giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đào tạo so với quy đinh; Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao.

Đặc biệt, Bộ dừng tuyển sinh năm 2012 đối với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội ; lý do: Chưa có đất để xây dựng cơ sở vật chất riêng (100% cơ sở vật chất của Nhà trường thuê ngắn hạn); Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao.

Sau thời hạn dừng tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc dừng tuyển sinh được khắc phục thì cấp có thẩm quyền sẽ xem xét cho phép các trường trên được tuyển sinh trở lại.

Những Quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày ký 27/4/2012.

Hồng Hạnh


No comments:

Post a Comment

Related posts