vietnam tourism | download nero 6 | download nero | download nero 6 mien phi | tai manager | tai IDM |
Nhiều năm tới, nhóm ngành dịch vụ, tài chính-ngân hàng, quản trị kinh doanh sẽ cần nhiều nhân lực.
Thống kê của 416 trường tuyển sinh năm 2011 cho thấy có 248 trường (chiếm tỉ lệ 59,62% số trường) tuyển sinh một trong bốn ngành: kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính-ngân hàng, kế toán. Bình quân trong ba năm (2009-2011), số thí sinh đăng ký vào bốn ngành này chiếm xấp xỉ 41% so với tổng số hồ sơ đăng ký dự thi.
Ngành "nóng" vẫn "nóng"
Với số lượng trường đào tạo nhiều, thí sinh dự thi đông, nhiều người e ngại khối ngành kinh tế sẽ bị bão hoà. ThS Lâm Tường Thoại, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhận định: "Hiện nay, dự báo nhu cầu nhân lực cũng mới chỉ là dự báo. Kinh tế chúng ta đang phát triển nên cần rất nhiều nhân lực của các nhóm ngành nghề khác nhau. Vì điều kiện khách quan nên trong một giai đoạn nào đó, nhu cầu nhân lực có chững lại chứ không phải bão hoà. Theo tôi, sinh viên hãy học tốt đi, có kiến thức vững vàng thì cơ hội việc làm không phải quá khó khăn".
"Nhiều năm tới, trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhóm ngành dịch vụ, tài chính-ngân hàng, quản trị kinh doanh sẽ cần nhiều nhân lực. Nếu quyết định thi và học tại những trường nằm ở nơi năng động về kinh tế, sinh viên sẽ được học hỏi và có cơ hội việc làm nhiều hơn. Còn nếu học tại trường địa phương, ví dụ vùng đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về nông nghiệp, thí sinh cần lưu ý đến nhóm ngành kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, kinh tế thuỷ sản, kinh tế tài nguyên-môi trường..." - TS Trần Thế Hoàng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết.
Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2012 với đại diện Trường ĐH Tài chính-Marketing. Ảnh: QUỐC DŨNG
Trong khi đó, ThS Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính-Marketing, nhận xét: "Những năm qua điểm trúng tuyển khối ngành kinh tế ở các trường lớn như ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM, ĐH Tài chính-Marketing… thường tăng chứ không giảm, do thu hút nhiều thí sinh khá, giỏi. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường ĐH đào tạo ngành kinh tế chỉ lấy 13-15 điểm. Nội dung đào tạo ở các trường là như nhau. Do đó khi đăng ký dự thi, thí sinh cân nhắc học lực của mình để thi vào trường phù hợp. Thậm chí nếu không tự tin nhưng vẫn yêu thích ngành kinh tế, thí sinh vẫn có thể học CĐ rồi sau này liên thông lên ĐH".
Cân nhắc chọn ngành
Khi chọn học khối ngành kinh tế, ThS Hứa Minh Tuấn khuyên: "Thí sinh cần xác định tố chất bản thân có phù hợp với ngành nghề dự định sẽ học hay không. Nếu tố chất phù hợp, thí sinh mới học tốt và có cơ hội việc làm tốt. Trước hết thí sinh phải dựa vào học lực của mình. Trên cơ sở này, thí sinh dựa vào sở thích để chọn trường".
"Chọn trường, ngành cần nhất là phù hợp năng lực, sở thích. Do đó học trường nào cũng tốt, miễn khả năng của thí sinh đáp ứng được. Sau này tốt nghiệp, nhà tuyển dụng không quan trọng ứng viên tốt nghiệp ở đâu, mà qua phỏng vấn, doanh nghiệp xem ứng viên có kỹ năng gì, kiến thức như thế nào. Nếu giỏi mà không có kỹ năng cũng khó tìm việc. Vì vậy trước mắt phải học thật tốt, chọn ngành phù hợp" - PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), nói.
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cũng đưa ra lời khuyên: "Ngành nào cũng có sinh viên thất nghiệp, kể cả ngành có nhu cầu nhân lực cao. Trong công việc, ngoài kỹ năng nghề nghiệp còn đòi hỏi các kỹ năng khác như kỹ năng điều hành, giao tiếp, hành vi và đạo đức... Thí sinh không nên chọn ngành học theo xu thế đám đông, thấy nhiều người chọn, mình cũng chọn dù không thích. Điểm cần tập trung là thí sinh thích học ngành nào, khả năng tới đâu để theo học ngành đó".
Nhiều trường bổ sung khối A1 Đến ngày 24-2, các trường vừa quyết định bổ sung thêm khối A1 cho khối ngành kinh tế gồm: ĐH Luật TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Ngoại thương, ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Đồng Tháp, ĐH Bạc Liêu, ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Bách khoa Hà Nội. Theo đại diện Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, trường sẽ cân nhắc điểm trúng tuyển của khối A, A1 dựa trên số lượng đăng ký thi của mỗi khối và kết quả làm bài của thí sinh. Dự kiến điểm trúng tuyển hai khối này có thể không chênh lệch nhiều. Dù trúng tuyển khối nào thì chương trình đào tạo cũng như nhau. Trường lấy điểm trúng tuyển chung cho tất cả các ngành, sau ba học kỳ trường sẽ phân ngành". Ngoài thêm khối A1, Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) còn nhân hệ số môn toán cho cả ba khối thi A, A1, D1. Trường tuyển sinh theo ngành ngay từ đầu nên thí sinh trúng tuyển vào ngành nào sẽ học ngành đó suốt khoá học. |
QUỐC DŨNG
No comments:
Post a Comment