Tuesday 29 May 2012

Ai cham ngoan

KTĐT - Hôm nay (27/5), lễ phát động phong trào "Ai chăm ngoan" do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Dân Trí, Công ty CP Đầu tư Quảng cáo Sao Việt, Công ty CP In và Truyền thông Gia Long tổ chức đã diễn ra tại Cung thiếu nhi Hà Nội. (Dân trí) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có buổi làm việc với Sở GD&ĐT, UBND thành phố Vinh và các Sở, ngành liên quan để nghe và bàn các giải quản lý HS-SV trong dịp hè; đôn đốc, kiểm tra khắc phục tình trạng quá tải ở các trường mầm non trên địa bàn. Trước đây, cụm từ "tỉ lệ chọi" thường xuất hiện khi các sĩ tử bước vào kì thi đại học. Giờ đây "tỉ lệ chọi" còn trở nên "nóng" hơn, áp lực hơn với các em chuẩn bị bước vào lớp 1 và cả cha mẹ của các em trong cuộc đua "chạy trường, tìm lớp".

"Ai chăm ngoan"

Đây là hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2012, chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Ngày Gia đình Việt nam 28/6/2012, tiếp tục ủng hộ mục tiêu "Xây dựng, phát triển trường học thân thiện – học sinh tích cực".


Bà Nguyễn Thanh Hải và GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học VN trao quà cho các trường và học sinh có thành tích xuất sắc.

Theo Ban tổ chức, phong trào "Ai chăm ngoan" sẽ được triển khai rộng rãi từ ngày 20/5 đến hết ngày 20/10 tại trên 300 trường mầm non Hà Nội (cả công lập và dân lập). Đây là một hoạt động rất tích cực mang tính chất là khích lệ tinh thần chăm ngoan của các bé ở trường lớp cũng như ở nhà. Ban tổ chức sẽ dành 15.000 phần quà tặng rất ý nghĩa cho các bé chăm ngoan của các trường mầm non cho mỗi tháng (5 tháng). Bé chăm ngoan là danh hiệu do ban giám hiệu nhà trường và các cô phụ trách lớp học đánh giá và bình chọn thông qua các hoạt động như: Bé đi học đúng giờ, bé chăm học và vâng lời cô, giữ gìn vệ sinh cá nhân, năng khiếu của bé qua các lớp học (múa, họa, võ...), chăm ngoan ở nhà (nghe lời ông, bà, bố, mẹ)…

Phong trào sẽ được tổ chức 2 năm một lần.


UBND tỉnh Nghệ An họp bàn giải pháp giảm tải các trường mầm non.
Vấn đề quản lý học sinh, sinh viên (HS, SV) trong dịp hè, Sở đã chỉ đạo các trường thành lập ban chỉ đạo hoạt động hè, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hè cho HS; tổ chức bàn giao, cấp phiếu theo dõi HS hoạt động hè tại địa phương; phối hợp với công an quản lý các HS cá biệt trên địa bàn; phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, tổ chức để tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu niên, nhi đồng đảm bảo các em có kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo thành phố Vinh đã trình bày thực trạng về giáo dục mầm non (GD MN), trong đó nhấn mạnh vấn đề quá tải ở các trường MN trong những năm gần đây. Theo kế hoạch, năm học 2012-2013, toàn thành phố có 44 trường MN (tăng 2 trường so với năm học trước); tổng số nhóm lớp cần huy động là 409 nhóm lớp (tăng 22 nhóm lớp so với năm học trước).

Tuy nhiên, để đảm bảo phổ cập GD MN đúng độ tuổi còn gặp một số khó khăn: điều kiện cơ sở vật chất một số trường MN còn hạn chế; qui mô trường lớp có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu trong độ tuổi, một số phường xã chưa có trường MN công lập (Lê Lợi, Hưng Phúc); một số địa phương trẻ vẫn phải học trong nhà văn hóa (Cửa Nam, Nghi Đức); Tỷ lệ huy động thấp trong khi nhu cầu thực tế rất lớn; một số trường áp lực trong công tác tuyển sinh, dẫn đến quá tải...

Để khắc phục tình trạng trên, năm học 2012-2013, thành phố Vinh đã có chủ trương đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường MN công lập ở những phường xã chưa có trường MN công lập; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các trường MN dân lập, tư thục ở các địa bàn có áp lực tuyển sinh lớn như Hà Huy Tập; Hưng Bình, Nghi Phú, Đông Vĩnh; mở rộng qui mô các trường MN hiện có và huy động nguồn lực xã hội hóa.

Thành phố có kiến nghị UBND tỉnh, Sở GD-ĐT chấp thuận cho việc sĩ số vượt qui định của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo khi chưa có đủ phòng học đáp ứng nhu cầu HS; có cơ chế đặc thù để thành phố huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường MN.

Ông Nguyễn Xuân Đường - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ: các cơ quan chức năng liên quan phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội làm tốt công tác quản lý HS, SV trong dịp hè, tạo các sân chơi lành mạnh cho trẻ ở địa phương không để xảy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc.

Riêng về vấn đề quá tải các trường MN trên địa bàn thành phố Vinh, giao cho UBND thành phố và ngành GD rà soát lại số lượng trẻ trên địa bàn, ưu tiên trẻ trong độ tuổi; rà soát lại hệ thống qui mô trường lớp để có phương án mở rộng điểm trường; công khai chỉ tiêu và tiêu chí đầu vào các trường MN; tăng cường huy động xã hội hóa giáo dục đầu tư cho ngành học MN; trình UBND tỉnh các phương án mở rộng trường lớp để UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất.

