Thursday 31 May 2012

Nang cao hieu qua giang day va quan ly cho hoc sinh du bi dai hoc

(VOH) - Trường Dự bị Đại học TpHCM vừa tổ chức hội thảo chuyên đề "Tiếp tục Nâng cao hiệu quả giảng dạy & quản lý cho học sinh dự bị đại học" năm 2012. (SGGP). – Tại Hội nghị tổng kết và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học lĩnh vực giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) vừa được tổ chức, PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, chỉ rõ, hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GD-ĐT chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng yêu cầu của ngành đặt ra trong tình hình mới. (PL&XH) - Việc tạm dừng Đề án này cho thấy sự khó khăn chung của nền kinh tế đang có tác động đến nhiều lĩnh vực trong nước, trong đó có cả giáo dục. Nhưng tạm không bàn đến vấn đề ngân sách và kinh tế.

Tại hội thảo, 6 đề tài nghiên cứu liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy của trường đã được đông đảo giảng viên và học sinh của các khối chú ý. Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Trường dự bị Đại học Thành phố hiện đang đào tạo cho trên 1.000 học sinh cử tuyển và người dân tộc chuẩn bị vào Đại học của các tỉnh, thành miền Nam, kể cả 52 học sinh dân tộc Lào và Campuchia.


Trong 5 năm 2006 – 2010, chỉ có 23 đề tài được xét duyệt và giám định, một con số khiêm tốn so với số lượng đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Xu hướng sụt giảm càng nghiêm trọng khi năm 2010 chỉ có duy nhất 1 đề tài được xét duyệt, hoàn toàn trái ngược với thực tế đầy biến động của lĩnh vực GD-ĐT thời gian gần đây. Điều này dẫn đến hệ quả đáng lo ngại là đơn đặt hàng "đầu ra" rất ít, chỉ chiếm 40% so với số lượng đề tài nghiên cứu.

TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT, thừa nhận và chỉ ra nguyên nhân thực trạng này là do áp lực công việc chuyên môn của đội ngũ nhà giáo - cán bộ của ngành GD quá nặng, thông tin và nhận thức về hoạt động nghiên cứu đào tạo chưa đầy đủ, giáo viên chưa quen với công tác nghiên cứu đào tạo chuyên nghiệp…

T.HÀ

"Đã từ lâu đi du học là ước mơ chung của chúng cháu nhưng điều kiện kinh tế gia đình không cho phép, nên chúng cháu cố gắng hết sức học tập tốt với mong muốn có thể tìm được học bổng du học. Khi biết thông tin của Đề án 322, chúng cháu cảm thấy hết sức vui mừng vì đã tìm được một học bổng phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân. Và đặc biệt khi biết mình là một trong số những ứng viên trúng tuyển học bổng, chúng cháu và cả gia đình vô cùng tự hào, sung sướng và biết ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tạo điều kiện cho chúng cháu biến ước mơ thành hiện thực. Hơn một năm qua, chúng cháu đã nỗ lực không ngừng để chuẩn bị cho việc học ở nước ngoài. Nhiều bạn đã dừng việc học ở trường, lặn lội hơn nghìn cây số ra Hà Nội tham gia khóa học đào tạo ngoại ngữ do Bộ tổ chức" - Đây chỉ là một đoạn trong những dòng thư tâm huyết gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân của 47 sinh viên xuất sắc đã giành được học bổng theo Đề án 322 năm học 2012 nhưng phải tạm dừng do kinh phí giai đoạn đầu của Đề án đang gặp khó khăn.

Việc tạm dừng Đề án này cho thấy sự khó khăn chung của nền kinh tế đang có tác động đến nhiều lĩnh vực trong nước, trong đó có cả giáo dục. Nhưng tạm không bàn đến vấn đề ngân sách và kinh tế. Chỉ nhìn vào những nguyện vọng tha thiết được đi học nước ngoài của các ứng viên. Tự dưng tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về ước mơ "lớn nhất" của đời tôi hơn 8 năm trước đây: Ước mơ vào cánh cổng đại học.

Ở thời điểm đó, ước mơ lớn nhất của tất cả học sinh lớp 12 khi tốt nghiệp là: Đỗ đại học. Sau ngần ấy năm đến giờ khi một mùa phượng nữa lại về, cháy nỗi nhớ học trò, cháy ước vọng của học sinh cuối cấp, ước mơ lớn nhất vẫn là: Đỗ đại học.

Vì sao ước mơ của tất cả học sinh trên cả nước bao năm nay vẫn là vào được một trường đại học nào đó, nhưng đến khi ra trường không ít người thở dài thất vọng? Không ít người thấy rằng, kỹ năng được đào tạo trong trường đại học - vốn là ước mơ cháy bỏng của tuổi học sinh phổ thông không giúp được nhiều trong con đường công việc tương lai và không ít người thấy rằng, học đại học trong nước, chúng ta kém hẳn năng lực cạnh tranh với những người được đào tạo từ nước ngoài. Chỉ nghe từ "du học" thôi là bản thân họ đã "có giá" hơn người được đào tạo trong nước dù không biết đó là du học theo hình thức nào?

Tôi cũng có lúc tự hỏi: Không biết ở các quốc gia khác, họ có khao khát được đi du học mãnh liệt như chúng ta không? Vì thực thà mà nói, đến tận bây giờ tôi vẫn mong mình có được cơ hội đi du học ở một nước phát triển nào đó. Bởi suy cho cùng, khao khát tiếp cận nền giáo dục tiên tiến là ước mơ có tính cầu tiến hết sức biểu dương. Chỉ có điều, tại sao mình cứ phải khao khát "du học" khi hệ thống giáo dục đại học trong nước đã có đến hơn 400 trường đại học, cao đẳng?

Sinh viên các nước Mỹ, Anh, Pháp… chắc không mấy người nghĩ đến du học. Hoặc có đi du học cũng là một hình thức trải nghiệm văn hóa, phong thái của một quốc gia khác họ. Còn với hệ thống những trường danh tiếng hàng đầu thế giới, họ chắc không bao giờ phải băn khoăn về năng lực cạnh tranh khi nhận bằng tốt nghiệp đại học quốc gia của mình.

Khi chúng ta còn đang trên đà tìm hướng phát triển, những Harvard, Oxford hay những trường đại học của các quốc gia gần khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore vẫn là sự ngưỡng vọng. Vì sao ước mơ lớn nhất suốt 12 năm cắp sách đến trường là đỗ đại học bỗng chốc trở nên "mất giá" vô cùng trước chuyện "du học"?

Câu trả lời phải chờ vào sự định hướng phát triển toàn diện, có chất lượng, có uy tín của hệ thống giáo dục đại học trong nước. Để một ngày nào đó, chúng ta tự hào rằng với bằng đào tạo đại học trong nước, chúng ta hoàn toàn có đủ năng lực cạnh tranh về sức lao động, sáng tạo với nguồn nhân lực nước ngoài.

Phan Thủy

No comments:

Post a Comment

Related posts