Một phụ huynh lớn tuổi có mặt trong thời điểm ấy cũng phải thừa nhận rằng cách đây 50-60 năm, đi thi đại học cũng không hồi hộp bằng việc kiếm một lá đơn cho cháu ông ứng thí vào lớp 1 trường này.
Tình cảnh trên xót xa đến nỗi trên mạng truyền nhau video clip nhại bài hát Ngày đầu tiên đi học của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện thành bài Ngày nộp đơn xin học với lời ca: "Ngày nộp đơn xin học, mẹ thức đêm đứng chờ, mắt mờ mong trời sáng, mẹ lách vào mua đơn... Rồi trời kia cũng sáng, mẹ đá tung cổng vào, chen nhau chạy nước rút, trông hỗn loạn biết bao...".
Nhìn tổng quát sự kiện này, chỉ có thể đưa ra lời ta thán: Chuyện này chỉ có ở Việt Nam! Điều đó cũng phản ánh một thực tế rằng nhu cầu được học tập trong một môi trường tốt thực sự là chuyện bức xúc của người dân.
Thực tế Trường Tiểu học Thực nghiệm có điều gì hấp dẫn phụ huynh đến vậy? Đơn giản đây là trường thực nghiệm, trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, giảng dạy những chương trình có tính thực nghiệm chỉ ở cấp 1 để phục vụ việc nghiên cứu khoa học giáo dục. Cũng từ trường này, nhiều phương pháp giáo dục ở cấp 1 được đem ra áp dụng đại trà trên cả nước.
Vì vậy, trường dạy theo chương trình thực nghiệm (thuở nhỏ GS Ngô Bảo Châu từng theo học trường này). Phương pháp giáo dục căn bản ở đây là dạy cho học sinh cách tư duy. Học sinh và cả nhà trường không bị áp lực chạy theo thành tích - cái mà ngành giáo dục đã làm nên phong trào trong nhiều năm qua, đặc biệt học sinh không phải học thêm. Các em vừa học vừa chơi với những buổi ngoại khóa hấp dẫn, được trang bị những kỹ năng sống, được sáng tạo, được học nhiều môn năng khiếu… Bên cạnh đó, trường có cơ sở vật chất tốt, sân chơi rộng, học phí hợp lý…
Chỉ vậy thôi, ngôi trường này đã là mơ ước của hàng ngàn phụ huynh ở thủ đô, dù có thể họ biết con em mình phải tham gia những cuộc thí nghiệm giáo dục. Đó là khát vọng chính đáng của các bậc phụ huynh.
Có điều ngành giáo dục của chúng ta qua nhiều thập kỷ cải cách liên tục vẫn chưa có biến chuyển tích cực, thậm chí các chuyên gia giáo dục đánh giá cả nền giáo dục đang tụt hậu nhanh chóng. Hiện thực đó xuất hiện một khái niệm mới: "tị nạn giáo dục", khi mà có hàng chục ngàn học sinh cấp 2, 3 đã được gia đình có điều kiện đưa đi du học từ nhỏ, biến Việt Nam trở thành "bạn hàng" lớn của các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Cải cách giáo dục của chúng ta thiếu đồng bộ, từ chương trình chuẩn đến cơ sở vật chất, khi mà cả nước hiện còn rất ít trường đạt chuẩn quốc gia, thiếu cả giáo viên giỏi, trong khi các trường ĐH sư phạm đa số chuyển thành trường ĐH đa ngành. Sự khập khiễng đó làm sao có thể áp dụng những chương trình giáo dục tiên tiến.
Nói thẳng ra, ngành giáo dục tụt hậu vì chưa thể đáp ứng nhu cầu học của xã hội. Đó là thực tế xót xa mà cảnh phụ huynh chen lấn, tranh nhau nộp đơn vào Trường Tiểu học Thực nghiệm là hình ảnh điển hình, nói lên tất cả.
Điểm chung của các khu trọ tồi tàn này là tất cả đều lợp bằng tấm phi-proximăng, mùa hè thì nóng, còn mùa mưa thì giột
Khu vệ sinh bẩn và không an toàn
Nếu ai đã qua thời sinh viên hẳn không còn lạ lẫm với những hình ảnh này
Ở những khu nhà như thế này, sinh viên sống chung với dân lao động
Ẩm mốc và mất vệ sinh là một điểm chung ở tất cả những khu trọ này
Những căn phòng sập xệ và hoang tàn vẫn đang có nhiều sinh viên thuê, vì hoàn cảnh kinh tế gia đình không cho họ có những lựa chọn tốt hơn
Đời sinh viên thật nhiều niềm vui, các bạn vẫn nói vui rằng "Cái gì cũng có, chỉ thiếu một thứ, đó là... tiền".
Bạn Trương Văn Dần, người được phân công về huyện vùng biên xa xôi nhất của Thanh Hóa Bài 2. Sức trẻ sẽ là sức mạnh để chúng em vượt qua
Mới 23 tuổi (người trẻ nhất trong 61 đội viên của tỉnh Thanh Hóa) nhưng Nguyễn Thị Hương, bạn trẻ đến từ xã vùng cao Ngọc Phụng của huyện Thường Xuân tỏ ra xông xáo và tự tin với lựa chọn của mình. Tốt nghiệp ngành Xã hội học với tổng điểm trên 8 điểm, chia sẻ về cảm xúc của mình Hương nói: "Em mới ra trường và được lựa chọn vào 61 trí thức trẻ về làm PCT xã.
