Ngày 15.5, NTNN đã trao đổi với TS Vật lý Nguyễn Thành Nam - giảng viên Học viện Quân sự, thành viên chủ chốt nhóm Cánh Buồm (nhóm viết sách và chủ trương đưa mô hình dạy, học thực nghiệm vào nhà trường) về vấn đề này.
TS Nguyễn Thành Nam dạy học theo mô hình thực nghiệm ở rường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội).Là chuyên gia giáo dục, ông nhận định thế nào về việc phụ huynh xếp hàng và xô đẩy để mua hồ sơ xin cho con vào học Trường Thực nghiệm?
- Có nhiều người không biết là chương trình thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại đã bị giải tán từ giữa năm 2008 sau hơn 30 năm phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu về mặt khoa học. Chính GS Hồ Ngọc Đại đã nói rõ việc này trong lời đáp từ của ông nhân dịp được trao tặng Giải thưởng Phan Chu Trinh về giáo dục năm 2009.
Tuy nhiên, có thể nhiều phụ huynh thấy công nghệ giáo dục của trường vẫn có hiệu quả tốt, và có thể còn do "hiệu ứng" GS Ngô Bảo Châu từng học tại trường này, nên nhiều người muốn gửi con vào học Trường Thực nghiệm.
Các bài học đều dạy học sinh đạo đức và lối sống, ví dụ như xếp hàng, ví dụ như nhường nhịn, nhưng chính những phụ huynh mong muốn con có được nền giáo dục tốt lại bất chấp các quy tắc về lối sống. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Có thể thấy là hầu hết phụ huynh muốn con vào học Trường Thực nghiệm đều có chung một nguyện vọng muốn con em mình có nhiều thời gian vui chơi hơn và không bị giao quá nhiều bài tập về nhà. Vì hạnh phúc của con cái, trong một tình thế mà cung không đủ cầu, thì việc các bậc phụ huynh phải tranh giành xô đẩy nhau chỉ là bất đắc dĩ.
Mô hình thực nghiệm, theo nhận định của ông là "trường nào cũng thích nhưng lại sợ". Vì sao mô hình được các bậc cha mẹ ủng hộ lại khó đưa vào các nhà trường như vậy ?
- Việc triển khai chương trình học mới hiện đang bị chặn lại bởi hai rào cản :
Thứ nhất là, theo Luật Giáo dục thì chúng ta chỉ có 1 chương trình, 1 bộ sách giáo khoa, các trường bắt buộc phải dạy chương trình hiện hành của Bộ GDĐT. Cũng không thể đưa vào chương trình ngoại khóa vì không thể bắt học sinh học song song 2 chương trình.
Thứ hai, bản thân các trường (đặc biệt là trường công lập) hiện nay không có động lực để thay đổi, vì họ luôn ở tình trạng quá tải. Học sinh đuổi đi không hết thì cần gì phải đổi mới, hoàn thiện mình. Thậm chí tình trạng trì trệ này còn mang lại lợi ích cho rất nhiều người nên họ chống lại sự thay đổi.
Sau nhiều lần cải cách, đổi mới mà nền giáo dục vẫn bị lạc hậu thì cần phải tạo điều kiện để mọi lực lượng trong xã hội đều có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nền giáo dục mới.Theo ông, ngành giáo dục cần rút ra bài học gì sau vụ xếp hàng, đạp đổ cổng trường mua hồ sơ xin học vào Trường Thực nghiệm?
- Vụ việc này trở nên "nổi tiếng" chẳng qua là vì cái cổng của Trường Thực nghiệm quá yếu. Chứ những sự việc kiểu như vậy đã xảy ra ở các trường điểm từ nhiều năm nay rồi. Còn bài học rút ra như thế nào thì chỉ ngành giáo dục mới nói được.
Với áp lực ngày càng tăng từ phía phụ huynh học sinh, nền giáo dục nhất định phải có sự thay đổi. Vấn đề là phải thay đổi như thế nào để đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống hiện đại? Đây là câu hỏi khó mà chỉ riêng ngành giáo dục chắc không thể trả lời được.
