Tất cả là để "cướp chữ cho con", xin vào lớp 1 đầu cấp ở Hà Nội. Mấy năm nay rồi, cứ đến tháng 4 - 5 là trận chiến ấy lại bắt đầu, chưa biết đến bao giờ mới vơi nỗi khổ.Năm nay, trận chiến bắt đầu rất dữ dội khởi nguồn từ Trường PTCS Thực nghiệm ở phố Liễu Giai. Trường này công nhận là nổi tiếng thật và nghe nói nếu xin được cho con học ở đó thì cha mẹ yên tâm mà nghỉ ngơi vì việc dạy, việc học ở đây rất là văn minh, hiệu quả. Có lẽ chính vì những thông tin này mà ngày 12/5, nhà trường thông báo phát đơn đăng ký dự tuyển cho phụ huynh, thế là từ chập tối 11/5, đã có hàng trăm người xếp hàng chờ đến...sáng hôm sau. Số lượng cứ tăng dần lên, đến nỗi trước giờ mở cửa phát đơn thì lòng đường Liễu Giai, con phố thuộc loại to nhất Thủ đô cũng bị chiếm nốt. Rồi chuông cũng reo, đoàn người xếp hàng cả đêm như bừng tỉnh, họ lao lên phía trước, bất kể hiểm nguy. Sức "xung phong" dũng mãnh đến nỗi cuối cùng cánh cổng nhà trường đổ sụp. Cuộc phát đơn phải dừng, bên ngoài, đoàn người ngao ngán, ngáp vặt trở về chờ đến hôm sau.Nhà trường thông báo in thêm đơn đủ nhu cầu của phụ huynh và phát đơn vào sáng 13/5. Giống như đêm 11, từ chập tối 12/5, đoàn người xếp hàng lại tiếp tục đông dần. Thương thay, cả hai đêm, trời Hà Nội đổ mưa, thế mà không ai bỏ... trận địa. Ngày 13/5, nhà trường phải mời cả công an, mỗi tốp phụ huynh 5 người được công an dẫn giải dần dần vào nhận đơn rồi đi về.Những hình ảnh kinh hoàng ấy được truyền phát đi trên các phương tiện truyền thông, có nhiều ý kiến được đưa ra, thông cảm, thương tình và đầy cảm khái. Họ thương cho trẻ con một thì thương cha mẹ chúng mười. Tất cả cũng chỉ vì tương lai con cái mà họ phải làm vậy, chứ có ai muốn phải lao vào mà chiến đấu chỉ để có một chỗ học tốt cho con mình?Ở phía khác, một số người am hiểu hơn, nhất là các nhà giáo kỳ cựu thì có cái nhìn cẩn trọng và họ cùng đồng lòng cho rằng việc trên là hậu quả của chính sách giáo dục không theo kịp thời đại. Sự tân tiến, đi lên của nhận thức, của đời sống khiến con người ta có nhu cầu cao hơn, trong đó, nhu cầu được giáo dục là rất hiển nhiên. Bậc cha mẹ nào cũng mong con mình sau này được sáng mặt, nở mày với đời, hẳn nhiên họ cần chỗ học tốt cho con từ thủa ban đầu. Thế nhưng ngành giáo dục Thủ đô chưa đáp ứng được những nhu cầu ấy và hiện tượng nước chảy chỗ trũng xảy ra. Mặc dù thực tế, giáo dục các cấp ở Thủ đô hiện đều trong tình trạng quá tải, trường ít, học trò nhiều, chưa nói đến chuyện chất lượng của trường như thế nào?Năm nay, Hà Nội dù mới đây đã định nhân rộng sáng kiến bốc thăm vào lớp 1- nghĩa là những em bốc thăm trượt thì đi chỗ khác, hoặc thất học - để tránh gặp phải chuyện "xếp hàng cả đêm, xô đổ cổng trường" như trên. Nhưng xem ra, trận chiến mới chỉ bắt đầu thôi. Với hạ tầng giáo dục như hiện nay thì trong tương lai xa, chuyện "cướp chữ cho con" sẽ còn xảy ra dài dài.Sông Hồng
>> Hàng trăm người xô đổ cổng trường để xin cho con vào lớp 1
Mua được đơn rồi vẫn lo
Trên diễn đàn web trẻ thơ, tâm sự của một bà mẹ khiến những thành viên tham gia diễn đàn rất đồng cảm: Cầm lá đơn trong tay rồi, mà lòng vẫn chùng xuống, đặt dấu hỏi lớn có qua được ngày đo nghiệm thể chất hay cũng lại hình thức vẽ ra cho những mẹ ngây thơ như mình đây?
Một mô hình được đưa ra thí nghiệm không nên kéo quá dài thời gian. Nếu hiệu quả thì cần nhân rộng còn nếu không thì phải xóa bỏ
Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT
Mang sự hồ nghi này hỏi ông Phan Văn Kha - Viện trưởng Viện Giáo dục (cơ quan quản lý trực tiếp Trường PTCS Thực nghiệm) thì nhận được lời khẳng định: "Sẽ không có chuyện tiêu cực. Chúng tôi giao quyền chủ động tuyển sinh cho trường nhưng Viện có chỉ đạo đảm bảo tuyển sinh công bằng, nghiêm túc".
