QĐND - Từ khi được nâng cấp từ một cơ sở dạy nghề (3-2006), đến nay Trung tâm dạy nghề Tuấn Hiền đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động tại Thanh Hóa và các vùng lân cận, được đánh giá là một trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao.Trung tâm dạy nghề Tuấn Hiền đã mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với mọi nhu cầu, trình độ lao động như: Sửa chữa ô tô, tân trang mô tô, xe gắn máy, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, may và máy công nghiệp, tin học, cơ khí, kế toán doanh nghiệp...
Trung tâm đã từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên với gần 20 giáo viên đạt trình độ cao đẳng, đại học và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Từ năm 2001 đến nay, trung tâm đã đào tạo được hơn 3000 lượt học viên, sau khi tốt nghiệp đều đạt kết quả tốt và được giới thiệu vào làm việc tại các cơ sở uy tín, chất lượng. Qua thống kê, có đến 80% học viên khi ra trường có việc làm ổn định. Trong những năm qua, Trung tâm dạy nghề Tuấn Hiền cũng tổ chức dạy nghề miễn phí cho hàng trăm lao động thất nghiệp ở thành thị và ở các vùng nông thôn. Năm 2009, dạy nghề miễn phí cho 90 lao động ở thành phố, đào tạo nghề cho 1000 lao động đạt trình độ kỹ năng nghề, đáp ứng tốt yêu cầu của các doanh nghiệp.
Trong chương trình giảng dạy, trung tâm luôn bám sát tiêu chí lý thuyết đi đôi với thực hành. Hằng năm, trung tâm còn tham gia các chương trình thi tay nghề do tỉnh tổ chức, nhiều học viên đã đoạt giải thưởng cao. Ngoài các giải thưởng cá nhân, Trung tâm dạy nghề Tuấn Hiền còn được tặng nhiều bằng khen của các cấp chính quyền và ngành chức năng.
Thanh Huyền
Trường đã tổ chức cuộc họp khẩn để xử lý những sai phạm về liên kết đào tạo, đào tạo liên thông của Trung tâm Đào tạo nâng cao năng lực phía Nam của trường (Báo Người Lao Động ngày 9-5 đã phản ánh).
Trường ĐH Điện lực cũng quyết định chấm dứt công tác tuyển sinh liên kết đào tạo ĐH, CĐ của trung tâm này với các đơn vị có liên quan; trung tâm phải báo cáo giải trình toàn bộ vụ việc với hiệu trưởng nhà trường để có biện pháp khắc phục tồn tại; kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với cá nhân liên quan.
Lãnh đạo Trường ĐH Điện lực cũng cho biết trường đã làm việc với các đơn vị liên kết và hủy toàn bộ thông báo tuyển sinh hệ liên thông ĐH, CĐ chính quy ngoài cơ sở.
Việc phụ huynh chen lấn đạp sập cổng trường để đua nhau chạy tới nơi bán đơn xin cho con vào học vừa xảy ra ở Trường Tiểu học Thực nghiệm (Hà Nội) cho thấy "cơn sốt" trường thực nghiệm đã lên đến đỉnh điểm. Điều gì ở Trường Tiểu học Thực nghiệm đã khiến các phụ huynh "phát cuồng" như vậy?
Ân cần chu đáo
Theo cảm nhận của nhiều phụ huynh có con từng học tại Trường Tiểu học Thực nghiệm, các bé đều rất thích học tại trường này vì học khá nhàn, các cô giáo dễ gần, thương yêu các cháu. Những điều này đã tạo cho học sinh sự tự tin.
Nhiều phụ huynh cho biết ưu điểm nổi bật của trường là phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu, về nhà không có bài tập. Nhớ lại những năm học đầu đời của con, nhiều phụ huynh gửi lời cám ơn tới các cô giáo vì sự ân cần, chu đáo, hiểu tâm lý học sinh.
"Từ các lớp học này, con tôi được rèn cả về nề nếp lẫn phương pháp học. Không chỉ được rèn về ý thức học tập, cô giáo còn để ý đến cả việc ăn, ngủ của từng học sinh trong lớp và kịp thời trao đổi với phụ huynh. Đặc biệt, tôi rất cám ơn cô giáo về sự công bằng dành cho các học sinh"- chị Thu Hồng, bà mẹ có con từng học ở trường này, chia sẻ.
Phụ huynh vất vả, chen lấn để mong kiếm cho con một chỗ học ở Trường Tiểu học Thực nghiệm (Hà Nội)
Một điểm nữa khiến việc xin vào học ở Trường Tiểu học Thực nghiệm ngày càng trở nên nóng hổi, đặc biệt từ năm 2009 trở lại đây, là thành công vang dội của GS Ngô Bảo Châu với giải thưởng Fields năm 2010. Nhiều ông bố, bà mẹ khát khao cho con được học tại ngôi trường này với tham vọng con mình sẽ thành danh như GS Châu, chí ít là cũng "thơm lây" vì được học chung trường với một GS nổi danh thế giới.
Trên diễn đàn mạng dành cho các ông bố, bà mẹ là dân công sở, tin đồn được truyền nhau là từ khi GS Châu giành giải Fields, giá "chạy" vào trường này đã từ 1.500 USD lên 2.000 USD và sẽ còn cao hơn nữa. Chẳng biết thực hư số tiền đồn thổi nói trên có thật hay không song số lượng phụ huynh xếp hàng tới 2 đêm để có hồ sơ xin học cho con vào trường cũng tăng đột biến vài năm nay. Có được lá đơn xin vào trường là đã khá an tâm, bởi trường chỉ bán ra có khoảng 200 đơn và sẽ lấy 140 học sinh mới.
