Saturday, 31 March 2012

Tang mu bao hiem cho hoc sinh truong Nam Trung Yen

KTĐT - Ngày 23/3, Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp với Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á, Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GD&ĐT và Thị trưởng thành phố New York Bloomberg đã tới thăm và trao tặng 1.211 mũ bảo hiểm cho học sinh trường tiểu học Nam Trung Yên.
Trước đó, hơn 75 giáo viên của trường đã được tham dự buổi tập huấn đội mũ bảo hiểm đúng cách.

Theo www.baomoi.com

Friday, 30 March 2012

Sep toi di hoc… tai chuc

(Chia sẻ)- Sếp tôi! Mới 40 tuổi đầu đã có một vị trí nhất định trong cơ quan. Có điều, anh ta không tiến thân bằng sức lao động, bằng chất xám, bằng sự tài giỏi của mình,… mà bằng mối quan hệ của bố.

Sếp tôi đi học tại chức

Đọc chủ đề học tại chức và học chính quy, tôi rất thông cảm với những bức xúc của độc giả khi cho rằng, học tại chức không đáng được tôn trọng. Riêng bản thân tôi, tôi cũng rất "dị ứng" với những người học tại chức, nhất là kể từ khi chứng kiến sếp tôi đi học tại chức.

Sếp tôi! Mới 40 tuổi đầu đã có một vị trí nhất định trong cơ quan. Có điều, anh ta không tiến thân bằng sức lao động, bằng chất xám, bằng sự tài giỏi của mình,… mà bằng mối quan hệ của bố.

Nghe đồn, bố anh ta làm lãnh đạo cỡ bự. Vì thế, chả học hành đến nơi đến chốn nhưng có bố đỡ đầu, sự nghiệp của sếp tôi cũng lên như diều gặp gió. Từ một anh chuyên viên quèn không biết sử dụng máy tính, suốt ngày chỉ phập phèo điếu thuốc và bỏ làm trốn ra ngoài uống trà đá, sau 3 năm sếp tôi lên trưởng phòng, rồi thì nghe đâu, với sự "đỡ đầu" của sếp bố, trong tương lai không xa, sếp con đang có cơ cấu lên lãnh đạo cơ quan.

Để "đón đầu" cơ hội, mấy năm trước, sếp tôi cũng theo học một lớp tại chức buổi tối ở một trường đại học X. Biết tôi tốt nghiệp trường X ra trường và có quen biết một số thầy giáo cũ trong trường, sếp tôi đon đả nhờ xin số điện thoại để "nhờ vả".

Được việc, hôm gặp tôi sếp vỗ vai, cảm ơn chú nhé, mọi chuyện thế là xong. Thế là sếp tôi trở thành sinh viên của trường đại học X. Sếp bảo, "Tớ học vào buổi tối".

Chính quy như tôi sao so được chính tại chức của sếp

Ấy thế nhưng,cứ sau giờ làm là lại thấy sếp la cà ở mấy quán nhậu, rồi thì có hôm lại đi tiếp đối tác, đi về đón con, đưa vợ đi siêu thị mua sắm,…

Đến ngày thi hết môn, sếp lại bảo, "Hôm nay cậu về sớm, đi đến trường đại học X thi hộ tớ với nhé". Thấy tôi ngần ngại, sếp bảo, cứ đến ngồi đó để "điểm danh" và, còn anh "thuê" người lo hết cả rồi.

Đến thi hộ sếp, tôi chỉ ngồi đó, đợi giám thị phát tờ giấy thi, điền thông tin đầy đủ của sếp vào và ngồi đợi hết giờ. Chả riêng gì tôi, mà một vài người bạn ngồi bên cạnh cũng thế cả. Túm lại, người học thì không đi thi, người không học thì lại đi thi. Mà thi cũng chả ra thi.

Tôi thắc mắc bảo sếp, sếp bảo "Cán bộ đi học nhà trường cũng châm trước ấy mà. Cốt lấy cái bằng".

Sau 4 năm, sếp cũng bảo vệ tốt nghiệp và đợi lấy bằng. Nhận được tấm "bằng đỏ", sếp khao cả cơ quan ăn mừng, vừa để "thông báo" với các đối thủ rằng, "bố mày có bằng rồi nhé", vừa để khẳng định "đẳng cấp" riêng của mình.

Nhiều người đến cầm "bằng đỏ" của sếp trầm trồ thán phục, "Sếp siêu thế, đi làm mà vẫn có thời gian học. Mà lại "bằng đỏ" cơ chứ, hội em xách dép cho sếp không xong,…".

Sếp khoái chí cười ha hả. Biết đâu, có một thằng tôi ngồi bên chép miệng, ôi sự đời giả dối, nhìn thấy thế nhưng chưa chắc phải là thế. Cái "bằng đỏ" kia chắc gì có tý nào là của anh mà ra oai?!

Nhưng nghĩ thế để tự an ủi mình thôi, vì tôi biết, dẫu cho vài chục năm sau thì tấm bằng đại học chính quy của tôi cũng không bao giờ "đú" nổi với tấm bằng tại chức của sếp.

Công Bằng


Theo www.baomoi.com

Thursday, 29 March 2012

30 nu sinh THPT khoe dang voi dong phuc

(Zing) - Các cô gái thuộc khối THPT ở Hà Nội đã được dịp khoe đồng phục đến trường của mình trong buổi chụp hình của cuộc thi Duyên dáng Hà thành.

>> >> Clip nữ sinh lớp 11 múa bụng

Hôm qua (25/3), tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội), top 30 thí sinh Duyên dáng Hà thành (sân chơi tài sắc dành cho nữ sinh thuộc các trường THPT ở Hà Nội), đã có buổi chụp hình ngoài trời. Trong màu áo trắng tinh khôi, các cô gái đã tạo dáng rất xì tin trong áo trắng, quần jeans.

Sắc trắng tinh khôi tuổi học trò.

Các cô gái hồn nhiên, tinh nghịch.

Cũng hôm qua, các teen girl đã diện đồng phục màu hồng và cùng đạp xe vì môi trường. 30 thí sinh đã đạp qua các phố Trần Bình Trọng - Trần Hưng Đạo - dừng chân ở Nhà Hát Lớn rồi tiếp tục vòng ra Tràng Tiền, đi qua Hồ Gương và chụp hình lưu niệm ở bờ Hồ.

Tại đây, các thí sinh cùng vẽ tranh vì môi trường và nhảy flashmob, kết thúc một buổi sáng hoạt động sôi nổi.

Sắc hồng tươi tắn.

Việc đạp xe vì môi trường đang được giới trẻ hưởng ứng ngày càng đông đảo.

Những hoạt động này sẽ giúp thí sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường và kêu gọi những người xung quanh giữ gìn Trái đất xanh.

Thủy Nguyên

Theo Infonet.vn


Theo www.baomoi.com

Wednesday, 28 March 2012

Nhieu huong di sau pho thong

TT - Sáng 25-3, lần đầu tiên chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ đến với học trò miền biên giới phía nam của Tổ quốc: Trường THPT Hà Tiên (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang)..

Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Hà Tiên (Kiên Giang):

TT - Sáng 25-3, lần đầu tiên chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ đến với học trò miền biên giới phía nam của Tổ quốc: Trường THPT Hà Tiên (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang)..

Chương trình do báo Tuổi Trẻ , Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT phối hợp với Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức.

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn tư vấn cho học sinh - Ảnh: Trần Huỳnh

Những con phố của thị xã Hà Tiên trong buổi sáng chủ nhật cuối cùng của tháng 3-2012 trở nên nhộn nhịp khác thường với hàng ngàn học sinh nô nức đến tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp.

Trực tiếp đưa học sinh đến chương trình, sắp xếp chỗ ngồi cho từng học sinh, thầy Nguyễn Công Thắng - hiệu trưởng Trường THPT Thoại Ngọc Hầu (huyện Giang Thành) - tâm sự: "Không chỉ học sinh, có nhiều giáo viên cũng đi dự tư vấn. ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, cả thầy trò đều rất cần thông tin".

"Nhiều lối dẫn đến thành công"

Xuyên suốt chương trình, học trò thị xã Hà Tiên, các huyện Kiên Lương, Giang Thành... tỏ ra "biết mình biết ta" khi liên tục đưa ra những thắc mắc về không đủ sức thi ĐH, cũng có học sinh băn khoăn việc "gia đình muốn em vào ĐH nhưng năng lực của em khó vào được ĐH", phải làm sao?...