Tuy nhiên, ông viện trưởng cũng tỏ ra rất băn khoăn trong kỳ đo nghiệm của trường này sắp tới: Gần 1.000 cháu đi đo nghiệm mà chỉ hơn 100 cháu được vào là một việc làm bất đắc dĩ. Để các cháu đi đo nghiệm mà trong số 6-7 cháu mới có một cháu vào được trường thì phải làm thế nào để giải quyết vấn đề tâm lý "trượt" trong lần thử sức cho những cháu còn lại.
Ông Kha khẳng định việc đo nghiệm sắp tới sẽ không có yêu cầu gì mang tính chất đánh đố các cháu. Không yêu cầu kiểm tra kiến thức, không cần học sinh phải biết đọc, biết viết, biết làm toán... mà chỉ đo nghiệm về thể chất, các chỉ số IQ, EQ... nên chắc hẳn những cháu được chọn phải có chút may mắn vì có khả năng "trời phú" tương đối toàn diện.
Trước nhiều ý kiến khác nhau của dư luận xung quanh việc tuyển sinh của Trường PTCS Thực nghiệm thời gian gần đây, ông Lê Tiến Thành- Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD-ĐT bày tỏ: không nên lấy chuyện tuyển sinh của một trường để nói rằng giáo dục đại trà của chúng ta hiện nay đang rất có vấn đề như có ý kiến phát biểu.
Theo ông Thành, trẻ em nên để cho chúng học ở một điều kiện phù hợp. Nhà nước đã lo đầy đủ chỗ học cho học sinh tiểu học, ở đâu có người học thì ở đó có trường học. Tất nhiên, cũng có trường tốt, có trường chưa tốt. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề mà Trường PTCS Thực nghiệm đang thực hiện và được phụ huynh đồng thuận như: phát huy tính tích cực, tính tự quản, tôn trọng tính sáng tạo của học sinh... thì đều là chủ trương chỉ đạo xuyên suốt và quyết liệt của Bộ đối với cấp tiểu học đại trà hiện nay.
Ông Thành cho rằng: "Những cái mới mà mô hình thực nghiệm đang áp dụng chỉ là một phần, còn rất nhiều điều mà phụ huynh muốn cho con vào, đó là một cơ sở vật chất tốt, nằm trên một địa bàn trung tâm, tiện lợi đưa đón, được học 2 buổi/ngày, sĩ số ít, có tiếng tăm. Tôi là người dân bình thường cũng muốn thử xem thế nào. Tuy nhiên, không nên đề cao một mô hình này mà phủ nhận những cái chúng ta đang có. Điều này sẽ gây áp lực cả cho trẻ con".
Một chuyên gia giáo dục ở Hà Nội nói: rất nhiều trường công lập của Hà Nội hiện nay, nếu không phân tuyến tuyển sinh, cũng bán đơn cho tất cả phụ huynh có nhu cầu trên khắp địa bàn thành phố thì chắc chắn việc tuyển sinh cũng căng thẳng không kém Trường PTCS Thực nghiệm.
Ông Kha cũng thẳng thắn: nếu nói trường thực nghiệm tốt hơn, nổi trội hơn hẳn các trường công lập khác thì sẽ là cách nói chủ quan. Trường có những cái được và cả những cái chưa được.
Xô đổ cổng trường xin cho con vào lớp 1 là một hiện tượng xã hội gây chú ý dư luận trong mấy ngày qua - Ảnh: Ngọc ThắngHơn 30 năm vẫn... thí điểm
Trả lời câu hỏi của Thanh Niên : "Tại sao Trường PTCS Thực nghiệm thành lập từ năm 1978, đã hơn 30 năm thành lập, được phụ huynh tín nhiệm như vậy rồi mà vẫn chỉ là... thực nghiệm?". Ông Lê Tiến Thành cũng cho rằng: Một mô hình được đưa ra thí nghiệm không nên kéo quá dài thời gian. Nếu hiệu quả thì cần nhân rộng còn nếu không thì phải xóa bỏ. Ông Thành viện dẫn: Luật Giáo dục chỉ quy định có một chương trình, một bộ sách giáo khoa. Từ năm 2000, cả nước thực hiện chương trình sách giáo khoa do Bộ biên soạn nên không thể tùy tiện cho sử dụng các chương trình khác.
Trong khi đó, ông Phan Văn Kha cho biết: Viện chưa đề xuất với Bộ về việc nhân rộng mô hình của trường này vì thực nghiệm giáo dục khác với thực nghiệm khác, "dạy người" là vấn đề phức tạp. Trên cơ sở thực nghiệm của Viện thì Bộ cũng đã cho phép nhân rộng từng bước mô hình công nghệ giáo dục, trước hết là với môn tiếng Việt lớp 1. "Không thể ào ào đại trà được, những gì đưa vào thực nghiệm phải có tổng kết, đánh giá một cách khoa học chứ không phải chỉ bằng cảm tính. Khi chỉ là mô hình của một trường thì sẽ rất khác khi áp dụng đại trà, chỉ có thể tốt nếu điều kiện để thực hiện nó (giáo viên, cơ sở vật chất, phương pháp tổ chức...) phải tương ứng", ông Kha nêu quan điểm.