Đơn giản đầu vào, học phí không cao
Chưa hết, trong khi để có thể vào học các trường dân lập chất lượng cao, học sinh chắc chắn phải trải qua một kỳ thi tuyển phức tạp, tỉ lệ "chọi" có khi còn cao hơn thi tuyển ĐH.
Phần kiểm tra đầu vào của Trường Tiểu học Thực nghiệm khá đơn giản vì học sinh không cần phải biết đọc, biết viết mà chỉ cần biết các chữ cái và các số giống như chương trình mẫu giáo lớn.
Các bài thi chỉ đơn giản là kiểm tra thể lực xem học sinh có bắt chước được một vài động tác các cô làm hay không (như: lò cò, đứng trên một chân...) và cân nặng tối thiểu phải 17 kg.
Sau đó là kiểm tra chỉ số IQ với hình thức cô giáo đọc một bài thơ ngắn có từ lặp lại kiểu "Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào". Cô sẽ hỏi cháu xem có mấy từ leo trong bài. Hoặc cô giáo đưa ra một bức tranh, cho học sinh nhìn vài phút, cất tranh đi rồi hỏi học sinh nhớ lại xem bức tranh vẽ những cái gì. Ngoài ra, cô giáo cũng có thể cho học sinh phân loại hình vuông, tam giác hay yêu cầu phát âm lại các từ cô giáo vừa đọc.
Phần lớn phụ huynh và học sinh đều rất thích phương pháp kiểm tra này. Một ưu điểm nữa của Trường Tiểu học Thực nghiệm là tiền học rất rẻ so với các trường công lập chất lượng cao trong khi chất lượng học, cơ sở vật chất cũng tương đương nhau, một lớp chỉ khoảng 40 học sinh. Ngoài tiền ăn và học phí, phụ huynh không phải đóng thêm khoản phí gì.
Nhưng chữ các con quá xấu
Trong khi nhiều người khát khao cho con được vào học ở Trường Tiểu học Thực nghiệm thì cũng có những phụ huynh tính đến phương án chuyển trường, vì nhận thấy con mình ít có khả năng thi đậu vào trường chuyên nếu theo học ở đây. Một trong những nhược điểm mà nhiều phụ huynh cho biết là chữ các con quá xấu vì không cần phải rèn như các bạn học ở những trường công lập khác.
Chị Phương, một bà mẹ có con từng học tại Trường Tiểu học Thực nghiệm, cho hay chỉ cần viết đúng nét và cự ly là các cô sẽ cho điểm 10. Thêm vào đó, học sinh học theo chương trình thực nghiệm sẽ được học một nội dung tương đối khác chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT.
Đối với môn toán, học sinh không học theo cách thông thường là nhận mặt các số từ 1-10 rồi cộng, trừ mà học từ cái trừu tượng đến cái cụ thể. Học sinh được học tập hợp là gì, các phần tử trong tập hợp, ký hiệu biểu thị số lượng phần tử trong tập hợp, hệ nhị phân, tam phân..., thập phân. Đến học kỳ II, học sinh mới học toán.
Một phụ huynh cho biết chương trình toán lớp 2 của Trường Tiểu học Thực nghiệm luyện kỹ cho học sinh kỹ năng cộng, trừ chứ chưa được học nhân, chia, đo lường, hình học... trong khi ở chương trình chuẩn, học sinh đã thành thạo các phép tính này.
Vì vậy, nhiều phụ huynh của Trường Tiểu học Thực nghiệm phải mua thêm sách của Bộ GD-ĐT để bổ sung kiến thức cho con vì sợ không theo kịp các bạn ở trường khác về làm toán. Trong nền giáo dục còn nặng về khoa cử như hiện nay, việc có được một suất vào ĐH là mục tiêu lớn nhất của mọi ông bố, bà mẹ, vì thế, anh Hồng Kiên (ngụ quận Đống Đa), người từng có cô con gái lớn học 5 năm tiểu học tại Trường Tiểu học Thực nghiệm, đã quyết định không cho cậu con trai thứ hai vào học trường này.
Cân nhắc kỹ
Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho hay mô hình đào tạo thực nghiệm được áp dụng ở Việt Nam hơn 30 năm và đã được Bộ GD-ĐT thông báo ứng dụng, nhân rộng cả nước. Hiện có 16 tỉnh, TP với hàng chục trường đang dạy theo mô hình này. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Hà Nội không đăng ký tham gia.
Trước thắc mắc tại sao Hà Nội không nhân rộng mô hình trường thực nghiệm, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng chương trình thực nghiệm đang trong thời gian triển khai thí điểm, chính các nhà quản lý và cả giáo viên các trường khác ở Hà Nội cũng chưa nắm được nội dung chương trình đào tạo của trường thực nghiệm.
Trước "cơn sốt" trường thực nghiệm của các phụ huynh, ông Thống cũng cho rằng phụ huynh cần cân nhắc kỹ khi cho con học vì nếu không tiếp tục theo học ở đây thì các cháu sẽ rất khó trong việc hòa nhập với các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội bởi sự khác nhau cả về nội dung kiến thức cũng như phương pháp học tập.
No comments:
Post a Comment