TS Lê Thị Thanh Mai - ĐHQG TP.HCM - tư vấn: "Vào ĐH là một ước mơ chính đáng. Tuy nhiên thực tế nhiều khi không như mình mong muốn. Có khi gia đình không đủ điều kiện lo cho em học ĐH và cũng có khi em không đủ sức thi ĐH mà gia đình cứ ép phải thi... Môi trường học ĐH hoàn toàn khác bậc THPT. Bậc ĐH định hướng cho em đến một nghề nghiệp cụ thể trong tương lai. Do đó nếu vì lý do nào đó buộc phải học ngành mình không yêu thích thì kết quả sẽ không tốt hoặc sẽ chán nản và bỏ học".

Ngoài ra, TS Mai tư vấn thêm khi xác định không đủ năng lực để vào ĐH, thí sinh nên chọn bậc học thấp hơn như CĐ hay trung cấp, học nghề. "Hệ thống trường nghề chỉ xét tuyển dựa trên kết quả học THPT hoặc THCS. Các em cũng có thể theo học chương trình vừa làm vừa học hoặc học theo hình thức đào tạo từ xa. Dù chúng ta chọn lối đi nào chăng nữa, các em đừng quên rằng việc học là suốt đời. Có như vậy mới có thể thành công" - TS Mai nói.

ThS Hồ Minh Triết, hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - kỹ thuật Kiên Giang, khẳng định: "Có muôn vàn lối đi phù hợp với năng lực, sở thích của bạn và lối nào cũng đi đến thành công nếu bạn chọn đúng hướng và nỗ lực hết mình".

Chọn hướng liên thông...

ThS Hồ Minh Triết tư vấn thêm: "Thực tế không phải ai cũng đủ sức đậu ĐH. Hiện tỉnh nào cũng có hệ thống trường CĐ, trung cấp với đủ ngành nghề trong xã hội cho học sinh lựa chọn. Do đó, các em hoàn toàn có thể chọn ngành mình yêu thích ở bậc CĐ, sau đó liên thông lên ĐH. Có hai loại liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề liên thông lên ĐH từ 3-3 năm rưỡi và từ CĐ lên ĐH 1 năm rưỡi".

ThS Trương Thị Trúc Loan - trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Nghề Kiên Giang - cũng cho rằng "khi các bạn không đủ khả năng vào ĐH thì còn nhiều lối khác để có tương lai xán lạn". Cô Loan nói: "Tại nhiều trường CĐ nghề, khi ra trường tỉ lệ có việc làm từ 90-100% với mức lương khởi điểm từ 2,5 triệu đồng/tháng trở lên. Nhiều xí nghiệp, công ty cũng đặt hàng cho nhiều trường về các ngành cơ khí, kỹ thuật, du lịch, kế toán, nông nghiệp... nhưng trường không đủ cung cấp. Đặc biệt, ngành cắt gọt kim loại hiện có việc làm 100%".

ThS Huỳnh Trương Lệ Hồng - Trường ĐH Y dược TP.HCM - đưa ra lời khuyên nếu sức học ở mức trung bình, yếu thì các em không nên thi vào ĐH dược vì điểm chuẩn ngành này rất cao. Do đó các em có thể thi ĐH khối B để xét vào bậc CĐ ngành dược của Trường CĐ Y tế. Nếu vẫn không trúng tuyển, các em có thể sử dụng học bạ THPT để xét tuyển vào bậc trung cấp ngành dược của trường này...

"Theo thống kê, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp TCCN các ngành xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh, gây mê hồi sức và vật lý trị liệu tại Trường ĐH Y dược TP.HCM có việc làm trên 70%. Nếu các em học bậc trung cấp những ngành này trở về địa phương thì đảm bảo sẽ có việc 100%" - ThS Hồng khẳng định.

Tuy nhiên, nhiều học sinh quan tâm tới nhóm ngành y dược lại tỏ ra không yên tâm với việc học liên thông vì "không biết nếu học TCCN, CĐ dược có thể liên thông lên ĐH và chuyển sang bác sĩ?".

BS chuyên khoa II Thái Viết Tặng - phó hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Kiên Giang - cho hay: "Nếu muốn vào ĐH ngành dược, điểm đầu vào rất cao. Trong khi Trường CĐ Y tế Kiên Giang cũng tuyển sinh các ngành này (bậc CĐ các ngành điều dưỡng, dược và hộ sinh) có điểm chuẩn thấp hơn. Nhà trường không tổ chức thi tuyển nên muốn dự thi vào trường các em phải thi nhờ khối B ở một trường khác để xét tuyển vào trường. Bậc trung cấp trường có đào tạo các ngành dược, y sĩ và điều dưỡng nha, xét tuyển từ kết quả học THPT. Học xong trung cấp, CĐ có thể liên thông lên CĐ, ĐH. Tốt nghiệp y sĩ, liên thông lên bác sĩ sẽ mất bốn năm nữa".

Lập tổ điều hành hỗ trợ chương trình

Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2012 tại Hà Tiên (Kiên Giang) đã để lại nhiều ấn tượng và nhiều tình cảm với các thành viên ban tư vấn cũng như ban tổ chức chương trình bởi sự nhiệt tình, mến khách của địa phương.

Khi nhận được kế hoạch tổ chức chương trình này, Thị ủy, UBND thị xã Hà Tiên đã thành lập tổ điều hành hỗ trợ chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2012 do thầy Trịnh Phú - trưởng Phòng giáo dục thị xã Hà Tiên - làm tổ trưởng.

Tổ điều hành này có đủ các thành phần: y tế, công an, thanh niên... Ngành y tế địa phương cử hẳn một xe cấp cứu có bác sĩ trực, chuẩn bị đầy đủ thuốc men sơ cấp cứu đến nơi diễn ra chương trình đề phòng sự cố. Phòng văn hóa thị xã còn tự nguyện nhận nhiệm vụ treo băngrôn thông tin chương trình trên các đường phố.

Trước ngày diễn ra chương trình, toàn thể giáo viên, học sinh Trường THPT Hà Tiên đã ở lại đến tối mịt tập trung dọn dẹp, chuẩn bị mọi điều kiện tổ chức chương trình.

NHÓM PV GIÁO DỤC


Theo www.baomoi.com

Tuesday, 27 March 2012

Truong tieu hoc o Bratislava day tieng Viet

Kênh truyền hình Slovakia STV2 đã chiếu phim tài liệu với tựa đề "Hội nhập!" ngày 22/3 với nội dung phim xoay quanh tiếng nói của 3 thế hệ người Việt sống tại đây.
Trường tiểu học ở Bratislava dạy tiếng Việt

Kênh truyền hình Slovakia STV2 đã chiếu phim tài liệu với tựa đề "Hội nhập!" ngày 22/3 với nội dung phim xoay quanh tiếng nói của 3 thế hệ người Việt sống tại đây.

" href="http://vov.vn/Home/Truong-tieu-hoc-o-Bratislava-day-tieng-Viet/20123/204278.vov">Trường tiểu học ở Bratislava dạy tiếng Việt Triển lãm tranh của thiếu nhi Việt Nam tại Pháp Cháu ngoại của nhạc sĩ Văn Cao đoạt giải piano ở Ba Lan

Trong phim, một hiệu trưởng trường tiểu học ở Bratislava cũng nói về việc học sinh ở trường bà được học thêm tiếng Việt Nam do chính người Việt dạy, để khi về thăm họ hàng, chúng có thể nói chuyện với ông bà.

Học trò Việt Nam trong trường Slovakia ở thủ đô Bratislava, ảnh: SME.
Ngược lại, cha mẹ của các em lại được trường dạy tiếng Slovakia để giao tiếp tốt hơn tại bệnh viện hay ủy ban. Nhóm học thêm đầu tiên bao gồm 28 người lớn đã rất thành công và vì thế trường hiện nay đang dạy 4 nhóm với tổng cộng hơn 100 phụ huynh người Việt. Nhiều khi, ngay cả ở nhà, lũ trẻ cũng dạy thêm cho cha mẹ tiếng Slovakia và ngược lại, cha mẹ dạy chúng tiếng Việt Nam.