Trao đổi với PV Thanh Niên , ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết: Hà Nội chưa đăng ký áp dụng mô hình này vì nếu chỉ với môn tiếng Việt cho học sinh lớp 1 thì Hà Nội không gặp phải khó khăn như học sinh các tỉnh miền núi.
Còn ông Thành thì nói: "Hà Nội không đề nghị áp dụng mô hình này và Bộ không ép buộc bất cứ địa phương nào. Nếu đăng ký thì phải chịu trách nhiệm về điều kiện thực hiện như giáo viên, cơ sở vật chất".
Trả lời câu hỏi liệu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 mà Bộ đang chuẩn bị thì công nghệ giáo dục có được đưa vào áp dụng đại trà hay không? Ông Lê Tiến Thành cho rằng: có nên sử dụng đại trà hay không thì Viện là cơ quan thực hiện thử nghiệm sẽ phải có trách nhiệm báo cáo và lúc đó Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ là người quyết định.
Ông Phan Văn Kha cho hay: Có thể mô hình này sẽ là một trong những lựa chọn mà Viện trình ra cấp quản lý. Tuy nhiên, ông Kha cũng nhấn mạnh: mô hình công nghệ giáo dục chỉ là một phần. Đổi mới chương trình sách giáo khoa thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề khác: chương trình, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học...
Đã có 16 tỉnh áp dụng một phần mô hình thực nghiệm
Ông Lê Tiến Thành- Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học- Bộ GD-ĐT cho hay kết quả công nghệ giáo dục vẫn là thành tựu được tiếp tục được thử nghiệm nhưng đã được nhân rộng. Cụ thể là đối với môn tiếng Việt. Một số địa phương xin phép Bộ cho phép đưa công nghệ giáo dục áp dụng vào dạy tiếng Việt lớp 1 đối với học sinh ở vùng có điều kiện khó khăn về học tiếng Việt, học sinh dân tộc và Bộ đã đồng ý. Năm ngoái triển khai 16 tỉnh, năm nay có thể thêm một số địa phương nữa.
>> Công an phải dìu từng phụ huynh qua cổng
>> Hàng trăm người xô đổ cổng trường để xin cho con vào lớp 1Tuệ Nguyễn
Đến tham dự chương trình có sự góp mặt của các diễn giả: PGS. TS Lê Phan Thị Diệu Thảo - Trưởng khoa Ngân Hàng Quốc Tế trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM ; Ths. Hồ Thúy Ái – Trưởng bộ môn Tài chính quốc tế – Khoa NHQT, Ông Võ Sáng Xuân Vinh, MBA, CFA, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Sài Gòn (Saigon Capital) – Đại diện Ban trù bị thành lập Hội CFA Việt Nam; Bà Nguyễn Hoài Phương, MBA, CFA, Giám đốc điều hành công ty Đào tạo Tư vấn và Đầu tư AFTC; Ông Nguyễn Ngọc Vũ Chương, Chuyên viên Quản lý danh mục đầu tư – Tổng công ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC), thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần sữa Vinamilk cùng quý phòng ban, quý giảng viên đến tử các khoa.
PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo – Trưởng khoa Ngân Hàng Quốc Tế, trưởng Ban tổ chức cuộc thi chia sẻ: "Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, các ngân hàng đang tiến hành tái cơ cấu thì việc lựa chọn một cơ hội nghề nghiệp, một vị trí phù hợp sau khi tốt nghiệp ra trường là một thách thức hiện nay của sinh viên nói chung và sinh viên trong lĩnh vực Tài Chính – Ngân Hàng nói riêng. Nhằm giúp cho sinh viên hiểu rõ và có thể có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai, các chuyên gia chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư phân tích tài chính, các thành viên của hiệp hội CFA danh giá đã được mời về để chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm cho các bạn sinh viên đồng thời giới thiệu chương trình học CFA đối với sinh viên".
Cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 2/6 đến ngày 15/9, ở vòng loại với hình thức vừa trắc nghiệm, vừa tự phân tích, giải quyết tình huống và viết bài tự luận bằng tiếng Anh. Ban giám khảo chọn ra 30 thí sinh xuất sắc vào vòng bán kết. Thông qua các vòng thi kiến thức chuyên môn, khả năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng báo cáo, thuyết trình… Ban giám khảo sẽ chọn ra các thí sinh xuất sắc nhất đại diện trường tham gia cuộc thi toàn quốc.
Phạm Văn
Lưu bài viết |
Bản in |
Gửi bạn bè |
Lưu yêu thích |
PDF |
Phản hồi (0) Chia sẻ
No comments:
Post a Comment