Xin cảm ơn ông!
Lê Huyền (thực hiện)
Kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp toàn quốc đã thu hút gần 4.000 thí sinh từ 56 tỉnh thành tham gia
Theo đánh giá của học sinh về đề thi thì đề thi lớp 9 năm nay khó hơn năm trước nhưng phân loại tốt hơn; đề thi lớp 5 "dễ chịu" hơn. Thống kê ban đầu của Ban tổ chức cuộc thi cấp toàn quốc cho thấy: có 221 học sinh lớp 5 đạt điểm tối đa là 300 điểm, trong đó đứng đầu là em Phạm Đức Lộc, 5A1, trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, quận Lê Chân, Hải Phòng với thời gian thi 2 phút 25 giây; có 11 học sinh lớp 9 đạt điểm tối đa, trong đó xuất sắc nhất là em Trần Khánh Tâm, 9A1, trường PTDL Ngôi Sao, quận Bình Tân, TPHCM với thời gian thi 3 phút 30 giây.
Trong thời gian qua, các cán bộ an ninh mạng cũng đã tích cực nghiên cứu các giải pháp chống tiêu cực trong kỳ thi (hack điểm thi, hack số lần thi, hack thời gian thi), sẵn sang đối phó với những tình huống tấn công trang web khi kỳ thi đang diễn ra. Các cán bộ trong Hội đồng thi đã làm việc tích cực trong điều kiện bảo mật tuyệt đối (có giám sát của cán bộ an ninh do Bộ Công an cử bảo vệ Hội đồng). Trong quá trình thi, Ban tổ chức đã bố trí 4 số máy liên lạc để hỗ trợ các Hội đồng thi ở 56 tỉnh thành. Phòng máy tại điểm thi TP Cần Thơ bị đứt cáp quang đã kịp thời chuyển địa điểm. Sự cố tương tự cũng xảy ra tại điểm thi Đăk Nông nhưng xử lý nhanh được đường cáp nên không phải chuyển địa điểm. Sở GD-ĐT Kon Tum không gửi danh sách đội tuyển theo quy định nên học sinh lớp 9 vào thi không được, Ban tổ chức cấp toàn quốc đã kịp thời xử lý các số ID để các em kịp làm bài thi. Một số học sinh bị mất tài khoản đã được cho phép sử dụng tài khoản khác để thi.
Cuộc thi IOE năm nay đã diễn ra từ tháng 8/2011 đến nay với 26 vòng thi tự luyện với hơn 2 triệu lượt thí sinh tham gia tự luyện và đã có tổng số 83.737 học sinh vượt qua vòng 29. 14 vòng tự luyện đầu tiên diễn ra từ tháng 8/2011 đến 11/2011, tiếp đó là vòng 15 - cuộc thi cấp trường diễn ra từ ngày 3-9/12/2011. IOE tổ chức cuộc thi cấp quận/huyện/thị xã/TP trực thuộc tỉnh - vòng 20, từ 7/1 đến 12/2/2012. Riêng vòng thi cấp tỉnh/thành phố (vòng 25) diễn ra ngày 24/3/2012 cũng đã có hơn 50.000 học sinh trên toàn quốc dự thi.
Cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE) đã diễn ra được 2 năm và trang web www.ioe.vn đã ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý của các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh của tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Cuộc thi IOE do Bộ GD-ĐT và Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC, Mạng Việt Nam go.vn phối hợp tổ chức cho đối tượng là các em học sinh từ lớp 3 đến lớp 12. Bộ GD-ĐT cho biết kỳ thi sang năm sẽ có thêm bài thi kiểm tra kỹ năng nghe của học sinh.