Phụ huynh và học sinh người Việt, ảnh minh họa: SME.
Phim tài liệu khách quan "Hội nhập!" được kênh STV2 chiếu đúng vào ngày mà Bộ trưởng Ngoại giao Karel Schwarzenberg đến Hà Nội gặp mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tại đây, ông đã phát biểu rằng cộng đồng Việt Nam là cầu nối giữa hai đất nước. Chính vì vậy, phim tài liệu "Hội nhập" nên được chiếu ở khắp các trường học nhất là hệ tiểu học, nơi có nhiều học sinh Việt Nam. Ngoài việc tăng cường hội nhập, việc dạy tiếng cho người Việt Nam cũng mang lại khoản tài chính cho mỗi trường học./.

Theo www.baomoi.com

Wednesday, 14 March 2012

Solomon Christian School - Canh cua vao Dai hoc Harvard

Hãy tìm cho mình cơ hội đến với nước Mỹ nhé các bạn!
Solomon Christian School là trường trung học tư thục nổi tiếng về chất lượng đào tạo tại Mỹ, dạy từ lớp 7 đến lớp 12 dành cho học sinh trong nước Mỹ và học sinh quốc tế. Trường tự hào có tỷ lệ 100% học sinh sau khi tốt nghiệp tại trường được tuyển vào các trường đại học của Mỹ như: Đại học Harvard, Đại học Washington và Đại học Boston.

Để tìm hiểu về trường và giải đáp mọi thắc mắc về du học Mỹ, mời các em học sinh tới dự hội thảo du học Mỹ với sự hiện diện của đại diện trường Tư thục Solomon.

Solomon Christian School - Cánh cửa vào Đại học Harvard

Thời gian và địa điểm hội thảo:

Tại VNPC số 38 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Đăng ký tham dự hội thảo qua Hotline: 0914 34 37 38 (Ms Hằng)

Solomon Christian School - Đường vào các trường đại học danh tiếng của Mỹ:

+ Solomon và những con số
1. Tỷ lệ học sinh thi đỗ cao đẳng/đại học 100%
2. Học sinh đến từ nhiều quốc gia.
3. Tỷ lệ giáo viên trên học sinh: 1:7
4. Tỷ lệ học sinh trong nước: 30%
5. Tỷ lệ học sinh quốc tế: 70%
6. Trường được mở vào năm 1993
7. Được tiểu bang Washington và ACSI tin tưởng
8. Là trung tâm thi của TOEFL iBT và SAT

Solomon Christian School - Cánh cửa vào Đại học Harvard

+ Giới thiệu về trường
- Solomon Christian School (SCS) là trường trung học tư thục nằm tại thành phố Edmonds gần Seattle downtown, bang Washington (Mỹ).
- SCS là một trong rất ít trường được ETS công nhận là trung tâm thi cử và chấm điểm chính thức dành cho TOEFL iBT, SAT I và SAT II trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
- SCS là một trường trung học thân thiện cho học sinh để bồi dưỡng về mặt kiến thức, xã hội, và tinh thần. Học sinh được giáo viên, những người thật lòng mong họ sẽ đạt được thành công trong học tập và cuộc sống chăm sóc tận tình với những kế hoạch chi tiết cho từng em.
- Các bạn có thể tham khảo những hình ảnh cụ thể và những lời nhận xét của học sinh quốc tế khi học tại Solomon qua video tại đây .

+ Các chương trình học
- Các lớp học phụ đạo tiếng Anh cấp tốc: Dành cho học sinh quốc tế có số điểm dưới 70% trong bài kiểm tra chất lượng tiếng Anh, giúp cho học sinh quốc tế đạt mức độ lưu loát, trôi chảy trong việc giao tiếp tiếng Anh.
- Các lớp học tối (khoá học bổ sung tín chỉ): Dành cho những học sinh tham gia các lớp học thi lại trung học, hoặc dành cho học sinh muốn nâng điểm trung bình để có thể vào được các trường đại học cao đẳng của Mỹ.
- 1 năm có 3 kỳ nhập học: tháng 02, 07, 09.

Hỗ trợ từ VNPC

- Tư vấn chọn trường phù hợp với khả năng và nguyện vọng của học sinh.
- Thường xuyên tổ chức phỏng vấn xin học bổng, nhiều suất học bổng ưu đãi
- Hướng dẫn hồ sơ xin Visa hoàn chỉnh và hiệu quả nhất, tỷ lệ visa cao.
- Sắp xếp nhà ở, đón sân bay và các dịch vụ khác theo nhu cầu của học sinh.
- Hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học tập.
- Đào tạo ngoại ngữ: tiếng Anh học thuật, Luyện thi IELTS, TOEFL ibt, TOEIC, tiếng Tây Ban Nha
- Liên tục tuyển sinh du học các nước và cung cấp thông tin học bổng các nước: Anh, Úc, Mỹ, Niu Di lân, Tây ban Nha, Canada, Thuỵ Sỹ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc..

Liên hệ: Văn phòng du học VNPC

+ Hà Nội: Số 38 Thái Thịnh, Đống Đa.
Điện thoại: (04) 3537 6996 - (04) 3537 6997
Email: hn@vnpc.vn

+ TP.HCM: Số 249A Phan Xích Long, P.7, Q.Phú Nhuận.
Điện thoại: (08) 3517 4099 - (08) 3517 4250
Email: hcm@vnpc.vn

Website: www.vnpc.vn , www.duhochocbong.vn

+ Đào tạo ngoại ngữ Multi Language:
- Cơ sở I: Số 38 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở II: Số 60 Thái Thịnh II, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 3537 6996 (gặp tư vấn viên) - Hotline: 0914 343 669
Email: info@ml.edu.vn
Website: www.ml.edu.vn
Theo tintuc.xalo.vn

Tuesday, 13 March 2012

Hoi thao du hoc tiet kiem nhat tai Anh cho hoc sinh tu 17 tuoi

Trường South Thames college London là lựa chọn tốt nhất cho các bạn muốn du học tại Anh, bởi STCL là trường công lập lớn, lâu đời, uy tín, có mức học phí ưu đãi đồng thời trường còn có cơ hội cho học sinh đi làm trong khi học.
Đại diện của trường South Thames college London sẽ tới Việt Nam và làm việc tại công ty Cầu Xanh với học sinh và sinh viên quan tâm. Mời Quí vị và các bạn tới gặp gỡ trực tiếp với đại diện trường để được trao đổi những thông tin cụ thể và thực tế tại:

Địa điểm: văn phòng Công ty Cầu Xanh, 3B Quốc Tử Giám, Hà Nội, phòng 401.


South Thames College London mang đến cho sinh viên nhiều khoá học, từ khoá tiếng Anh đến các khoá đào tạo nghề trong lĩnh vực kinh doanh, nghệ thuật hoặc công trình. Trường là một trong những trung tâm Anh ngữ lớn nhất và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhất tại Anh. Sinh viên của trường học tiếng Anh với nhiều mục đích khác nhau. Nhiều sinh viên học những khoá tiếng Anh bán thời gian song song với những khoá học chính tại trường.

South thames college thành viên của tổ chức tiếng Anh Vương quốc Anh và Cơ quan Kiểm định Vương quốc Anh đồng thời được Hội đồng Anh công nhận. Cũng giống như tính chất của Luân Đôn, trường STCL là một trung tâm đa văn hoá quốc tế; Sinh viên của trường đến từ trên 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Hội thảo du học tiết kiệm nhất tại Anh cho học sinh từ 17 tuổi
Góc nhỏ trường South Thames College London, khu sân trước.

Chương trình Đào tạo:
Trường tổ chức nhiều khoá học ở các trình độ khác nhau. Ở bậc đại học trường kết hợp với Trường đại học Cumbria, UK đào tạo cử nhân, Higher National Diploma hay Foundation Degree. Sau khi tốt nghiệp Higher National Diploma hay Foundation Degree, sinh viên có thể học tiếp 12 – 15 tháng để lấy bằng đại học.
- Các khoá Tiếng Anh
- A-levels
- Dự bị Đại học
- Các khoá Cao đẳng liên kết đại học ở các chuyên ngành:

Hội thảo du học tiết kiệm nhất tại Anh cho học sinh từ 17 tuổi
Bạn Minh Hồng, học sinh du học cùng công ty Cầu Xanh tại trường South Thames College London.

