Friday 1 June 2012

Do luong nghien cuu khoa hoc

Ngoài chất lượng đào tạo, yếu tố định hình thương hiệu của một đại học chính là nghiên cứu khoa học. Đây là hoạt động quan trọng nhất của đại học 1. Nhân hoạt động của tiệm sách Kính Vạn Hoa trong ngày Sách và Bản quyền thế giới 23-4 vừa rồi, tôi có dịp trao tặng sách cho thư viện của ba trường cấp 2 và một thư viện địa phương. Trừ thư viện khu phố 6 phường Phạm Ngũ Lão thuộc quận 1, nơi tiệm sách Kính Vạn Hoa tọa lạc, các trường cấp 2 Bình Quới Tây (quận Bình Thạnh), Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) thuộc vùng ven, điều kiện mua sách đọc sách chắc chắn không thuận lợi như các quận trung tâm. QĐND - Có dịp đến chơi và ăn bữa cơm nhà người bạn ở huyện Kiến An (Hải Phòng), nghe chuyện học tập của đứa con trai lớp một mà tôi phát hoảng. Vợ anh bạn rành rọt kể về thời gian biểu: Từ thứ 2 đến thứ 6 học cả ngày ở trường, buổi tối 19 giờ đến 21 giờ học bài ở nhà. Sáng thứ bảy, chủ nhật học thêm tiếng Anh, chiều thứ bảy học kỹ năng sống.

Có thể nói không ngoa rằng một trường đại học (ĐH) không có nghiên cứu khoa học thì chưa phải là một ĐH đúng nghĩa mà có lẽ chỉ là một trung tâm dạy nghề.

Hoạt động quan trọng: Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học, do đó, là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các ĐH đẳng cấp quốc tế. Tại những trường danh tiếng như CalTech, Harvard, ANU..., số nghiên cứu sinh nhiều hơn số sinh viên cấp cử nhân. Có 3 yếu tố định hình một ĐH đẳng cấp quốc tế là năng suất khoa học cao, tác động của nghiên cứu khoa học và xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.

Năng suất nghiên cứu khoa học. Chỉ tiêu này thường được phản ánh qua số bài báo công bố trên các tập san có hệ thống bình duyệt (peer-review). Bài báo khoa học không chỉ là một bản báo cáo về một công trình nghiên cứu mà còn là một đóng góp cho kho tàng tri thức của thế giới. Đại đa số ĐH trên thế giới dùng số bài báo trên các tập san trong thư mục ISI (Viện Thông tin Khoa học) làm thước đo về năng suất khoa học.

Tác động của nghiên cứu khoa học. Tầm ảnh hưởng của công trình khoa học có thể đo lường qua chỉ số trích dẫn. Những công trình khoa học có tác động thường được đồng nghiệp trích dẫn nhiều lần. Theo thống kê, có trên 50% bài báo khoa học chưa bao giờ được trích dẫn. Ngoài ra, chỉ số trích dẫn trung bình (tính trên mỗi bài báo) có thể là một chỉ số phản ánh tác động của nghiên cứu khoa học.


Nghiên cứu khoa học là hoạt động quan trọng nhất của trường đại học. Trong ảnh: Sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong giờ tin học _Ảnh: TẤN THẠNH
Xuất sắc trong nghiên cứu khoa học. Chỉ số H đã và đang được sử dụng để đánh giá tính xuất sắc trong nghiên cứu. Ví dụ, nếu một trường ĐH có chỉ số H = 20 có nghĩa là trường này có 20 công trình nghiên cứu với mỗi công trình được trích dẫn ít nhất là 20 lần. Ngày nay, các tập san khoa học danh tiếng như Nature, Science, Cell, PNAS… và các cơ quan quản lý khoa học ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc... đều sử dụng chỉ số H để làm cơ sở cho đề bạt, cấp tài trợ và đánh giá thành công của một nhà khoa học hay một nhóm nghiên cứu.

Ngoài chỉ số H, số bài báo trong nhóm được trích dẫn nhiều lần ("Highly Cited Papers", hay HCP) cũng có thể xem là một thước đo đáng tin cậy. Một công trình được xem là HCP nếu được trích dẫn trên 1.000 lần.