NK
U.S. Bureau of Labor Statistics cũng chỉ ra rằng có khoảng 70% việc làm được tạo ra thông qua sự giới thiệu, hoặc mạng lưới các mối quan hệ cá nhân. Nếu bạn không có cơ hội tham gia buổi phỏng vấn tuyển dụng thông qua các mối quan hệ, bạn bè, thì việc tìm kiếm những công việc tốt (thường không được công bố rộng rãi) sẽ rất khó khăn. Rất nhiều vị trí công việc đã được tuyển dụng thông qua truyền miệng và giới thiệu. Điều này nói lên tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động Networking, không chỉ trong giới doanh nhân hay những chuyên gia làm việc lâu năm, mà còn trong giới học sinh và sinh viên, những bạn trẻ mong muốn nắm giữ những vị trí công việc phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân, để phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Tuy nhiên, một sự thật thường thấy là hầu hết mọi người, từ những tân cử nhân đến những nhà lãnh đạo, quản lý nhiều năm kinh nghiệm, đều có vẻ không thoải mái với ý nghĩ phải tiếp cận và tạo mối quan hệ với những người hoàn toàn xa lạ, đặc biệt là với những người lãnh đạo cấp cao. Những cảm giác này có thể dẫn đến việc họ sẽ né tránh hoạt động Networking, cho dù đó là việc gặp mặt, trao đổi trực tiếp trong những sự kiện offline, hay những lần "kết bạn", gửi email trên những kênh giao tiếp online của kỷ nguyên số.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập (1912-2012) và 5 năm có mặt tại Việt Nam (2007-2012) của tổ chức Dale Carnegie, cùng với sự ra mắt của chuỗi chương trình "Thế hệ tiếp nối" - Generation Next dành riêng cho 4 nhóm tuổi từ 8 đến 22, Trường Doanh Nhân Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie Vietnam - sẽ tổ chức một buổi hội thảo với quy mô lớn "Networking trong kỷ nguyên số". Buổi hội thảo sẽ diễn ra vào sáng ngày 26/5 tại Hội trường Thống Nhất 108 Nguyễn Du, với 500 chỗ ngồi dành cho các bạn học sinh/sinh viên TP HCM.
Buổi hội thảo Networking trong kỷ nguyên số ( www.gennext.vn/networking ) bao gồm hai nội dung chính:
Phần 1: Huấn luyện kỹ năng Networking trong kỷ nguyên số, được thực hiện bởi anh Võ Thành Đăng, Giám đốc điều hành và Giám đốc sáng tạo Công ty Tư vấn Chiến lược và Thiết kế Thương Hiệu BrandBox, đồng thời là chuyên gia huấn luyện của Trường Doanh Nhân Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie Vietnam.
Với nội dung bao gồm: Những yếu tố quan trọng khi Networking; tổng quan về những công cụ và phương thức Networking hiệu quả trong kỷ nguyên số; 9 nguyên tắc vàng trong thuật đối nhân xử thế và cách áp dụng vào những công cụ và phương thức Networking.
Phần 2: Panel Talk - Diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm Networking của những doanh nhân thành đạt, với nhiều kinh nghiệm trong Networking. Khách mời gồm: Anh Võ Thành Đăng, Giám đốc điều hành và Giám đốc sáng tạo Công ty BrandBox; chị Nguyễn Thị Việt Thanh, CEO điều hành mạng lãnh đạo Anphabe.com; anh Nguyễn Khoa Hồng Thành, Giám đốc Công ty Emerald Digital Marketing.
MC cho buổi hội thảo là một gương mặt rất quen thuộc với các bạn trẻ khi xuất hiện thường xuyên trên các phim truyền hình, đặc biệt là với vai Hạnh trong bộ phim Kính Vạn Hoa: bạn Võ Lê Anh Đào. Đào cũng đang giữ vai trò là chuyên viên tư vấn phát triển năng lực thanh thiếu niên, của chuỗi chương trình "Thế hệ tiếp nối".
Để đăng ký tham dự, các bạn học sinh/sinh viên sẽ cần hoàn thành một bài khảo sát về năng lực hành vi của thanh thiếu niên TP HCM, tại địa chỉ: http://bit.ly/KMqdMl . Kết quả của khảo sát sẽ được Dale Carnegie công bố rộng rãi trên website của trường sau khi hội thảo kết thúc.
(Nguồn: Trường Doanh Nhân Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie Vietnam )
No comments:
Post a Comment