Các chuyên ngành đào tạo gồm:
- Quản trị kinh doanh
- Công trình và Xây dựng
- Thiết kế và Nghệ thuật
- Trang điểm và thời trang tóc
- Máy tính và Công nghệ thông tin
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ
- Truyền thông, truyền thông đa phương tiện, Âm nhạc và Biểu diễn nghệ thuật

Hội thảo du học tiết kiệm nhất tại Anh cho học sinh từ 17 tuổi
Bạn Minh Hồng: vui vẻ cùng các bạn năm châu sau giờ học.

Một trong những điểm hấp dẫn của trường South Thames College đó là, ngoài việc trường là trường công lớn, thì trường con cung cấp cho sinh viên quốc tế một mức học phí thấp hơn hẳn so với các trường khác tại London.

Học phí: £5,250/năm
Sinh hoạt phí: khoảng 1000 bảng/tháng
Khoá tiếng Anh: 3.200 bảng/năm
Khoá dự bị: 6.500 bảng/năm
A-  levels: 5.995 bảng/năm
Các khoá Cao đẳng: 5.000 – 6.000 bảng/năm

Thông tin thêm về trường, mời Quí vị và các bạn truy cập tại đây . Hoặc liên hệ trực tiếp với BB Roses, công ty Cầu Xanh, là đại diện trực tiếp của trường để nhận được hỗ trợ tốt nhất!

Công ty TNHH Cầu Xanh - Vì thanh niên Việt Nam du học và lập nghiệp.
3B, Quốc Tử Giám, Hà Nội. Điện thoại: 04 3 7325 896. Hotline: 0984 023 247.
Email.: study@bridgeblue.edu.vn.
Website: www.bridgeblue.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/duhocBB
Theo tintuc.xalo.vn

Hao phong diem 10

Hàng ngàn giáo sinh năm cuối của các trường ĐH sư phạm đang trong kỳ thực tập tại các trường THPT.

Hào phóng điểm 10
Ảnh có tính chất minh hoạ

Với kỳ thực tập này, giáo sinh được tiếp cận thực tế, tìm hiểu hoạt động của trường học, trực tiếp làm công tác chủ nhiệm và đứng lớp giảng dạy... Đây là kỳ thực tập quan trọng, trang bị những kỹ năng thực tế cần thiết chuẩn bị cho việc làm thầy sau khi ra trường. Sự tâm huyết, lòng yêu nghề của nhiều giáo viên phần nào được hình thành trong thời gian này. Thế nhưng, ở nhiều nơi giáo sinh đã có sự chuẩn bị không tốt cho kỳ thực tập, thậm chí lơ là, xem nhẹ kỳ thực tập vì "kiểu gì cũng được xếp loại xuất sắc hoặc giỏi".

Theo hướng dẫn đánh giá cho điểm thực tập sư phạm có các thang bậc như sau: loại xuất sắc từ 9-10 điểm, loại giỏi từ 8 đến cận 9, loại khá từ 7 đến cận 8, loại trung bình khá từ 6 đến cận 7, loại trung bình từ 5 đến cận 6, loại yếu từ 4 đến cận 5, loại kém dưới 4 điểm...

Tuy có các mức xếp loại như vậy nhưng phần lớn giáo sinh thực tập đều được xếp loại từ giỏi đến xuất sắc, rất ít giáo sinh bị xếp loại khá và trung bình. Kết quả này khiến nhiều người ngạc nhiên. Bởi ai cũng biết trong 5-6 năm trở lại đây, đầu vào sư phạm ngày càng giảm sút, nhiều trường, nhiều ngành sư phạm điểm chuẩn chỉ bằng hoặc nhỉnh hơn điểm sàn một chút.

"Đầu vào, đầu ra" như vậy là kết quả mỹ mãn như có một phép mầu. Nhưng sự thật chẳng có phép mầu nào ở đấy cả, có chăng là sự hào phóng đến mức dễ dãi trong đánh giá, xếp loại.

Cách đánh giá, cho điểm hào phóng đến mức cào bằng giúp giáo sinh có "bộ hồ sơ đẹp", nhưng mặt trái của nó là làm giáo sinh chuẩn bị không tốt cho đợt thực tập, có tâm lý chủ quan, xem nhẹ, không có động lực phấn đấu. Bên cạnh đó việc hào phóng cho điểm 10 sẽ khiến giáo sinh ảo tưởng về khả năng của mình, từ đó thiếu tinh thần cầu thị, học hỏi nghiêm túc. Cách đánh giá này không những có hại cho giáo sinh mà còn hại cho cả nền giáo dục nước nhà.

Theo Thu Thuỷ (Tuổi Trẻ)

Theo tintuc.xalo.vn

Monday, 12 March 2012

Doan Giam sat cua Bo Giao duc va Dao tao kiem tra cong tac giao duc ky nang song cho hoc sinh

Bài viết Đoàn Giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được máy tìm kiếm Xa Lộ tự động quét trên mạng. Nếu thấy có nội dung xấu, xin bạn vui lòng gửi thư điện tử cho chúng tôi , bao gồm tên bài viết Doan Giam sat cua Bo Giao duc va Dao tao kiem tra cong tac giao duc ky nang song cho hoc sinh ở dạng tiếng Việt không dấu, hoặc Đoàn Giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở dạng có dấu.
Về đầu trang
Từ khóa: giáo dục , học sinh , giám sát , đoàn giám , công tác , gd đt , đào tạo , tập huấn , thực hiện , môn học
Các chủ đề khác
Tổ chức
Bộ Giáo dục
Danh từ riêng
giáo dục công dân

Tin đáng chú ý

Mới nhất Đọc nhiều nhất
  • Những thông tin "nóng" nhất về vụ clip sex của nữ sinh lớp 10
    40 lượt xem
  • Cư dân mạng lại nổi sóng trước "thư cầu cứu" của Quỳnh Anh
    23 lượt xem
  • Giáo viên mầm non vẫn "dài cổ" chờ biên chế
    13 lượt xem
  • Nhóm HS lớp 11 giành giải nhất cuộc thi "Nói không với tình dục"
    12 lượt xem
  • Học trước chương trình: "Quả xanh chín ép"
    12 lượt xem
  • Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Công bố 8 sửa đổi
    12 lượt xem
  • Tăng chỉ tiêu đào tạo chính quy, nâng cao chất lượng nguồn
    11 lượt xem
  • Hot girl Sam - Kelly lộ ảnh chụp đôi "nhạy cảm"
    593 lượt xem
  • Sẽ có chính sách mới về thâm niên cho giáo viên
    325 lượt xem
  • Những tấm gương vượt khó học giỏi
    190 lượt xem
  • Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dành 1360 chỉ tiêu xét tuyển NV2
    186 lượt xem
  • Tự làm đồ dùng dạy học - coi chừng lãng phí
    119 lượt xem
  • Nữ quái 20 tuổi giăng bẫy đàn ông tại Hà Nội
    108 lượt xem
  • Quỳnh Anh Got Talent lần đầu tiên lên tiếng bằng "thư cầu cứu"
    103 lượt xem

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ - Giúp trẻ sống tốt đẹp hơn

Ở nước ta hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em không còn xa lạ gì. Trẻ được dạy những kĩ năng sống cần thiết không chỉ trong gia đình, nhà trường mà còn ở các Trung tâm chuyên giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.

Hanoi-Aptech định hướng HỌC & NGHỀ
Trở thành một Lập trình viên liệu có khó?
Việc thực thi Luật Xuất bản tại TPHCM: Nhiều vấn đề bất cập
Hôm nay, hơn 60 đơn vị tham gia ngày hội tư vấn tại Đà Nẵng
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Nhiều thay đổi liên quan đến thí sinh
Nữ sinh trường nào đẹp nhất Sài thành?
CNN viết về trẻ nhặt rác Việt Nam
Giáo viên mầm non vẫn "dài cổ" chờ biên chế
Cư dân mạng lại nổi sóng trước "thư cầu cứu" của Quỳnh Anh
Có bao giờ bạn chọn "đi đường vòng"!?
GIỚI THIỆU VỀ XA LỘ
  • Giới thiệu
  • Đăng ký trang web của bạn
  • Đăng quảng cáo
  • Tuyển dụng
  • Góp ý
  • Liên hệ
ĐIỀU KHOẢN NGƯỜI DÙNG
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Bảo vệ riêng tư
DỊCH VỤ XA LỘ
  • Tìm kiếm
  • Nhạc
  • Tin tức
  • Từ điển
XA LỘ NETWORK
  • Xalo.vn
  • Ringme.vn
  • Zon.vn
Đoàn Giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Đại diện Sở GD&ĐT TP Cần Thơ báo cáo với Đoàn Giám sát của Bộ GD&ĐT về công tác giáo dục KNS cho học sinh.