Lany Nguyễn


Gánh nặng trên vai trẻ thơ

Nếu như thi vào đại học thí sinh chỉ phải thi tất cả 3 môn cơ bản theo khối thi, và mỗi thí sinh có thể lựa chọn thi một trường hoặc hai trường (nếu như thí sinh nào theo học 2 khối). Thì chúng ta hãy nhìn lại xem các trẻ thi "vượt rào" vào lớp một phải trải qua cuộc thi sát hạch "gay go" như thế nào.

Tại trường Nguyễn Siêu ngoài việc phải vượt qua các bài kiểm tra liên quan đến nhận biết về ngôn ngữ (tiếng Việt), tư duy toán học, tiếng Anh, kiểm tra năng lực quan sát, ghi nhớ, diễn đạt, trẻ phải qua phần kiểm tra sức khỏe (cân nặng), không bị dị tật, không nói ngọng, nói lắp. Thời gian ở lại tại trường trong một ngày, khi trẻ ăn, ngủ, chơi, giao tiếp với bạn bè, cũng là lúc hội đồng tuyển sinh tiếp tục quan sát để "chấm điểm".

Với những nội dung kiểm tra ở trên, dễ nhận thấy rằng nó giống như một sự tổng hợp bao gồm thi vào các trường đại học nói chung (tiếng Việt, toán học, tiếng Anh), hoặc các trường mang tính đặc thù nói riêng như: trường An ninh (kiểm tra sức khỏe) + kiến thức văn hóa; Thi vào ngành hàng không (năng lực quan sát, ghi nhớ, sức khỏe, không bị dị tật, nói lắp, nói ngọng… ) + kiến thức văn hóa… Hơn là một cuộc kiểm tra để "tuyển" các bé vào lớp một.

Với thí sinh thi đại học việc ôn 3 môn theo khối thi đã là một khó khăn, một áp lực lớn mà không ít thí sinh phải lao đao, phải cật lực mới có thể vượt qua. Cũng chính vì áp lực đó mà người người đi lò luyện thi, nhà nhà cho con đi học thêm, học kèm. Và với cái kiểu "kiểm tra" vượt rào vào lớp một như các trường tiểu học hiện nay, thì có khi lại không ít nơi mọc lên các lò luyện thi vào lớp một tăng cường, lò luyện thi vào lớp một cấp tốc…

Không biết với một đứa trẻ phải "gánh" trên vai những đợt kiểm tra như trên thì các em phải chịu áp lực đến mức nào, phải "cày" như thế nào mới có thể vượt qua được đợt "tuyển sinh" này. Và liệu các bậc phụ huynh có thông cảm với con hay không khi mà chúng sẽ "thi trượt" một vài lần, hay sẽ "động viên" con tiếp tục công cuộc "dùi mài" trong "trận chiến" tiếp theo để được vào lớp một đúng ý.

"Cán cân" tâm lí không cân bằng với lứa tuổi

Chuẩn bị bước vào lớp một, đó là thời gian mà trẻ còn đang rất hồn nhiên, ham chạy nhảy, và thiên về phát triển tự nhiên. Đáng ra các em chưa phải "bận tâm" nhiều về việc học hành căng thẳng, việc chạy đua trường lớp, cạnh tranh bạn bè… để được vào các trường "top trên". Việc "mong" cho bé vào trường "xịn" ở Hà Nội là ý của phụ huynh. Và dường như chính các bậc phụ huynh đang thay đổi, nếu không muốn nói quá rằng phá vỡ đi sự phát triển tự nhiên đó của con em mình.

Chạy đua chỉ mang lại căng thẳng, áp lực rất lớn và không cân bằng với tâm lí và tư duy của trẻ. Khoa học đã chứng minh bé sẽ làm quen tốt hơn với việc thực hiện phép tính khi bước vào lớp một. Nhưng nếu xác định cho con thi vào trường điểm thì bé buộc phải biết làm tính khi chưa đến tuổi vào lớp một, hoặc phải học tiếng Anh khi chưa biết tiếng Việt… để có thể vượt qua kì thi vào trường mà phụ huynh mong muốn.

Sự phát triển tâm lí không tự nhiên như muốn con phải trở thành "thiên tài" dù cho tố chất của nó chỉ cáng đáng được ở mức bình thường, "bắt" trẻ phải chịu áp lực khi còn quá nhỏ, và yêu cầu một đứa trẻ thi còn hơn cả thi đại học là điều quá sức và không khoa học với chúng.

Bắt trẻ phải chịu một áp lực mà đáng lẽ phải tới khi bước vào kì thi đại học chúng mới phải chuẩn bị tâm lí là một điều hết sức vô lí. Trẻ cần được học tập, được vui chơi một cách tự nhiên đúng với lứa tuổi chứ không phải bị đè nặng trong áp lực thi cử do chính bố mẹ và một số trường vô tình đặt ra.

Giờ đây, cuộc chạy đua vào lớp một dường như còn căng thẳng hơn cả tuyển sinh đại học, bởi để vào được lớp một ở các trường điểm, trường gần nhà, trường trái tuyến… có khi đó là "cuộc chiến" cho cả trẻ và phụ huynh.

Huyền Minh

(Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

No comments:

Post a Comment

Related posts