Nâng tầm ĐH Việt Nam

Hiện nay, nước ta đã có trên 400 trường ĐH-CĐ, một con số rất "ấn tượng". Một số trường ĐH muốn có tên trong các bảng xếp hạng quốc tế thì phải có kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, không rõ bao nhiêu trường ĐH trong số trên thực sự có hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong thực tế, tổng số bài báo khoa học của Việt Nam trên các tập san quốc tế còn rất thấp. Xin được đưa ra các biện pháp dưới đây:

Thứ nhất, cần phải hướng đến việc công bố nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế hay đăng ký bằng sáng chế (patent) như là một tiêu chuẩn để đề bạt vào các chức danh khoa học. Ở các trường ĐH phương Tây và ngay cả trường ĐH của các nước trong vùng, số lượng và chất lượng bài báo khoa học là tiêu chuẩn số 1 trong việc xét đề bạt lên chức giảng sư hay giáo sư. Đối với cá nhân nhà khoa học, báo cáo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là viên gạch xây dựng sự nghiệp khoa bảng. Ở nước ta, nhiều năm qua, tiêu chuẩn công bố nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế vẫn chưa được công nhận đúng mức.

Thứ hai, cần phải xem công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san quốc tế là một chỉ tiêu để đánh giá (hay "nghiệm thu"?) các công trình nghiên cứu do Nhà nước tài trợ. Ở các nước tiên tiến, công bố các bài báo trên các tập san quốc tế chính là tiêu chuẩn số 1 để các cơ quan tài trợ xem xét cung cấp kinh phí nghiên cứu. Nhưng ở nước ta, các công trình nghiên cứu sau khi hoàn tất thường được nghiệm thu một cách khá hình thức. Có rất nhiều nghiên cứu với ngân sách hàng tỉ đồng được nghiệm thu và đánh giá là "đạt" hay "tốt" nhưng trong thực tế thì chưa có một bài báo nào trên trường quốc tế và do đó không xứng với số tiền đầu tư do người dân đóng góp.

Thứ ba, cần phải khuyến khích các nghiên cứu sinh tiến sĩ công bố ít nhất một bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án. Nếu quy định này được thực hiện tốt, có thể kỳ vọng rằng sự có mặt của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế sẽ được nâng cao trong vài năm tới.

Thứ tư, cần có chính sách đãi ngộ và tưởng thưởng các nhà khoa học trẻ có công trình công bố quốc tế. Ở một số ĐH tại các nước và vùng lãnh thổ như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông..., người ta thưởng khá nhiều tiền (lên đến hàng ngàn USD) cho các tác giả có công trình công bố trên các tập san quốc tế có uy tín.

Sứ mệnh phục vụ xã hội

Trường ĐH được ra đời với sứ mệnh phục vụ xã hội, đáp ứng nhu cầu tri thức của công chúng. Tri thức là một tài sản chung của con người mang tính phi biên giới.
Thành ra, trách nhiệm của một ĐH đẳng cấp quốc tế không chỉ nhằm giải quyết các vấn đề địa phương mà phải nhắm vào việc phụng sự những vấn đề đa chiều hơn, rộng lớn hơn và qua đó để góp phần đưa giáo dục ĐH thế giới lên một chiều cao mới.

GS NGUYỄN VĂN TUẤN

Từ khóa liên quan

Động từ
  • dạy học
  • trao tặng
Danh từ
  • thầy
  • thầy cô
  • thư viện
  • học trò
  • vùng ven
  • phụ huynh
Cụm từ
  • kính vạn hoa
  • cô bé
Tên người
  • Nguyễn Nhật Ánh
Danh từ riêng
  • Phạm Ngũ Lão
Địa danh trong nước
  • Quận 1
  • Bình Thạnh
  • Bình Chánh

Tin đọc nhiều

  • Chiêu độc của gã thầy giáo thích gạ tình - Nguoiduatin.vn 13011 lượt đọc
  • Clip: Đường dây gái gọi sinh viên giá 2 triệu đồng - Tin Tức Online 4237 lượt đọc
  • Chàng thanh niên gốc Việt được Tổng thống Mỹ vinh danh - Hà Nội Mới 1781 lượt đọc
  • ĐH Công nghiệp TP.HCM áp dụng hình phạt "tàn khốc" với sinh... - Báo Giáo dục Việt Nam 1636 lượt đọc
  • Sẽ thành lập thêm 2 trường Đại học - Chinhphu.vn 1149 lượt đọc
  • Lên chức, mất phụ cấp! - Tuổi Trẻ 899 lượt đọc
  • Học "nước rút" trước ngày thi - Tuổi Trẻ 497 lượt đọc
  • Nữ sinh Học viện Báo chí đẹp như sao Hàn Quốc - Báo Giáo dục Việt Nam 476 lượt đọc
  • Tốt nghiệp THPT 2012: Sẵn sàng trước giờ "G" - Dân Việt 331 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Sự thật về vị hiệu trưởng dùng bằng không hợp lệ - Giáo dục Thời đại
  • Cần thiết có một Luật làm khung pháp lý để chi phối hoạt động của GDĐH - Giáo dục Thời đại
  • Luyện thi đại học chất lượng cao cùng thủ khoa, á khoa năm 2012 - Dân Trí
  • Định nghĩa yêu nhiều của sinh viên - Báo Đất Việt
  • Mỗi khi kết thúc học kỳ... - SaigonNews