(CT) - Ngày 23-2-2012, Đoàn Giám sát Tăng cường giáo dục kỹ năng sống (KNS) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đến làm việc với Sở GD&ĐT TP Cần Thơ về tình hình thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh trong trường phổ thông.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, thời gian qua, việc tập huấn giáo dục KNS trong trường phổ thông trên địa bàn TP Cần Thơ được thực hiện bài bản, 100% giáo viên được tập huấn và có tài liệu hướng dẫn giáo dục KNS của Bộ; 100% cán bộ, giáo viên được tập huấn nội dung đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập, thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... Tuy nhiên, công tác giáo dục KNS vẫn còn gặp một số khó khăn, như: một số học sinh được gia đình chăm sóc, nuông chiều quá mức đã hình thành các thói quen xấu, khó thay đổi; một số học sinh thờ ơ trong hoạt động của các môn học bị coi là không quan trọng như: Giáo dục công dân, Địa lý, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; chưa có bộ giáo trình chuẩn thống nhất về giáo dục KNS cho học sinh...

Đoàn Giám sát sẽ đến dự giờ ở các trường: Tiểu học Ngô Quyền, THCS Lương Thế Vinh và THPT Châu Văn Liêm về giáo dục KNS qua một số môn học. Sau đó, Đoàn Giám sát sẽ phỏng vấn học sinh và toạ đàm với đại diện Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý các nhà trường, các giáo viên bộ môn. Chuyến đi của Đoàn Giám sát sẽ kết thúc vào ngày hôm nay (24-2-2012).

Tin, ảnh: LÊ NGỌC

Theo tintuc.xalo.vn

Bay giai phap de phat trien giao duc 2011-2020

Ngày 8/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã chủ trì phiên họp Hội đồng để thảo luận, đóng góp ý kiến về dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 và dự thảo Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020.

Bảy giải pháp để phát triển giáo dục 2011-2020
Đào tạo nghề ngắn hạn cho đồng bào dân tộc thiểu số. (Ảnh: Nguyễn Thuý/TTXVN)

Theo Dự thảo Chiến lược, mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục đến năm 2020 là nền giáo dục Việt Nam đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, dần từng bước hình thành xã hội học tập.

Từ mục tiêu tổng quát, Dự thảo Chiến lược đã xác định các mục tiêu cụ thể trong giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên.

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Dự thảo Chiến lược nêu lên 7 giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 là đổi mới và quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; phát triển khoa học giáo dục và cuối cùng là mở rộng và nâng cao hiệp quả hợp tác quốc tế về giáo dục.

Trong 7 giải pháp này, 3 giải pháp được đề cập đầu tiên là các giải pháp mang tính đột phá.

Về Dự thảo Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 cơ bản có bố cục giống với dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Chiến lược này đã khái quát rõ những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển dạy nghề thời kỳ 2001-2010; Bối cảnh, thời cơ và thách thức đối với dạy nghề nước ta thời kỳ 2011- 2020; quan điểm, mục tiêu phát triển dạy nghề; những giải pháp phát triển dạy nghề...

Dự thảo Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 xác định mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

Các mục tiêu cụ thể của Chiến lược là thực hiện đào tạo nghề để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5 triệu người vào năm 2015 và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người.

Giai đoạn 2011-2015 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,1 triệu người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệu người, trong đó có 4,7 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (Đề án 1956).

Giai đoạn 2016-2020 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó có 5,5 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án 1956.

Đến năm 2015 có 190 trường cao đẳng nghề và 51.000 giáo viên dạy nghề; đến năm 2020 có 77.000 giáo viên dạy nghề…

Dự thảo Chiến lược đề ra 9 giải pháp là xây dựng khung trình độ nghề quốc gia; đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề; quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề; đảm bảo chất lượng dạy nghề; kiểm soát chất lượng dạy nghề; gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp; huy động nguồn lực đầu tư cho dạy nghề; nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề.

Trong những giải pháp này, giải pháp đầu tiên là giải pháp mang tính trọng tâm và giải pháp thứ 2 và thứ 3 là giải pháp mang tính đột phá.

Thảo luận, đóng góp ý kiến vào 2 dự thảo chiến lược nêu trên, các thành viên của Hội đồng cơ bản bày tỏ sự đồng tình với các nội dung mà 2 dự thảo chiến lược đã nêu; cho rằng việc xây dựng và ban hành các chiến lược này là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đóng góp ý kiến cụ thể vào dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, nhiều thành viên Hội đồng đề xuất Ban soạn thảo chiến lược cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các mục tiêu cụ thể vào chiến lược, làm cho chiến lược không mang tính chung chung và thực sự tạo đột phá, sự đổi mới trong giáo dục-đào tạo.

Liên quan đến dự thảo Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020, một số thành viên Hội đồng đề xuất, trong nhóm giải pháp mà dự thảo Chiến lược đề ra, bên cạnh giải pháp đầu tiên là giải pháp mang tính trọng tâm và giải pháp thứ 2 và thứ 3 là giải pháp mang tính đột phá, nên đưa thêm giải pháp thứ 6 là "Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp" trở thành giải pháp mang tính đột phá, bởi hiện nay sự gắn kết giữa dạy nghề với giải quyết việc làm, thị trường lao động vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập và cần tiếp tục được đẩy mạnh với những giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn, đảm bảo "đầu ra" của đối tượng được đào tạo nghề.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề xuất bổ sung các giải pháp liên quan đến việc mở rộng quy mô đào tạo nghề, nâng cao năng lực của các cơ sở dạy nghề; tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trung tâm, trường dạy nghề bằng các hình thức huy động đầu tư khác nhau; xây dựng hệ thống dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp, linh hoạt; có đột phá về cơ cấu và chất lượng đào tạo...

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển giáo dục-đào tạo, dạy nghề; cho biết đây là một trong những khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý việc phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề phải đảm bảo xây dựng được đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề cao; đáp ứng cho các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yêu cầu phát triển khác của đất nước.

Đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng, các chuyên gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là 2 bộ chủ trì soạn thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 và Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 tiếp thu các ý kiến đóng góp, bổ sung và sớm hoàn thiện các dự thảo Chiến lược này trên tinh thần bám sát vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, dạy nghề để đề ra các giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.

Cùng với đó, các đơn vị cần có những đề xuất hiệu quả nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho giáo dục; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động, xây dựng được đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi, sống được bằng nghề.

Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 nêu rõ tình hình giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001-2010; bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020; quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục; mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020; các giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.

Theo Thiện Thuật (TTXVN)

Theo tintuc.xalo.vn

Sunday, 11 March 2012

Nhom nganh Kinh doanh duoc thi sinh chuong

(Dân trí)- Theo thống kê của TS.Lê Thị Thanh Mai, Phó Trưởng ban ĐH và sau ĐH ĐHQG TPHCM, năm 2011 cả nước có gần 300 ngành học tổ chức tuyển sinh tại 475 cơ sở giáo dục ĐH, CĐ. Trong đó, nhóm ngành Kinh doanh có tỷ lệ thí sinh dự thi cao nhất.

Năm 2011, nhóm ngành Kinh doanh có tỷ lệ thí sinh dự thi cao nhất.
Theo thống kê của TS.Lê Thị Thanh Mai, nhóm ngành Kinh doanh có tỷ lệ thí sinh dự thi cao nhất với 10,98%, sau đó đến các nhóm ngành: Đào tạo giáo viên (9,31%); Kế toán - kiểm toán (9,00%); Tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (8,63%); Xây dựng (4,05%).

Sau nhóm ngành kinh tế đến nhóm ngành Nông nghiệp (4,02%); Y học (3,41%); Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống (3,18%); Luật (3,03%); Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài (2,81%); Công nghệ kỹ thuật cơ khí (2,63%); Kinh tế học (2,57%); Công nghệ thông tin (2,54%); Điều dưỡng, hộ sinh (2,34%); Khoa học môi trường (2,27%); Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (2,21%); Sinh học ứng dụng (2,04%); Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (1,94%); Dịch vụ y tế (1,84%); Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật (1,03%).