Biết tin trúng tuyển em vui lắm, tuy chưa thực tế làm việc nhưng với kiến thức đã được học và hướng dẫn của Bộ, ngành em tin mình sẽ làm tốt công việc. Em là người dân tộc Kinh, em biết lên xã vùng cao công tác sẽ rất khó khăn nếu không đồng ngôn ngữ nên em xác định ngoài công việc hàng ngày em sẽ chuyên tâm vào học tiếng của các dân tộc trên địa bàn xã mình công tác".
Bạn trẻ Nguyễn Thị Hương, một trong những người trẻ nhất của 61 trí thức trẻ tại Thanh Hóa.
Còn bạn trẻ Bùi Văn Nhân, 25 tuổi, người duy nhất được cử về huyện phía Tây xa nhất của Thanh Hóa, huyện Mường Lát. Sắp tới Nhân phải rời xa gia đình hơn 100km để công tác. Là người dân tộc Mường và tốt nghiệp ngành Sư phạm địa lý, sau khi ra trường Nhân đã từng làm bí thư chi đoàn tại thôn nhà. Nhân nói, tuy xa gia đình và lên huyện vùng biên của Thanh Hóa nhưng em không ngại khó khăn. Em nghĩ được phực vụ nhân dân là em hạnh phúc rồi, em chưa lập gia đình riêng nhưng em cũng chưa nghĩ tới việc đó, khi nào công việc ổn định em mới tính. Em hứa sẽ cố hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ.
Trương Văn Dần, 27 tuổi, người dân tộc Mường. Tốt nghiệp ra trường, Dần là cử nhân Sử, khi được hỏi về tâm lý của mình trước khi về nhận công tác, Dân chia sẻ: "Biết trước những khó khăn sẽ gặp phải khi ở cương vị lãnh đạo của một xã nhưng em tin rằng học vấn và bản lĩnh chính trị, em sẽ làm tốt công việc. Sau khi học xong em về địa phương có tham gia làm Bí thư chi đoàn ở thôn, giờ được tuyển vào làm PCT xã em rất vui. Em chỉ nghĩ mình được đào tạo và giờ mình phục vụ cho quê hương mình là ước nguyện lớn nhất của em, em tin sức trẻ sẽ là sức mạnh để chúng em vượt qua".
Thực tế rằng, các đội viên trẻ thuộc dự án đã được tuyển chọn tại Thanh Hóa sẽ được bố chí ở những xã mới có một PCT hoặc là chủ tịch quản lý văn hóa hoặc là kinh tế. Theo hướng dẫn thực hiện thì các tỉnh thành lựa chọn những ngành nghề phù hợp với chuyên môn, thế nhưng một thực tế đang khiến nhiều người băn khoăn là có bạn trẻ tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm Thể dục, sư phạm Tiếng anh…. Nhìn về mặt chủ quan thì đặt một người vừa tốt nghiệp với ngành Thể dục làm cương vị PCT xã vẫn còn nhiều điều băn khoăn, lo ngại.
Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa và Bộ Nội vụ đang triển khai lớp bồi dưỡng cho 61 trí thức trẻ của Thanh Hóa. Sau hơn 1 tháng nữa họ sẽ chính thức nhận công tác.
Theo con số thống kê của Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã, đến nay, dự án đã hoàn thành công tác tuyển chọn, bồi dưỡng gần 560 trí thức trẻ tại 20 tỉnh, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
61 trí thức trẻ đang được tập huấn.
Như vậy, theo kế hoạch tuyển 600 trí thức trẻ của dự án thì còn thiếu hơn 40 người, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Nghệ An và con số này đang được các tỉnh tuyển bổ sung cho đủ. Các đội viên dự án đều tốt nghiệp đại học, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu của địa phương; trong đó có 74,23% là nam giới, 38,4% đã lập gia đình.
Trong số gần 560 đội viên, có gần 380 đội viên có chuyên ngành đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, quản lý đất đai, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế, tài chính và kế toán (chiếm 67,79%); 115 đội viên có chuyên ngành đào tạo về sư phạm, kỹ thuật, công nghệ thông tin (chiếm 20,57%); và 65 đội viên có chuyên ngành đào tạo về văn hóa, luật, công tác xã hội, hành chính học (chiếm 11,62%).
Đội viên dự án chủ yếu là người địa phương, trong đó người trong tỉnh chiếm tới 84,61%. Đặc biệt, trong số 20 tỉnh thuộc phạm vi thực hiện dự án, Lai Châu là tỉnh có số đội viên có hộ khẩu thường trú ở ngoài tỉnh nhiều nhất với 31/38 đội viên (chiếm 81,5%). Các đội viên dự án gồm nhiều dân tộc khác nhau như Kinh chiếm 38,82%, Tày là 15,92%, Thái với 12,7%, Mường có 7,16%, Mông là 6,26%.
Phúc Ngư
No comments:
Post a Comment