Các bài khác

  • Đo lường nghiên cứu khoa học - Người Lao Động
  • Trường mầm non bắt trẻ ăn đồ ôi thiu - XZone
  • Nữ sinh Phan Đình Phùng quá xinh đẹp trong lễ bế giảng - iOne.net
  • Trắng đêm "chơi tới bến" cùng sinh viên phố núi - Giadinh.net
  • Phú Yên: Ứng 10 tỉ đồng để bình ổn giá sách - VOV Online

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Thiên Bình (23/09-22/10)

Bạn là tỉ phú về thời gian trong hôm nay. Mọi thứ đều giãn ra, không quá dồn dập giúp Thiên Bình có một thời gian thảnh thơi thỏa sức tung hoành. Hứa hẹn vui thật đấy nhưng nguy cơ tiềm tàng cũng không nhỏ: ngân sách bạn bị đe dọa nghiêm trọng kìa.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

1. Nhân hoạt động của tiệm sách Kính Vạn Hoa trong ngày Sách và Bản quyền thế giới 23-4 vừa rồi, tôi có dịp trao tặng sách cho thư viện của ba trường cấp 2 và một thư viện địa phương. Trừ thư viện khu phố 6 phường Phạm Ngũ Lão thuộc quận 1, nơi tiệm sách Kính Vạn Hoa tọa lạc, các trường cấp 2 Bình Quới Tây (quận Bình Thạnh), Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) thuộc vùng ven, điều kiện mua sách đọc sách chắc chắn không thuận lợi như các quận trung tâm.

Trường Bình Tây ở quận 6, gần hơn so với hai trường kia. Quận 6 tuy thuộc nội thành nhưng là quận ngoại vi, tập trung nhiều thành phần lao động, cơ hội đến với sách cũng không nhiều. Hơn nữa, đây là ngôi trường tôi từng dạy học nên cũng có ý "thiên vị" chút đỉnh.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (trái) trao tặng sách cho thầy hiệu trưởng Trường Bình Tây.

2. Tôi dạy học hai năm 1984-1986 ở Trường Bình Tây, sau đó chuyển về Báo Sài Gòn Giải Phóng đến tận hôm nay, tính ra đã 26 năm, một quãng thời gian đủ để một em bé sơ sinh trở thành một ông bố hay bà mẹ. Hôm tặng sách, gặp lại các thầy cô giáo, tôi chợt nhận ra tôi đã cách xa các thầy cô nhiều lắm, không chỉ về không gian, thời gian mà cả phong cách xử sự đến lời ăn tiếng nói cũng khác.

Gần 30 năm lăn lộn trong nghề báo, quen kiểu ăn nói phóng khoáng, đôi khi thân mật bỗ bã, bây giờ ngồi trò chuyện với các thầy cô giáo điềm đạm, nói năng mực thước, từ tốn, tôi thấy chất mô phạm trong tôi đã phai nhạt đi nhiều.

3 . Ngành giáo dục gần đây bị than vãn không ít, từ chương trình học quá tải đến nạn bằng cấp giả, từ chuyện thu các loại phí đến sự thoái hóa của vài gương mặt đen trong ngành, những thông tin đó khiến một người từng đứng trên bục giảng như tôi cũng thấy nhức đầu và bất an. Nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với thầy cô giáo của các trường Tân Nhựt, Bình Quới Tây, Bình Tây, nhìn tác phong sư phạm, nghe những tâm sự tha thiết về nghề cũng như mối quan tâm các thầy cô dành cho học trò, cho ngôi trường của mình, tôi bắt gặp trong lòng một cảm giác yên tâm, tin cậy.

Đại bộ phận các thầy cô giáo hiện nay trên cả nước có lẽ cũng giống như các thầy cô đang ngồi trước mặt tôi trong buổi sáng tháng 4 đầy nắng đó. Chính họ là những tấm gương sáng để học sinh soi vào, là những người âm thầm gìn giữ sự cao quý của nghề dạy học vốn đã bị sứt mẻ không ít bởi những chuyện ngoài tầm tay của những người đứng trên bục giảng.

4. Tốt nghiệp ngành Sư phạm nhưng do thời thế đưa đẩy, tôi chỉ dạy học được có hai năm. Nhưng đó là hai năm có quá nhiều điều để nhớ và một trong những tác phẩm tái hiện một cách sinh động và đầy đủ những tháng ngày dạy học của tôi là truyện dài Bàn có năm chỗ ngồi. Tác phẩm này được nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 1987, nhưng tôi viết nó vào năm 1985, lúc tôi vẫn còn là một thầy giáo. Chính vì vậy, so với các tác phẩm sau này vẫn viết về lứa tuổi học trò, ở Bàn có năm chỗ ngồi không khí học đường đậm đặc hơn hẳn, từ khung cảnh trường lớp đến các sinh hoạt dưới mái trường.