Ngành Quản trị kinh doanh có các chuyên ngành như: quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị chất lượng, quản trị dịch vụ, quản trị du lịch, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, quản trị chất lượng, marketing, quản trị truyền thông…

Như vậy, ngành Quản trị kinh doanh là ngành có sức hút nhất trong nhóm ngành Kinh tế, hầu hết các trường ĐH, CĐ trong cả nước đều có ngành học này. Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế, các tổ chức nghiên cứu và quản lý kinh doanh, các tổ chức xã hội và phi chính phủ. Nếu tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị dịch vụ, quản trị nhân sự…, SV có thể làm công tác quản lý doanh nghiệp ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ; tổ chức và quản lý các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thể thao. Hay như Quản trị truyền thông là chuyên ngành khá mới, đào tạo các kiến thức cơ bản quản trị doanh nghiệp và các kiến thức kỹ năng về quản trị truyền thông trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như tổ chức và thực hiện các đợt quảng cáo, khuyến mãi; tổ chức các sự kiện, xử lý thông tin, thiết lập quan hệ với khách hàng...

Một điểm quan trọng là điểm chuẩn của ngành này không cao, phù hợp với năng lực của số đông thí sinh. Năm 2011, điểm chuẩn của các trường chênh lệch khá lớn: các trường tốp trên lấy từ 20 điểm trở lên, trong khi những trường mới đào tạo thì điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Cụ thể, với các trường tốp trên, điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh khá cao, ĐH Ngoại thương năm 2011 cả 2 khối A, D1 vào nhiều chuyên ngành từ 18 - 24 điểm; Trường Kinh tế quốc dân từ 18 - 22,5; Học viện Tài chính, nhóm ngành Quản trị kinh doanh 20 điểm, ĐH Thương mại, nhóm ngành Quản trị kinh doanh 19 điểm.

Những trường tốp giữa, điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh từ 15 - 16 điểm như trường ĐH Công đoàn, năm 2011, điểm chuẩn ngành này 16,5; trường ĐH Thủy lợi 16 điểm; trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, khối A 15,5 điểm, khối D1 15 điểm…

Các trường ĐH Dân lập ngành Quản trị kinh doanh hầu hết đều lấy bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT.

Hồng Hạnh


Theo www.baomoi.com

Trung Quoc danh 55 suat hoc bong cho hoc vien Viet Nam trong nam 2012

(NDHMoney) Trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc, Trung Quốc sẽ dành 55 học bổng toàn phần đào tạo trình độ đại học và sau đại học cho du học sinh Việt Nam trong năm học 2012 - 2013.

Trong tổng số 55 học bổng toàn phần trao cho học sinh Việt Nam năm nay, sẽ có 10 học bổng dành cho trình độ cử nhân, 45 học bổng trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có 10 học bổng đi học ngành Hán Ngữ.

Học bổng sẽ bao gồm tiền học, bố trí chỗ ở trong khuôn viên của cơ sở đào tạo, được cấp vé máy bay một lượt đi về, chi phí đi đường, chi phí làm hộ chiếu, visa và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Ứng viên chưa biết tiếng Trung sẽ được học dự bị tiếng 1 năm học tại Trung Quốc và phải vượt qua kỳ thi sát hạch tiếng Trung do Chính phủ Trung Quốc tổ chức trước khi vào học chuyên ngành. Ứng viên đã có bằng đại học, thạc sĩ tiếng Trung hoặc đã học đại học, thạc sĩ tại Trung Quốc thì không phải học dự bị tiếng Trung. Trường hợp ứng viên đã học đại học, thạc sĩ tại các nước nói tiếng Anh hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế ( TOEFL hoặc IELTS) đủ trình độ được tiếp nhận vào học chương trình chuyên ngành bằng tiếng Anh sẽ được xem xét tiếp nhận vào học thẳng bằng tiếng Anh, không phải dự bị tiếng Trung.

Ứng viên chỉ được đăng ký dự tuyển 1 chương trình học ở tối đa 3 cơ sở giáo dục được Bộ giáo dục Trung Quốc cho phép tiếp nhận người nước ngoài. Thông tin về các chương trình này tại http://www.csc.edu.cn/laihua/Search.aspx ( tiếng Trung) hoặc http://en.csc.edu.cn/Laihua/Search.aspx.

Thông tin về yêu cầu ứng tuyển xin xem tại đây.


Theo www.baomoi.com

Saturday, 10 March 2012

Hinh anh khong dep tai Van mieu Quoc Tu Giam

(VTC News) - Trong những ngày đầu năm, người dân nô nức về Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) để cầu phúc, cầu một năm mới thành đạt. Rất nhiều các bạn còn khoác trên mình đồng phục học sinh đến đây để cầu một năm học hành tấn tới.

Tuy nhiên, những hình ảnh không đẹp vẫn diễn ra rất phổ biến, như sờ đầu rùa, giẫm đạp lên cỏ… Từ khoảng 2 năm trở lại đây, để rùa và bia đá không bị người tham quan sờ lấy may, ban quản lý đã dựng hàng rào phía ngoài bia để tạo khoảng cách. Nhưng nhiều du khách vẫn cố tính tìm mọi cách để vào bên trong tận tay sờ đầu rùa, bia đá. Phần lớn những người vi phạm đều là các bạn tuổi còn rất trẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận vào chiều ngày 30/1:

Sung sướng khi không phải ai cũng dám vượt rào để vào sờ đầu rùa như mình.

Người sau thấy người trước vượt rào cũng thi nhau sờ.

Cầu mong một năm học tấn tới.

Trèo qua hàng rào, sờ đầu rùa lấy may, các bạn học sinh đều hy vọng có may mắn trong năm.

Các cháu nhỏ còn vô tư ngồi lên đầu rùa mà bố mẹ vẫn không hề nhắc nhở.

Tiền lẻ được vứt rơi vãi khắp nơi.

Không chỉ cỏ bị dẫm nát, mà tới biển "cấm dẫm lên cỏ" cũng được đem ra làm tiểu cảnh để bức ảnh thêm đẹp.

Khu vực bán vé chật kín người xếp hàng dài mua vé vào cửa.

Tới Văn Miếu Quốc Tử Giám đầu năm không thể thiếu việc xin chữ nên các ông đồ lúc nào cũng bận rộn.

Do lượng người đổ về Văn Miếu Quốc Tử Giám rất đông, đã làm các tuyến đường qua cổng tắc nghẽn.

Tin liên quan

Lê Việt


Theo www.baomoi.com

Doi gio, nha truong, phu huynh cung... roi

(Dân Việt) - Hôm nay 1.2, Hà Nội bắt đầu thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm tại 12 quận, huyện. Lịch điều chỉnh thực hiện ngay sau kỳ nghỉ tết dài ngày đã khiến nhiều phụ huynh và cả giáo viên bất ngờ, lúng túng.

Lúng túng giải "bài toán đưa đón"

Vừa trở lại Hà Nội sau chuyến nghỉ tết dài ở quê ngoại Hà Tĩnh, chị Nguyễn Thanh Tú (Quan Hoa, Cầu Giấy) mới tá hỏa khi biết thông tin Hà Nội sẽ thay đổi giờ học, giờ làm bắt đầu từ 1.2, bởi 2 con chị giờ có 2 giờ học khác nhau, không biết đưa đón thế nào. Đứa con nhỏ học Trường Tiểu học Quan Hoa sẽ phải vào học từ 8 giờ sáng và kết thúc giờ học chiều vào 17 giờ, đứa lớn học THPT Cầu Giấy bắt đầu giờ học trước 7 giờ và kết thúc giờ học chiều sau 19 giờ theo quy định mới. Trong khi đó, chồng chị đi làm xa mà chị lại phải bắt đầu ca trực buổi sáng từ 7 giờ đến 14 giờ chiều.

Phụ huynh sẽ vất vả hơn với việc đưa đón con đi học (ảnh minh họa).

Giờ học và giờ làm bị đảo lộn đã khiến chị Tú hoang mang không biết giải bài toán đưa đón thế nào cho hợp lý. Chị cho biết: "Bình thường đứa lớn sẽ đưa đứa nhỏ đến trường, sau đó đi học luôn, nhưng giờ có lẽ phải trả tiền theo tháng cho chú xe ôm hàng xóm để đưa đón đứa nhỏ đi học, còn đứa lớn sẽ phải tự túc bữa sáng để đến trường sớm".

Anh Trần Trung Dũng (Tân Ấp, Long Biên) thì phàn nàn: "Quyết định chính thức thay đổi giờ học, giờ làm ban hành đúng dịp Tết, lúc đó học sinh nghỉ rồi nên nhà trường không kịp thông báo, trong khi đó mới đi học lại được vài ngày đã phải thực hiện ngay nên phụ huynh và học sinh không kịp chuẩn bị". Anh Dũng tâm sự, chỉ vì chuyện đưa đón con đi học thế nào cho hợp lý mà vợ chồng anh đang "căng thẳng".

Cũng chuyện đưa đón trẻ đi học, GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh cho biết: "Do trường có cả 2 cấp học THPT và THCS, trước đây tất cả cùng vào học 7 giờ sáng thì trường có bố trí xe đưa đón học sinh cả 2 cấp. Nhưng nay giờ giấc không trùng nhau, trường đang không biết làm thế nào. Nếu tách thành 2 chuyến thì sợ chi phí tăng, phụ huynh không kham nổi".

Việc đổi giờ, tăng ca sẽ khiến nhiều giáo viên phải "gồng mình" để lo tốt việc trường, việc nhà. Vì theo cô Đoàn Đức Hạnh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa): "Cán bộ giáo viên trong trường cũng đều là phụ huynh cả, nhiều người còn con nhỏ cũng phải đưa đón nên trường không biết bố trí thế nào giúp thầy cô yên tâm giảng dạy. Có lẽ trường sẽ phải nghĩ đến việc lập một nhà trẻ trong trường để trông con cho giáo viên".

Giáo viên tăng ca, thêm giờ

Để thực hiện được việc thay đổi giờ học, giờ làm một cách nghiêm túc, ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết: "Sở đã thông báo cho các trường mầm non, tiểu học phải bố trí giáo viên đón và trả học sinh sớm hơn quy định 30 phút. Ngoài ra, những ngày đầu thực hiện, nếu có học sinh đi học muộn thì các trường vẫn phải cho vào học, tránh tình trạng học sinh lang thang ngoài đường vì không được vào lớp".

Cô Nguyễn Thị Bình - Hiệu phó Trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) cho biết: "Nhà trường đã cắt cử giáo viên theo khối chuyên môn để trông học sinh từ 7 giờ 30 sáng tới 17 giờ 30 chiều. Mỗi một khối lớp sẽ cử một giáo viên trực luân phiên nhau".

Theo thống kê của Sở GDĐT Hà Nội, sẽ có khoảng 900 trường với trên nửa triệu học sinh (trong số trên 2.500 trường và gần 1,5 triệu học sinh thành phố) nằm trong diện bị điều chỉnh giờ học. Trong đó, có hơn 90.000 học sinh THPT và 35.000 em trong số này (chiếm gần 40%) học ca chiều.

Cũng theo bà Bình, trường dự định đề xuất sở việc phụ huynh phải viết phiếu đăng ký gửi học sinh ngoài giờ để đảm bảo vấn đề quản lý, tránh tình trạng mất an ninh trước và sau giờ học. Bên cạnh đó, trường cũng đề xuất chế độ cho giáo viên trực ngoài giờ. Tuy nhiên, cũng theo bà Bình: "Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm vì liên quan đến kinh phí là liên quan đến phụ huynh học sinh. Vì vậy, trường đang chờ sở quyết định".

Trường Tiểu học Trung Văn (Từ Liêm) cũng đã lên phương án thực hiện và thông báo đến gia đình học sinh. Theo đó, trong ngày đầu tiên, trường chủ động tiếp nhận học sinh từ 6 giờ 30 sáng, sớm hơn quy định của sở và trả học sinh đến 17 giờ 30 chiều. Các giáo viên được phân công lần lượt để trực trong khoảng thời gian trước và sau giờ học

Hiệu trường Trường Tiểu học Nam Thành Công thì cho biết: "Trường đã bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên để tiếp nhận học sinh từ 7 giờ 30 sáng và quản lý học sinh đến khi các phụ huynh học sinh đến đón hết các em. Nỗi lo của chúng tôi hiện nay là trường đang trong quá trình xây dựng lại, việc thay đổi giờ học sẽ ảnh hưởng phần nào đến công tác đảm bảo an toàn cho các em cũng như tiến độ xây dựng".

Tùng Anh


Theo www.baomoi.com

Friday, 9 March 2012

Kinh phi dao tao nam 2012 se tang 15

(HNM) - Theo dự kiến phân bổ của Bộ GD-ĐT, năm 2012, kinh phí đào tạo học sinh, sinh viên TCCN, dạy nghề, CĐ, ĐH, sau ĐH là 2.080 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2011. Trong đó, hơn 1.929 tỷ đồng là chi thường xuyên cho đào tạo; 354,5 tỷ đồng dành để chi bù học phí cho các trường sư phạm; 36 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đối với các trường tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại thương...); chi đào tạo chương trình tiên tiến 99,1 tỷ đồng...


Đối với các nhiệm vụ trọng tâm, đặc thù, ngành GD-ĐT dự kiến chi 35 tỷ đồng để triển khai, thực hiện các đề án, chương trình: Đổi mới giáo dục ĐH, dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh cho các trường THPT và TCCN giai đoạn 2010-2016, đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, phát triển giáo dục các dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng môn học Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, xây dựng đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam…

Theo www.baomoi.com

Ha Noi giam un tac trong ngay dau doi gio

(CL)- Sáng 1/2, ngày đầu tiên Hà Nội tiến hành điều chỉnh giờ làm việc, học tập trên địa bàn 12 quận, huyện, theo đó việc đi lại trên nhiều tuyến đường đã thông thoáng hơn. Tuy nhiên, do lượng người tham gia giao thông không nhiều nên chưa phản ảnh được tình trạng giao thông trong ngày đầu tiên đổi giờ học và giờ làm việc.

Đường Trường Chinh, đoạn Ngã Tư Vọng thường xuyên xảy ra ùn tắc
sáng nay đã thông thoáng hơn


Ngay từ đầu giờ sáng nay, chúng tôi đã có mặt trên nhiều tuyến đường của Hà Nội để ghi lại những hình ảnh của người dân đi lại trong ngày đầu thành phố tiến hành đổi giờ để chống ùn tắc.


Theo ghi nhận của PV vào khoảng thời gian từ 6h30- 8h sáng nay, hầu hết tại các đường mà ngày thường được xem là những điểm nóng về tắc nghẽn giờ cao điểm như Trường Chinh, Tây Sơn, Chùa Bộc, Láng, Láng Hạ, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng… thì nay đường tuy có đông, nhưng không xảy ra tắc nghẽn.

Trên tuyến đường Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám, nơi có nhiều trường học tập trung, sáng nay lưu lượng giao thông có giảm so với những ngày trước, tình trạng ùn tắc do xe ô tô đưa đón con dàn hàng ba, hàng tư đã không xảy ra.

Tại các tuyến đường trên, mặc dù lượng phương tiện giao thông cá nhân tham gia lưu thông vẫn đông nhưng xe cộ vẫn có thể lưu thông với tốc độ chậm, không phải dừng lại do ùn tắc, khác hẳn với những ngày trước đó khi vào các giờ cao điểm, cảnh ùn tắc xảy ra thường xuyên, thậm chí nhiều vụ ùn tắc kéo dài từ 15- 20 phút.

Nhiều người dân Hà Nội nhận định tình hình đi lại được cải thiện hơn, phần lớn các tuyến đường thường xuyên ùn tắc tuy vẫn đông nhưng dễ đi. Tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra trên một số đoạn mật độ đông và tuyến phố nhỏ nhưng kéo dài không quá lâu.

Bên cạnh đó, theo phản ánh của nhiều người dân đi lại trên một số tuyến đường Hồ Đắc Di, Trường Chinh, đường Hạ Đình… do lòng đường hẹp, cho nên tại một số ngã ba, ngã tư khi xe ô tô ở trong ngõ chạy ra, quay đầu,vẫn xảy ra ùn tắc cục bộ.

Tuy nhiên, đây chưa phải là kết quả chuẩn xác vì nguyên nhân do số sinh viên sau kỳ nghỉ Tết chưa tập trung trở lại đầy đủ. Sinh viên nhiều trường đại học vẫn chưa đến trường; Số lượng người lao động ngoại tỉnh vẫn chưa lên Hà Nội. Ngoài ra, ngày đầu xuân, các cơ quan TƯ và các tỉnh, thành phố đến Hà Nội công tác chưa .