C ó lẽ nhờ điều này mà ở Hội sách TPHCM tháng 3 mới đây, một cô bé trạc 14, 15 tuổi trong lúc chờ tôi ký tên vào sách, đã hớn hở hỏi: "Hồi trước thầy dạy học ở Trường Bình Tây phải không thầy? Con là học trò Trường Bình Tây nè thầy!". Tôi nhìn cô bé, hết sức ngạc nhiên, vì lứa học trò của tôi năm nay hẳn vào cỡ... ba mẹ của cô bé. "Sao con biết? Con nghe ba mẹ con kể lại phải không?". Cô bé lém lỉnh: "Cần gì nghe ai kể hả thầy. Con học ở Trường Bình Tây, đọc cuốn truyện Bàn có năm chỗ ngồi của thầy, biết ngay là thầy tả trường con rồi!".

5. Đã 26 năm trôi qua, cuộc sống nhiều thay đổi, nhìn cô bé sáng sủa trước mặt, tôi tin đời sống của các em bây giờ tươm tất hơn so với lứa học trò nhếch nhác của tôi. Hồi tôi còn dạy học, thấy nhiều em trả bài không lần nào thuộc, dù tôi hết khuyên bảo đến răn đe, tôi chán nản vô cùng. Một lần, tôi tìm đến nhà học trò, định trao đổi với phụ huynh về việc học của con em. Tôi đang đạp xe chạy trên con đường ngoằn ngoèo dẫn vào khu phố lao động, vừa đạp vừa nhìn dáo dác, bỗng nghe vang lên bên tai tiếng reo: "Chào thầy!". Tôi quay lại, gặp đúng đứa học trò tôi đang định ghé nhà "méc" phụ huynh. Em mặc quần đùi, áo cộc phong phanh, đang đẩy chiếc xe chở củi.

Tôi leo xuống xe, đến gần em hỏi: "Em đẩy củi về nhà à?". "Dạ, không ạ. Em đẩy thuê cho người ta". Hỏi chuyện một hồi, tôi mới biết em nhà nghèo, đi học về vừa cất tập vô ngăn bàn là ba chân bốn cẳng chạy ra chợ đẩy xe mướn kiếm tiền phụ ba mẹ. Hèn gì mà em không có thì giờ học bài! Hôm đó, sau một hồi ngẩn ngơ, tôi vuốt tóc em, động viên vài câu rồi quay xe về, bỏ luôn ý định vào gặp phụ huynh để... trách cứ.

6. Những gương mặt học trò sạm đen vì nắng gió đó bây giờ đã trưởng thành, đã làm cha làm mẹ, nhưng hình ảnh các em đã in sâu vào ký ức tôi và đã đi vào trong từng trang sách của tôi như những kỷ niệm đẹp đẽ. Hôm gặp các thầy cô giáo, ngoài các thùng sách tặng cho thư viện, tôi đã sung sướng trao cho thầy Diệp Vĩ Cường, hiệu trưởng đương nhiệm của Trường Bình Tây, tác phẩm Bàn có năm chỗ ngồi như một tỏ bày tình cảm với ngôi trường duy nhất trong đời dạy học ngắn ngủi của tôi, ngôi trường mà nếu không có nó, một trong những tác phẩm đầu tay của tôi đã không có mặt trên cõi đời này...

Nguyễn Nhật Ánh

Chị còn lên kế hoạch ba tháng hè sắp tới cho con học tiếng Anh, học nhạc, học võ, học trước kiến thức để chuẩn bị vào lớp hai.

Tuy nhiên, việc bắt ép con trẻ học quá nhiều mà không có thời gian để vui chơi, giải trí một cách phù hợp, vô tình làm mất đi nhu cầu khám phá thế giới, không còn cảm xúc tự nhiên. Tôi vẫn nhớ như in một lần chứng kiến đứa trẻ lớp hai cứ gọi con trâu là con bò, bởi ngoài đời cháu chưa bao giờ thấy hai con vật ấy để phân biệt rõ ràng.

Thiết nghĩ, quan tâm đến học tập của con trẻ là việc làm tất yếu của các gia đình, nhưng cần tạo điều kiện cho trẻ có thời gian thư giãn, được nghỉ ngơi, vui chơi những ngày hè có ý nghĩa. Đặc biệt, phải cho các cháu được hòa đồng trong môi trường sống tự nhiên ở quê, để không đến mức khi nhìn thấy con trâu mà vẫn gọi con bò...

Duy Anh


No comments:

Post a Comment

Related posts