Việc điều chỉnh này có tác động mạnh nhất đến học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và kéo theo sự đảo lộn rất lớn đối với cuộc sống của nhiều gia đình. Vì vậy, ngay trong ngày đầu tiên, những người nằm trong đối tượng áp dụng quy định này đang loay hoay, bỡ ngỡ và phải tập làm quen.

Theo Sở GD- ĐT Hà Nội, số học sinh phải thực hiện giờ học mới chiếm khoảng 30% tổng số học sinh toàn thành phố, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành cũ và sẽ phải chịu tác động ở những mức độ khác nhau vì chuyện đổi giờ học.

Trong sáng nay 1/2, theo phản ảnh của đại diện một số trường THPT trên địa bàn nội thành, tỉ lệ học sinh đến muộn nhiều hơn do chưa quen với giờ học mới.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải (Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội) nhận định rằng, giải pháp thay đổi giờ làm, giờ học mà Hà Nội thực hiện, nếu hiệu quả nhất thì cũng chỉ làm thay đổi 70% lưu lượng tham gia giao thông trong giờ cao điểm.

Vinh Lộc
( Tổng Hợp )

Theo www.baomoi.com

Thursday, 8 March 2012

Ngay dau doi gio, hoc sinh Ha Noi lung tung

Nhiều người dân Hà Nội nhận định tình hình đi lại được cải thiện hơn, phần lớn các tuyến đường thường xuyên ùn tắc tuy vẫn đông nhưng dễ đi. Tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra trên một số đoạn mật độ đông và tuyến phố nhỏ nhưng kéo dài không quá lâu.

Đường thông

Tại các tuyến đường, từ 6g30 mật độ giao thông bắt đầu đông nhưng đến hơn 8g các tuyến đường hay bị tắc nghẽn trong giờ cao điểm như Trường Chinh, Chùa Bộc, Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch, Đại La, Trương Định… vẫn không tắc nghẽn.

Đặc biệt, tuyến đường Trường Chinh trong sáng nay hành trình của xe máy vẫn đảm bảo 20-30km/g thay vì cảnh chen lấn với tốc độ rùa bò thường ngày.

Chị Hoàng Hương Trà, người thường đi lại trên tuyến đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở vào buổi sáng, cho biết "đường thoáng hơn, đến hơn 8g đã thấy vắng".

Anh Nguyễn Anh Minh - người thường xuyên đi làm theo tuyến đường Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng, cho biết sáng nay hành trình đi lại trên tuyến đường này nói chung là dễ chịu hơn.

Đến khoảng 8g15, tại điểm giao cắt đường Khương Trung và Nguyễn Trãi (chân cầu vượt Ngã Tư Sở), đoạn đường từ Chùa Bộc đến Ô Chợ Dừa xuất hiện tình trạng ùn ứ nhưng thời gian không kéo dài. Tình trạng ùn tắc cũng xuất hiện trên những phố nhỏ như Hồ Đắc Di trong khoảng 30 phút.

Lượng xe tại nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã giảm đáng kể - Ảnh: Xuân Long

Theo ghi nhận tại nhiều tuyến đường Phạm Hùng, Xuân Thủy, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã và các tuyến có mật độ xe nhiều như Giảng Võ, Đê La Thành, số xe trong giờ cao điểm sáng nay đã giảm đáng kể. Không có điểm ùn tắc kéo dài mà chỉ còn các điểm ùn tắc nhỏ do xung đột giao thông tại các ngã rẽ.

Thiếu úy Đặng Chiến Lĩnh, đội cảnh sát giao thông số 2 Công an thành phố Hà Nội, cho biết: do mới là ngày đầu thực hiện việc điều chỉnh giờ làm, giờ học nên chưa thể khẳng định ngay hiệu quả. Tuy nhiên, so với các ngày thường, đặc biệt là ngày lễ thì số lượng xe trong giờ cao điểm buổi sáng đã giảm rất nhiều. Việc điều hành giao thông trong giờ cao điểm cũng thuận lợi hơn.

Cũng trong sáng nay, Hà Nội đã thực hiện việc cấm xe máy, xe thô sơ đi trên đường Pháp Vân - Cầu Giẽ. Theo đó các xe này phải đi theo quốc lộ 1 cũ từ Văn Điển - Thường Tín về phía Phủ Lý (Hà Nam).

Tuy nhiên dù có biển hướng dẫn từ đường Giải Phóng về việc cấm xe nhưng vẫn có nhiều người đi xe máy ra đường Pháp Vân khiến tổ CSGT, thanh tra giao thông ở khu vực này liên tục yêu cầu người đi xe máy quay lại đi theo quốc lộ 1 cũ.

Chưa tới 7g sáng, học sinh cấp III đã phải đến trường cho kịp giờ vào học lúc 7g - Ảnh: Xuân Long

Sau 7g30, học sinh Trường trung học cơ sở Chu Văn An đã có mặt đông đủ nghe nhà trường thông tin thêm về quy định điều chỉnh giờ học - Ảnh: Xuân Long

Học sinh lúng túng, đi trễ

Với những sinh viên phải vào học trước 7g, việc đón xe buýt tại một số điểm khá khó khăn do nhiều chuyến xe đầy khách. Tại điểm chờ xe buýt đối diện cổng Trường đại học Hà Nội (

Trên 510.000 học sinh thuộc 900 trường trong tổng số gần 1,5 triệu học sinh của 2.500 trường tại Hà Nội sẽ đi học theo quy định mới về giờ học. Có hơn 90.000 học sinh THPT phải thực hiện đổi giờ học, trong đó khoảng 35.000 học sinh THPT học ca chiều phải tan học lúc 19g.

đường Nguyễn Trãi), có tình trạng sinh viên phải đợi đến hơn hai chuyến xe mới lên được xe buýt tuyến 02 do quá đông người.

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, số học sinh phải thực hiện giờ học mới chiếm khoảng 30% tổng số học sinh toàn thành phố, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành cũ và sẽ phải chịu tác động ở những mức độ khác nhau vì chuyện đổi giờ học.

Theo phản ảnh của đại diện một số trường THPT sáng 1-2, tỉ lệ học sinh đến muộn nhiều hơn do chưa quen với giờ học mới.

Ở Trường THPT Quang Trung, Hà Nội những học sinh đi muộn cho biết do ngủ quên và đường đến trường vẫn tắc nên bị muộn.

Từ 6g sáng lực lượng cảnh sát giao thông đã có mặt điều hành giao thông trên các tuyến (ảnh chụp tại nút giao Xuân Thủy - Nguyễn Phong Sắc) - Ảnh: Xuân Long

Tình trạng ùn tắc xuất hiện trên đoạn đường Tây Sơn từ ngã tư Chùa Bộc đến Ô Chợ Dừa - Ảnh: T.Phùng

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có thông báo cho từng trường trong diện "đổi giờ" phải tạo điều kiện cho học sinh dù đến muộn vẫn được vào lớp. Tuy nhiên, ở một số trường THPT, theo phản ảnh của học sinh, quy định của trường không cho phép học sinh đi muộn quá 5 phút, bảo vệ nhà trường đóng cổng đúng giờ quy định nên các em vẫn phải đứng ngoài.

Sở GD-ĐT Hà Nội thông báo cho từng trường trong diện "đổi giờ" phải tạo điều kiện cho học sinh dù đến muộn vẫn được vào lớp.

Khoảng thời gian giữa giờ tan học ca sáng và bắt đầu vào học ca chiều của học sinh các trường THCS quá ngắn (chỉ chừng 15-20 phút) nên tại nhiều cổng trường THCS trưa nay bị ùn tắc.

Nhiều phụ huynh và học sinh bậc THPT rất lo lắng với giờ tan học quá muộn. Theo đại diện ban phụ huynh một số lớp Trường THPT Trần Phú, Kim Liên, thay vào việc đi xe đạp, nhiều gia đình phải bố trí đưa đón con bằng xe máy, ôtô vì lo ngại việc con đi học về quá muộn. Trường THPT Kim Liên đã bố trí thời khóa biểu cho học sinh 6 tiết/buổi để tránh học chéo ca và chốt giờ tan học là 19g.

T.PHÙNG - X. LONG - VĨNH HÀ


Theo www.baomoi.com

Related posts